Kiếm tiền lo Tết từ cua đồng

Ít ai ngờ rằng, những con cua đồng bò lổn ngổn ở khắp các chân ruộng cũng có ngày mang lại tiền triệu cho nhiều nông dân. Nhất là thời điểm cận Tết, khi nông vụ đã nhàn, càng có nhiều người tranh thủ đi bắt cua bán cho các thương lái để kiếm thêm thu nhập lo Tết.

nghề bắt cua đồng
Nhờ vào nghề bắt cua, một người có thể kiếm được 200 - 500 nghìn đồng/ngày

5 giờ sáng, khi mặt đất còn ẩn mình trong sương lạnh, thì điểm thu mua cua đồng của bà Nguyễn Thị Kim tại thị trấn Chợ Chùa, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi đã tấp nập người vào ra. Nhiều túi cua to nặng từ 20 - 50kg được hàng chục người chuyên làm nghề bắt cua ở khắp các huyện Sơn Hà, Sơn Tây hay Bình Sơn, Mộ Đức… tập trung về đây để bán cho thương lái.

Anh Trần Tiến Độ ngụ ở thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà cùng với em trai cũng vừa xách bao cua đồng nặng hơn 30kg đến bán. “Đây là thành quả đánh rập mồi cua của hai anh em tôi. Đi từ 6 giờ chiều đến 12 giờ đêm, với giá cua hôm nay là 27 nghìn đồng một ký thì mỗi người cũng bỏ túi hơn 400 nghìn đồng”- anh Độ hồ hởi cho biết.

Hơn một tuần qua, ngày nào anh Độ cũng tranh thủ đi dò bắt cua bằng đèn pin và đánh rập rồi chạy về điểm thu mua ở Nghĩa Hành để bán và lấy tiền “tươi”. Cứ như vậy, mỗi ngày anh có thu khoảng 200 - 500 nghìn đồng từ nghề bắt cua đồng. “So với nhiều nghề khác thì nghề cua đồng vất vả vì phải đi bắt vào ban đêm. Nhưng nhờ có thu nhập cao nên tôi cũng cố kiếm vài triệu trước khi nghỉ Tết để đưa cho vợ mua sắm nhiều thứ trong nhà”- anh Độ chia sẻ thêm.

Tại điểm thu mua của bà Nguyễn Thị Kim, mỗi ngày có 150 - 300kg cua được thu gom từ khắp nơi trong tỉnh để gửi đi khắp nơi trong nước. Cảnh mua bán cua nhộn nhịp chỉ diễn ra trong khoảng 2 tiếng đồng hồ. Sau đó là công việc rửa cua sạch sẽ, dồn vào các bao lưới và ngâm cua vào nước đá trước khi cho lên các chuyến xe hàng chở đi ngoại tỉnh.

Bà Kim cho biết: Phải ngâm cua vào nước đá trước khi cho lên xe chở đi để cua ngủ trên đoạn đường dài và ít có nguy cơ chết trong bao lưới. Cua được thu mua chở đi các tỉnh và nhập vào các nhà hàng phục vụ các món lẩu cua, riêu cua, cua rang muối, rang me… đây đều là những đặc sản đồng quê nên có rất nhiều thực khách ưa chuộng. Do đó, nghề bắt cua và mua bán cua cũng nhờ thế “phất” lên.

món cua đồng
Món cua đồng rất được ưa chuộng ở các nhà hàng

Đúng 10 giờ sáng mỗi ngày, anh Hồ Bảo Quốc Dương (quê ở Kiên Giang) là đầu nậu thu mua cua lớn nhất Quảng Ngãi sẽ đến kiểm hàng và mang cua đi. “Riêng ở Nghĩa Hành thì tôi có 4 điểm thu mua cua. Rồi hàng chục điểm thu mua khác ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên và các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Mỗi ngày tôi thu được khoảng 5 - 7 tấn cua đồng để chở đi bán ở Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng”- anh Dương cho biết.

Năm nay, do các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang hạn nên sản lượng cua đồng giảm mạnh. Nhưng theo anh Dương, bù lại là sản lượng cua đồng bắt được ở các tỉnh miền Trung lại tăng lên đáng kể. Như các điểm thu mua ở Quảng Ngãi, một đầu nậu đã có thể thu mua khoảng 2 - 3 tấn mỗi ngày. Cua đồng xuất hiện quanh năm, nhưng thời gian cao điểm vẫn là trước và sau Tết.

Việc thu mua cua đồng đã xuất hiện từ 2 - 3 năm nay, nhưng 1 năm trở lại đây mới rầm rộ vì thu nhập ngày càng cao. Do đó, chỉ riêng ở tỉnh Quảng Ngãi cũng có đội quân hành nghề bắt cua đồng lên đến hơn 100 người. Với thu nhập từ 200 - 500 nghìn đồng/ngày từ nghề này, nhiều nông dân đã có một số tiền lớn đủ trang trải cho Tết.

Báo Quảng Ngãi, 30/01/2016
Đăng ngày 02/02/2016
Thanh Phương
Kinh tế

Tăng cường tiêu thụ nội địa: Thị trường thủy sản Việt Nam bùng nổ với cá lóc, ếch và cá nuôi biển

Trong những năm gần đây, thị trường tiêu thụ thủy sản nội địa Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là đối với các loại cá lóc, ếch và cá nuôi biển. Sự gia tăng này được thúc đẩy bởi nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, thay đổi trong thói quen ăn uống ưu tiên các sản phẩm thủy sản sạch, có nguồn gốc rõ ràng.

Chợ hải sản
• 10:47 11/02/2025

Tại sao cần chú trọng liên kết chuỗi sản phẩm

Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm dinh dưỡng mà còn góp phần tạo việc làm và thúc đẩy xuất khẩu. Tuy nhiên, để phát triển bền vững và nâng cao giá trị, việc liên kết chuỗi sản phẩm thủy sản trở thành một yếu tố thiết yếu. Liên kết chuỗi không chỉ giúp tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn mở ra nhiều cơ hội cho người nuôi, doanh nghiệp và cả nền kinh tế.

Thủy hải sản
• 09:34 10/02/2025

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 08:00 31/01/2025

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 08:00 29/01/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 08:04 18/02/2025

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 08:04 18/02/2025

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 08:04 18/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 08:04 18/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 08:04 18/02/2025
Some text some message..