Gỡ khó cho nghề nuôi cá tra

Từ những thành công trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản, thủy sản... Tập đoàn Sao Mai mở rộng đầu tư sang ngành thực phẩm và nhanh chóng khẳng định uy tín với sản phẩm dầu cá cao cấp Ranee.

kiểm tra dầu cá
Kỹ sư Lê Thanh Thuấn kiểm tra chất lượng dầu cá tra tinh luyện tại phòng thí nghiệm của Tập đoàn Desimet (châu Âu) - Ảnh: Phạm Thu

Khai thác DHA từ cá tra, basa

Kỹ sư Lê Thanh Thuấn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Sao Mai (ASM), cho biết thời gian qua sản xuất nông nghiệp ở nước ta còn nhiều lãng phí. Nông dân cực khổ làm ra hạt lúa nhưng chủ yếu để lấy gạo mà quên mất các phụ phẩm có giá trị như: trấu, cám, rơm, rạ. Tương tự, nuôi con cá tra chỉ lấy 30% thịt fillet xuất khẩu, phần còn lại đều gọi là phế phẩm, làm giảm đi rất nhiều giá trị thật của nó.

Để giải tỏa nỗi trăn trở này, ông Thuấn quyết tâm đi tìm lời giải. Sau nhiều năm theo đuổi, cuối cùng ông đã tiếp cận được đề tài nghiên cứu khoa học quý giá của Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) về những lợi ích từ mỡ cá tra. Đề tài này thôi thúc ông thực hiện dự án tinh luyện mỡ cá tra thành dầu cá thực phẩm cao cấp Ranee.

dầu cá cao cấp
Dầu cá cao cấp Ranee dồi dào dưỡng chất DHA Omega 3, 6, 9 và các khoáng chất cần thiết khác - Ảnh: Phạm Thu

Năm 2014, nhà máy tinh luyện dầu cá cao cấp tại Cụm công nghiệp Vàm Cống (H.Lấp Vò, Đồng Tháp) do ASM làm chủ đầu tư đi vào hoat động. Nhà máy tinh luyện dầu ăn từ cá tra, basa bằng phương pháp vật lý, công nghệ hiện đại từ châu Âu cho phép đạt tỷ lệ thu hồi cực cao. Cứ 100 tấn nguyên liệu cho ra 97 tấn thành phẩm, đồng thời đảm bảo độ tinh khiết tuyệt đối, không lẫn bất kỳ tạp chất nào.

Kết quả phân tích mới nhất từ Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam khẳng định: cả 2 loại thành phẩm dầu cá thực phẩm cao cấp Ranee của ASM gồm dạng lỏng (olein) và dạng đặc (stearin), hàm lượng 2 loại acid béo Omega 3 (chủ yếu là EPA và DHA) đều ở mức cao, phù hợp để bổ sung nguồn dinh dưỡng hoàn toàn tự nhiên trong bữa ăn hằng ngày.

Nâng cao giá trị cá tra, basa

Việc cho ra đời sản phẩm dầu cá Ranee không chỉ giúp nâng cao giá trị của con cá tra mà còn góp phần giúp tăng sức khỏe cho con người. Bởi các thành phần quý từ mỡ cá tra, basa như: acid béo Omega 3, 6, 9, EPA, DHA và các loại vitamin, khoáng chất được giữ lại trọn vẹn và đã được Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam chứng minh là tốt cho sức khỏe con người.

Không những vậy, việc ra đời nhà máy tinh luyện dầu cá đã mang đến cơ hội cho người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm dầu cá dinh dưỡng cao; đồng thời giúp ngành công nghiệp cá tra thoát khỏi tình cảnh “mắc cạn” như hiện nay và giá trị con cá tra được nâng lên một đẳng cấp mới.

ThS-BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, cho biết Omega 3, 6, 9 là các acid béo. Các dưỡng chất này có rất nhiều tác dụng hữu ích đối với sức khỏe con người. Đối với trẻ em, các acid béo giúp trẻ thông minh hơn. Đối với người cao tuổi, các acid béo có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa và suy giảm trí tuệ. Đối với phụ nữ, Omega 3, 6, 9 giúp cho các lớp mô trong da giữ được nước và độ căng của tế bào, làm cho da tươi trẻ hơn.

Dầu cá thực phẩm cao cấp Ranee có chứa các dưỡng chất tự nhiên như: Omega 3, 6, 9, các Vitamin A, Vitamin E và các khoáng vi lượng cần thiết hoàn toàn tự nhiên, giúp cơ thể hấp thu tốt hơn và nâng cao sức khỏe, đặc biệt là bổ não, đẹp da, sáng mắt, tốt cho tim mạch.

Báo Thanh Niên, 19/08/2015
Đăng ngày 19/08/2015
Phạm Thu
Kinh tế

Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu: “Cú hích” hay rào cản cho ngành thủy sản Việt Nam?

Vào cuối năm 2024, thông tin về việc Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu đã thu hút sự chú ý lớn từ ngành thủy sản toàn cầu. Là một trong những thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, Mỹ không chỉ mang lại doanh thu khổng lồ mà còn là điểm tựa giúp nâng cao giá trị và thương hiệu cho tôm Việt.

Tôm thẻ
• 10:15 10/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 23:52 17/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 23:52 17/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 23:52 17/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 23:52 17/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 23:52 17/12/2024
Some text some message..