Bài học đắt giá cho xuất khẩu hải sản Việt

Quy định về cấm đánh bắt hải sản bất hợp pháp đã có cách đây 6-7 năm nhưng đến nay nhiều doanh nghiệp vẫn thờ ơ.

Bài học đắt giá cho xuất khẩu hải sản Việt
Thủy hải sản Việt phải có nguồn gốc rõ ràng để tạo uy tín với thị trường nước ngoài. Ảnh: D.Phong

Ngày 30-9 vừa qua là thời hạn cuối cùng các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu hải sản sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) phải đáp ứng được yêu cầu về chống đánh bắt bất hợp pháp (IUU). Đáng tiếc là đến thời điểm trên hải sản Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được điều kiện này.
Nước đến chân vẫn… chưa nhảy

Lý giải về sự chậm trễ trên, bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Chủ tịch Ủy ban Hải sản Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), thừa nhận quy định về chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp của EU đã được đưa ra cách đây 6-7 năm và Việt Nam cũng đã tổ chức các hoạt động liên quan đến vấn đề trên nhưng “làm không tới nơi tới chốn”.

Bên cạnh đó, nhiều DN vẫn thờ ơ, trong khi Nhà nước lại không làm chỉn chu như quản lý hệ thống tàu thuyền đánh bắt cá, truy xuất nguồn gốc, đào tạo cho các chủ tàu hiểu biết như thế nào là đánh bắt bất hợp pháp... Hệ quả là đến nay hải sản xuất khẩu Việt Nam vẫn chưa đáp ứng đủ các điều kiện về IUU.

Thậm chí tại hội nghị cam kết chống khai thác IUU do VASEP vừa tổ chức, mới chỉ có hơn 50 đơn vị tham gia cam kết không tham gia khai thác hải sản bất hợp pháp. Điều đó cho thấy nhiều DN vẫn chưa quan tâm tới quy định này.

Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chế biến Xuất nhập khẩu thủy sản tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Ngô Viết Hoài thì lý giải: Tàu đánh bắt của nước ta quá nhiều và phần lớn là tàu nhỏ, do vậy rất khó kiểm soát, cộng thêm chi phí trang bị hệ thống định vị trên các tàu rất lớn. Điều này khiến DN xuất khẩu bị ảnh hưởng gián tiếp vì DN chỉ thu mua lại hải sản, không quản lý được đội tàu.

“Gắn hệ thống định vị cho các tàu khai thác hải sản là trách nhiệm của chủ tàu và cơ quan quản lý nhà nước mà cụ thể là các chi cục quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở các địa phương. Nhưng khâu quản lý đội tàu lại đang rất lỏng lẻo” - ông Hoài nhấn mạnh.

Con sâu làm rầu nồi canh

Đại diện một công ty xuất khẩu hải sản than phiền rằng nhiều DN vẫn như người ngoài cuộc vì họ nghĩ mình không xuất khẩu vào EU hoặc DN của họ nhỏ, xuất khẩu ít nên mọi việc cứ để mấy DN lớn lo.

“Thế nhưng họ không ý thức được rằng con sâu làm rầu nồi canh, nếu một DN vi phạm thì EU sẽ áp dụng chung chế tài đối với cả ngành hải sản xuất khẩu Việt Nam. Tức phía EU không chỉ đánh giá dựa trên một vài DN mà đánh giá trên cả cộng đồng gồm nhiều DN nhỏ khác. Đây là bài học đắt giá cho các DN thiếu tinh thần cộng đồng” - đại diện công ty trên bức xúc.

Nhưng đây không phải là lần đầu tiên xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam gặp khó khăn do sự thờ ơ và chủ quan. Những tháng đầu năm 2017 sáu thị trường gồm Úc, Hàn Quốc, Saudi Arabia, Trung Quốc, Brazil và Mexico đã yêu cầu các lô hàng tôm của Việt Nam phải xuất phát từ cơ sở an toàn dịch bệnh. Nếu không đáp ứng yêu cầu này thì từng lô phải có chứng nhận sạch bệnh đối với sản phẩm tôm chưa nấu chín. Khi bị kiểm tra từng lô hàng thì chi phí đội lên, khó cạnh tranh với đối tác các nước.

