Khám phá cá bè xước

Ngày 12/3/2017, ngư dân Lê Văn Tuấn, 38 tuổi, trú thôn Xuân Lộc, xã Gio Việt, huyện Gio Linh, Quảng Trị đã đánh được mẻ cá bè xước lịch sử 160 tấn trị giá 5 tỷ đồng. Rất nhiều người chưa biết về cá bè xước bài viết sẽ cung cấp đặc điểm sinh học của loài cá này.

khám phá cá bè xước
Cá bè xước

Cá bè xước có tên khoa học là Scomberoides commersonianus. Trên thế giới, loài này phân bố ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới Ấn Độ-Thái Bình Dương, Hồng Hải, Nam Phi, Ấn Độ, Indonesia, Philippine, Xri Lanca, Nhật Bản, Trung Quốc. (Nguồn Vnecdn)

Khám phá về cá bè xước

Ở Việt Nam, cá bè xước thường phân bố ở vịnh Bắc Bộ, miền Trung, Đông và Tây Nam Bộ, trong đó tập trung nhiều ở vùng nước không quá sâu thuộc khu vực Vũng Tàu - Phú Quốc và Cát Bà - Nghệ An. (Nguồn Sggp)

khám phá cá bè xước

Cá bè xước có đặc tính di chuyển, bắt mồi theo đàn nhỏ. Thức ăn của chúng bao gồm cá, động vật chân đầu và động vật thân mềm cỡ nhỏ. (Nguồn Eastwestseafoods)

Thịt cá bè xước thơm ngon, có thể làm thành nhiều món ăn như kho tiêu, nướng, chiên.Có thể câu cá bè xước bằng mồi sống, mồi chết, miếng cá nhỏ, mồi giả… Với mồi giả, nên lựa chọn vào tốc độ và chuyển động, sẽ hấp dẫn cá hơn. 

khám phá cá bè xước

Đặc điểm sinh học của cá bè xước:

Mõm: hình tù và, lõm ở trên mắt. Chiều dài mõm xấp xỉ đường kính mắt.

Chiều dài đầu bằng 4,5-6,0 lần đường kính mắt. Hàm trên dài đến phía sau mắt. Răng hàm trên là một hàng răng hình nón ở phía ngoài và một dải răng lông nhung ở phía trong. Răng hàm dưới là hai hàng răng hình nón tách biệt bởi một rãnh; có răng nhỏ trên lưỡi, vòm khẩu cái và xương lá mía

Thân: dài, dẹt. Cá đực có thể dài tới 120 cm, nặng 16 kg; thông thường con trưởng thành dài khoảng 90 cm.

Vây lưng thứ nhất có một gai ngược và 6-7 tia cứng bình thường. Vây lưng thứ hai có 1 tia cứng và 19-21 tia mềm. Vây lưng và vây hậu môn có 7-8 tia giống như vây phụ nhưng không tách biệt hoàn toàn. Vây ngực ngắn, trông giống hình lưỡi liềm.

Vây hậu môm có 2 tia cứng liền nhau, tiếp theo là 1 tia cứng và 16-19 tia mềm. Vẩy nhỏ hình mũi tên. Đường bên hơi lượn sóng ở phía trước, không có vẩy lăng. Phần trên của thân màu xanh nhạt, phía dưới màu ánh vàng hoặc sáng bạc; có 5-8 đốm tròn ở hai bên thân.

Tổng hợp
Đăng ngày 03/04/2017
Sinh học

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 03:20 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 03:20 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 03:20 15/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 03:20 15/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 03:20 15/11/2024
Some text some message..