An Giang: Triển vọng từ nuôi cá lăng nha đuôi đỏ

Khi thời hoàng kim của cá tra và ba sa qua đi, người nông dân An Giang bắt đầu tìm những mô hình nuôi thủy sản nước ngọt mới, trong đó con cá lăng nha đuôi đỏ được lựa chọn và đã, đang là một hướng đi đầy triển vọng, giúp người nông dân thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/năm.

cá lăng đuôi đỏ
Nuôi cá lăng nha đuôi đỏ trong lồng bè trên sông

Huyện đầu nguồn An Phú (An Giang) là một trong những địa phương đi đầu về mô hình nuôi cá lăng nha đuôi đỏ trong lồng bè trên sông. Hiện nay trên con sông Bình Di, thị trấn Long Bình, huyện An Phú, đoạn giáp ranh với huyện Ko Thum, tỉnh Kandal (Cămpuchia) là làng bè nuôi cá lăng đuôi đỏ nổi tiếng của An Giang, với hàng trăm lồng bè. Theo một số nông dân cho biết, cá lăng nha đuôi đỏ là loài cá lớn nhất trong họ Bagridae, ở môi trường tự nhiên cá phân bổ nhiều tại lưu vực các sông: Salwen, Tonle Sap, MeKong và sông Đồng Nai, Sài Gòn, Cửu Long. Đây là loại cá bản địa quý có phẩm chất thịt ngon, có giá trị kinh tế cao.

Được biết, trước đây những hộ nuôi cá lăng nha đuổi đỏ đều mua cá giống từ nguồn đánh bắt trong tự nhiên, chủ yếu từ Cămpuchia, quá trình nuôi tỷ lệ hao hụt cao. Từ 2008 – 2010 Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã phối hợp Trường Đại học Nông lâm (TP.HCM) nghiên cứu và áp dụng thành công quy trình sinh sản nhân tạo giống và nuôi thương phẩm cá lăng nha đuôi đỏ, mở ra một hướng đi mới đầy triển vọng để nhân rộng mô hình nuôi cá lăng nha đuôi đỏ. Hiện nay, Trung tâm Giống thủy sản An Giang đủ năng lực sản xuất và cung ứng khoảng 1 triệu con cá lăng nha đuôi đỏ giống cho thị trường/năm.

Một nông dân có nhiều năm kinh nghiệm nuôi cá lăng nha đuôi đỏ trong lồng bè trên sông Bình Di cho biết, Quy trình nuôi thương phẩm cá lăng nha đuôi đỏ trong lồng bè, sử dụng thức ăn tự chế, từ cá tạp kết hợp thức ăn công nghiệp, đã giúp người nuôi giảm được áp lực khai thác nguồn cá tạp trong tự nhiên làm thức ăn cho cá lăng nha đuôi đỏ. Hơn nũa người nuôi luôn chủ động được nguồn thức ăn, cá tăng trưởng nhanh, cho năng suất cao. Nuôi theo quy trình này, khoảng từ 12 đến 14 tháng cá lăng đuôi đỏ trưởng thành có trọng lượng từ 1 kg – 1,5 kg (có con đạt 2 kg), nếu kéo dài thời gian hơn cá đạt tới 3 – 4 kg/con. Cá lăng đuôi đỏ vốn ưa thích sống trong môi trường nước chảy, nên nuôi trong lồng bè trên sông rất phù hợp, mau lớn, ít bị bệnh.

cá lăng trong bè
Nuôi cá lăng nha đuôi đỏ trong lồng bè trên sông

Ông Nguyễn Văn Vàng (Tư Vàng), ở ấp Tân Khánh, thị trấn Long Bình, huyện An Phú là một trong những người đi tiên phong thực hiện mô hình nuôi cá lăng nha đuôi đỏ trong lồng bè trên sông Bình Di, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ông Tư Vàng chia sẻ, với giá cá thương phẩm khoảng 60.000 đồng/kg (thương lái cân tại bè), mỗi vụ nuôi khoảng 13.000 con giống cá lăng nha đuôi đỏ, sau 14 tháng nuôi, trừ mọi chi phí, ông có lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng.

