Cây tầm ma (Urtica dioica) trong nuôi trồng thủy sản

Các nhà khoa học Iran đã chứng minh rằng sử dụng chế độ ăn có bổ sung chiết xuất từ cây tầm ma (U. dioica) giúp tăng cường tốc độ tăng trưởng và kích thích miễn dịch ở cá; do đó cá có khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

Cây tầm ma (Urtica dioica) trong nuôi trồng thủy sản
Cây tầm ma (Urtica dioica) giúp tăng cường đáp ứng miễn dịch và khả năng kháng bệnh của cá

Cây tầm ma (Urtica dioica) là loài thực vật có hoa thuộc họ Urticaceae. Nó có nguồn gốc ở Châu Âu, Châu Á, Bắc Phi, và Tây Bắc Mỹ. Cây tầm ma là thể cây bụi, có dây leo, mép lá răng cưa, trên lá và thân có lông gai khi chạm vào sẽ gây đau và ngứa. Cây có chiều cao khoảng 1-2m; sinh sôi nhiều nhất vào mùa hè.

Trong cây có chứa các chất chuyển hóa thứ cấp khác nhau như carotenoid, lutein, xanthophyll có thể được tìm thấy chủ yếu ở lá. Một số caroten là tiền chất của vitamin A (retinol) có nhiều ở lá già hơn so với lá non. Ngoài ra, lá tầm ma còn có chứa axit ascorbic (vitamin C), riboflavin (vitamin B2), acid pantothenic, vitamin K1 và tocopherols (vitamin E).

Các công trình nghiên cứu cho thấy, tầm ma có chứa các hoạt chất sinh học có khả năng giảm viêm; chống dị ứng, chống thấp khớp, co giật, tăng cường hệ miễn dịch…vv và không hề có tác dụng phụ.

Thí nghiệm

Nghiên cứu này của các nhà khoa học Iran đã điều tra tác động của việc bổ sung chế độ ăn có bổ sung dịch trích từ cây tầm ma (Urtica dioica) lên hiệu quả tăng trưởng, chất nhầy trên da, đáp ứng miễn dịch và kháng bệnh của cá hồi Oncorhynchus mykiss với khẩu phần bổ sung U. dioica ở các nghiệm thức: 0 (đối chứng) 1, 2 và 3% trong 8 tuần. Sau đó tiến hành lấy chỉ tiêu đánh giá.

Oncorhynchus mykiss, cây tầm ma trong nuôi trồng thủy sản, nguyên liệu thuốc thủy sản, nguyên liệu thủy sản, cá hồi

Nghiên cứu tiến hành trên cá hồi vân. Nguồn ảnh: nswaqua

Kết quả

Sau 8 tuần cho ăn, việc bổ sung dịch trích từ cây tầm ma (U. dioica) ở mức 3% đã làm tăng trọng nhanh, tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn cao hơn đáng kể so với các nhóm khác (P <0,05).

Các phản ứng huyết học bao gồm: hematocrit (Htc), hemoglobin (Hb), tổng thể lymphocyte và bạch cầu trung tính tăng đáng kể ở nhóm cá nuôi 3% U. dioica khi đo sau 4 tuần; trong khi tổng số hồng cầu, bạch cầu, Htc, Hb, lymphocyte và bạch cầu trung tính tăng đáng kể sau 8 tuần ở cùng nhóm (P <0,05).

Tổng lượng protein huyết thanh và hàm lượng glucose tăng lên đáng kể ở cá ăn thức ăn bổ sung dịch trích cây tầm ma ở 3% so với các nhóm khác sau 8 tuần; tuy nhiên, triglyceride giảm đáng kể trong cùng một nhóm vào tuần thứ 4 và thứ 8 (P <0,05).

Ngoài ra, một số thông số miễn dịch, cụ thể là IgM, lysozyme, sau 8 tuần các phản ứng miễn dịch cũng được tăng cường ở các nhóm cá ăn khẩu phần 2 và 3% U. dioica (P <0,05).

Khi kết thúc thử nghiệm cho ăn, các chất nhầy thu được từ các nhóm cá ăn thức ăn bổ sung dịch trích từ cây tầm ma cho thấy cá có hoạt tính đối kháng chống lại một số vi khuẩn gây bệnh (Streptococcus iniae, Yersinia ruckeri, Vibrio anguillarumLactococcus garviae), các hoạt động của enzym da (alkaline phosphatase, lysozyme, protease và esterase) và nồng độ protein ở nhóm ăn 3% có tỷ lệ cao nhất so với các nhóm khác (P <0,05).

Tỷ lệ chết tích lũy của cá hồi vân bị nhiễm Y. ruckeri có tỷ lệ tử vong tương đối thấp ở tất cả các nhóm bổ sung dịch trích, trong đó có tỷ lệ chết thấp nhất ở nhóm cá được cho ăn 3% U. dioica.

Kết luận

Các phát hiện hiện tại chứng minh rằng sử dụng chế độ ăn có bổ sung dịch trích từ cây tầm ma (U. dioica) giúp tăng cường tốc độ tăng trưởng và kích thích miễn dịch ở cá; do đó, cho phép cá có khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

Báo cáo khoa học trên: Sciencedirect

Đăng ngày 05/11/2017
TRỊ THỦY Lược dịch
Nguyên liệu

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 08:00 17/11/2024

Thức ăn thủy sản không làm từ cá

Trong những năm gần đây, việc phát triển các giải pháp thức ăn thủy sản không làm từ cá đã trở thành một xu hướng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản. Với áp lực ngày càng gia tăng về bảo vệ nguồn tài nguyên biển và đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, việc tạo ra thức ăn thủy sản thay thế bền vững là một bước tiến quan trọng

thức ăn
• 10:25 29/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 10:17 09/10/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 04:50 05/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 04:50 05/12/2024

Cá sú mì: Một loài cá mang màu sắc của đại dương

Cá sú mì là một trong số ít những loài cá hiếm hoi có màu sắc tương đồng với màu của đại dương. Tuy nhiên, chính ngoại hình xinh đẹp kết hợp với hương vị độc đáo đã khiến tình trạng săn bắt trái phép loài cá này diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Cá sú mì
• 04:50 05/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 04:50 05/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 04:50 05/12/2024
Some text some message..