Công nghệ là giải pháp cho nuôi trồng thủy sản bền vững

Để đảm bảo tính bền vững của phát triển NTTS phải có sự cải tiến không ngừng của công nghệ. Dưới đây là một số định hướng trong tương lai nhằm giảm tối đa những tác động tiêu cực đến môi trường cùng với phát triển bền vững NTTS.

Công nghệ đem đến một ngành nuôi trồng thủy sản bễn vững
Công nghệ đem đến một ngành nuôi trồng thủy sản bễn vững. Ảnh minh họa: flickr

Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản trong nội địa:

nuôi trồng thủy sản, công nghệ thủy sản, công nghệ nuôi tôm

Mô hình nuôi trồng thủy sản tuần hoàn RAS. Ảnh Undercurrentnews.com

NTTS nội địa vào các hệ thống lưu thông dựa trên đất là một trong những cách tốt nhất để giảm hoặc loại bỏ tác động môi trường từ nuôi cá. Hệ thống nuôi tuần hoàn (RAS) là một công nghệ tạo ra các điều kiện phù hợp cho NTTS bằng cách sử dụng bể chứa, bơm, máy sục khí và bộ lọc trong nhà. Công nghệ này được thiết kế để đạt được 100% nước tái chế trong hệ thống. RAS trên đất liền là một sự đổi mới không chỉ giảm tác động môi trường mà còn bởi vì nó tạo cơ hội cho NTTS diễn ra ở bất cứ đâu, kể cả ở các khu vực thành thị. 

Công nghệ tại Nhật sử dụng các sensor cảm biến nhằm kiểm soát các chỉ tiêu môi trường trong hệ thống RAS bước đầu cho thấy hiệu quả. Trong tương lai mô hình nuôi này sẽ được phát triển tại Nhật tập trung vào một số loài có giá trị như: cá tráp, tôm thẻ chân trắng và cá cam.

Phát triển NTTS ngoài khơi:

 nuôi trồng thủy sản, công nghệ thủy sản, công nghệ nuôi tôm, thủy sản, aquaculture

Ảnh Island Institute

Đại dương chiếm khoảng 70% bề mặt thế giới nhưng đóng góp ít hơn 2% lượng cung lương thực của thế giới. Các hệ thống NTTS góp phần đáng kể vào việc phát triển NTTS bền vững cùng với bảo vệ môi trường. Hệ thống nuôi ngoài khơi cho phép đối tượng nuôi tiếp xúc với vùng nước sâu hơn và dòng chảy mạnh hơn ở vùng ven biển qua đó làm giảm chất thải được sản xuất từ trang trại. Ngoài ra, trong vùng nước ngoài khơi có ít chất dinh dưỡng hơn và ít đa dạng sinh học hơn khi so sánh với vùng nước ven biển qua đó chất thải cá góp phần vào thành phần thức ăn đồng thời hạn chế được sự lây lan mầm bệnh.

Sử dụng nuôi thủy sản đa dạng:

Utilize multi-trophic aquaculture, nuôi trồng thủy sản, thủy sản

Để giảm tối đa chi phí trong NTTS yêu cầu đặt ra là phải giảm chi phí thức ăn, vì thức ăn chiểm khoảng hơn 50% chi phí cho một vụ nuôi. Hướng phát triển NTTS trong tương lai là đa dạng là nuôi như nuôi nhuyễn thể, rong biển và cá chép kết hợp với tôm cá, hình thức nuôi này giúp tận dụng tối đa nguồn thức ăn, thức ăn thừa và chất thải của tôm cá nuôi có thể là nguồn thức ăn cho các loài ăn lọc khác. Điều này làm giảm tích tụ nước thải và cải thiện chất lượng nước qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế và tính bền vững cho mô hình nuôi.

Đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo mới:

nuôi trồng thủy sản, công nghệ thủy sản, công nghệ nuôi tôm, thủy sản, aquaculture

Mặc dù lợi ích về chi phí từ năng lượng tái tạo vẫn còn ít, nhưng sự thân thiện với môi trường và nhận thức của công chúng đối với các nguồn năng lượng tái tạo có thể dẫn đến sự thay đổi tích cực cho ngành NTTS. Có rất nhiều công nghệ năng lượng tái tạo xâm nhập vào lĩnh vực NTTS như máy bơm nước chạy bằng năng lượng gió, hệ thống quản lý nhiệt độ và oxy hòa tan trong ao nuôi sử dụng năng lượng mặt trời, và hệ thống sưởi ấm bằng năng lượng mặt trời sẽ tiếp tục cải tiến và sử dụng rộng rãi. Đầu tư vào các công nghệ này sẽ làm giảm chi phí hoạt động dài hạn, tăng khả năng cạnh tranh, và lợi nhuận cùng với giảm các tác động môi trường.

Phát triển NTTS bền vững đang đối mặt với rất nhiều thách thức, nhưng với sự phát triển của công nghệ trong tương lai ngành công nghiệp này sẽ đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của thị trường và mang tính ổn định cả cho người tiêu thụ, người sản xuất và môi trường.

Báo cáo trên: Aquaculturealliance

Đăng ngày 20/10/2017
HUỲNH NHƯ Lược dịch
Khoa học

Liệu công nghệ có thật sự cần thiết trong thủy sản

Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi tôm hiện nay, đặc biệt là đối với các mô hình nuôi thâm canh và siêu thâm canh. Nếu áp dụng công nghệ tiên tiến mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

Ao nuôi công nghê
• 10:05 22/04/2024

Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
• 08:00 15/04/2024

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn cái

Trong ngành nuôi tôm hiện đại, việc tối ưu hóa quy trình nuôi trồng không chỉ là một mục tiêu mà còn là một thách thức. Trong số các mô hình nuôi phổ biến, mô hình nuôi tôm toàn cái đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu và nhà nuôi.

Tôm càng xanh
• 09:55 11/04/2024

Môi trường dinh dưỡng và chu kỳ chiếu sáng đến sự phát triển của tảo

Tảo là nguồn thức ăn tự nhiên không thể thiếu trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của động vật thân mềm hai mảnh vỏ, giai đoạn ấu trùng của một số loài giáp xác và cá. Đồng thời chúng còn là nguồn thức ăn của động vật phù du, những đối tượng này lại được sử dụng làm thức ăn cho giai đoạn ấu trùng của giáp xác và cá.

Nuôi tảo
• 10:43 05/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 23:14 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 23:14 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 23:14 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 23:14 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 23:14 25/04/2024