thu hoạch cá lăng
Thu hoạch cá lăng nha đuôi đỏ

Từng nuôi nhiều loại cá trong lồng bè, ông Tư Vàng khẳng định, nuôi cá lăng nha đuôi đỏ chi phí thấp hơn so với nuôi cá tra và ba sa, nên lợi nhuận thu về cao hơn. Trung bình với 2 bè nuôi đạt khoảng 10 tấn cá lăng nha đuôi đỏ thương phẩm, thì người nuôi, sau khi trừ hết tất cả các khoản chi phí, sẽ thu về khoảng 250 triệu đồng/vụ. Hiện nay mô hình nuôi cá lăng nha đuôi đỏ đang trở thành một thế mạnh đặc thù không chỉ của vùng đầu nguồn huyện An Phú, mà còn ở nhiều địa phương khác của tỉnh An Giang. 

Báo Dân Sinh, 26/10/2015
Đăng ngày 26/10/2015
Lương Định
Nuôi trồng

Phèn ngăn cản việc gây màu nước cho ao nuôi tôm

Trong nuôi tôm, việc gây màu nước là một bước quan trọng để tạo môi trường lý tưởng cho sự phát triển của tôm.

Ao tôm phèn
• 09:54 11/12/2024

Tạo màu nước trong ao để chuẩn bị sang tôm

Việc tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng để chuẩn bị môi trường sống tối ưu trước khi tiến hành sang tôm. Màu nước không chỉ là yếu tố thẩm mỹ mà còn thể hiện chất lượng môi trường ao nuôi. Một màu nước ổn định và phù hợp có thể giúp giảm căng thẳng cho tôm, duy trì hệ sinh thái tự nhiên và ngăn ngừa sự phát triển của các loại vi khuẩn hay sinh vật có hại.

Ao nuôi tôm
• 09:37 11/12/2024

Như thế nào là tôm giống giá rẻ?

"Tôm giống giá rẻ" là cụm từ dùng để chỉ các loại tôm giống được cung cấp với mức giá thấp hơn so với giá trung bình trên thị trường.

Tôm giống
• 10:05 10/12/2024

Vai trò của đuôi tôm trong di chuyển và tự vệ

Đuôi tôm, tuy nhỏ bé, lại là một bộ phận quan trọng quyết định đến sự sinh tồn của loài tôm. Không chỉ giúp tôm di chuyển linh hoạt trong nước, đuôi còn là công cụ giúp chúng tự vệ, giao tiếp, và thực hiện nhiều chức năng khác trong đời sống.

Tôm thẻ
• 10:05 09/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:28 12/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 07:28 12/12/2024

Phèn ngăn cản việc gây màu nước cho ao nuôi tôm

Trong nuôi tôm, việc gây màu nước là một bước quan trọng để tạo môi trường lý tưởng cho sự phát triển của tôm.

Ao tôm phèn
• 07:28 12/12/2024

Hiệp hội Cá tra kiến nghị 6 giải pháp phát triển

Giá cá tra nguyên liệu ở một số địa phương ĐBSCL đang tăng lên 29.000-30.000 đồng/kg giúp người nuôi có lời. Tuy nhiên, nhiều tháng qua giá bán chỉ 27.000 – 28.000 đồng/kg (cỡ 0,75 – 0,95 kg/con) trong lúc giá thành sản xuất 26.000 – 27.000 đồng/kg khiến bất ổn kéo dài nên Hiệp hội Cá tra Việt Nam vừa kiến nghị 6 giải pháp để phát triển bền vững.

Cá tra
• 07:28 12/12/2024

Tạo màu nước trong ao để chuẩn bị sang tôm

Việc tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng để chuẩn bị môi trường sống tối ưu trước khi tiến hành sang tôm. Màu nước không chỉ là yếu tố thẩm mỹ mà còn thể hiện chất lượng môi trường ao nuôi. Một màu nước ổn định và phù hợp có thể giúp giảm căng thẳng cho tôm, duy trì hệ sinh thái tự nhiên và ngăn ngừa sự phát triển của các loại vi khuẩn hay sinh vật có hại.

Ao nuôi tôm
• 07:28 12/12/2024
Some text some message..