Tuy nhiên, theo Cục Thú y, đơn vị này đã nhiều lần cảnh báo về các quy định từ phía nước ngoài để phối hợp ứng phó nhưng các DN vẫn ít chú ý. Ngay như hội nghị mới đây được tổ chức nhằm tháo gỡ khó khăn về vấn đề này, Cục Thú y mời gần 40 DN để triển khai nhưng chỉ có… ba DN tham dự.

Trong trường hợp EU phạt thẻ vàng thì Việt Nam phải sớm thoát ra và coi đây là cơ hội lập lại trật tự, tổ chức lại sản xuất để xây dựng nghề cá có trách nhiệm.

Ông VŨ VĂN TÁM, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT

Không còn lựa chọn nào khác

Bà Nguyễn Thị Thu Sắc nhấn mạnh để đáp ứng các điều kiện, quy định mà các nước nhập khẩu đưa ra đòi hỏi Nhà nước phải quyết liệt. Nhưng bản thân các DN cũng phải có trách nhiệm đồng lòng tham gia.

“Đơn cử như quy định về chống đánh bắt bất hợp pháp, Nhà nước phải có luật lệ rõ ràng về hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với tàu thuyền. Hệ thống hồ sơ của DN khi xuất khẩu cũng phải ghi chú rõ ràng về truy xuất nguồn gốc. Đã đến lúc lập lại trật tự, củng cố hệ thống đánh bắt cho hoàn chỉnh hơn. Chúng ta không còn lựa chọn nào khác” - bà Sắc nói.

Ông Ngô Viết Hoài, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chế biến Xuất nhập khẩu thủy sản tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cho hay nếu Nhà nước không có chính sách quản lý tốt đội tàu thuyền, có thể chế pháp lý rõ ràng thì xuất khẩu chịu thiệt hại lớn.

“Nhà nước cần quyết liệt như đưa các quy định về thời gian khai thác hải sản vào dự luật sửa đổi Luật Thủy sản để phù hợp với các quy định của EU và công ước quốc tế không thể cho đánh bắt 365 ngày; có quy định về mắt lưới, thiết bị đánh bắt để chống khai thác kiểu tận diệt…” - ông Hoài chia sẻ.

Bên cạnh đó, theo ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước, DN phải làm theo chuỗi liên kết mới có thể đáp ứng được các quy định về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, minh bạch hoạt động từ nguồn nguyên liệu tới quá trình chế biến; thực hiện nghiêm túc quy định như không thu mua hải sản của các tàu cá đánh bắt bất hợp pháp, khai thác không có giấy phép, khai thác bằng ngư cụ bị cấm… Qua đó nhằm tạo uy tín, thương hiệu của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới.

Ảnh hưởng rất nghiêm trọng

Trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng hải sản của Việt Nam (hằng năm đạt 1,9-2,2 tỉ USD), EU và Mỹ mỗi thị trường chiếm 16%-17%, tương ứng 350-400 triệu USD. Như vậy việc bị EU “phạt thẻ vàng” do vi phạm về khai thác bất hợp pháp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu hải sản sang thị trường này.

Bà Nguyễn Thị Thu Sắc dẫn chứng khi bị thẻ vàng lô hàng hải sản xuất khẩu sang EU sẽ bị kiểm tra 100%, chi phí đội lên thiệt hại DN rất lớn. Đó là chưa kể hàng hóa không đáp ứng yêu cầu sẽ bị trả về, DN tốn có thể lên tới 10.000 euro/lô hàng bị trả về. Nếu tiếp tục bị thẻ đỏ thì EU sẽ cấm nhập khẩu hải sản Việt Nam ảnh hưởng rất nghiêm trọng.

Bên cạnh EU, dự kiến Mỹ cũng áp dụng quy định chống đánh bắt bất hợp pháp đối với hàng hải sản Việt Nam từ ngày 1-1-2018.

Báo Pháp Luật
Đăng ngày 03/10/2017
Quang Huy
Đánh bắt

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 05:13 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:13 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 05:13 21/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 05:13 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 05:13 21/12/2024
Some text some message..