Kỹ thuật nuôi ếch

Nuôi ếch đang là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Xin giới thiệu với bà con một số kỹ thuật cơ bản về nuôi ếch.

mô hình nuôi ếch

1. KỸ THUẬT SẢN XUẤT ẾCH GIỐNG

a. Nuôi vỗ ếch bố mẹ

* Nơi nuôi vỗ:

- Chọn ao có độ sâu 40 - 50 cm có nguồn nước sạch và hang trú ẩn, bờ có bóng mát. Thả bèo tây hoặc rau muống chiếm 1/2 diện tích mặt ao.

- Vệ sinh, tẩy trùng ao trước khi đua vào nuôi vỗ.

* Lựa chọn ếch bố mẹ:

Nên chọn ếch tốt 2 - 3 tuổi từ ao ếch thịt để thu được nhiều trứng, trứng to, nở con mập mạp.

* Mật độ nuôi vỗ:

- Nếu có điều kiện nên nuôi riêng ếch đực và cái khoảng 1 tháng trước khi cho đẻ.

- Ếch đực 3 - 5 con/m2; ếch cái 3 - 4 con/m2;

- Trong thời gian cho đẻ, mật độ: 1 - 5 cặp/m2.

* Chế độ nuôi vỗ:

Thức ăn công nghiệp có độ đạm 25% hoặc thức ăn tự chế (40% cá xay + 60% bột ngũ cốc). Lượng thức ăn cho ăn bằng 3 - 4% trọng lượng đàn ếch.

b. Cho ếch đẻ

Cho ếch đẻ tự nhiên trong ao. Đầu tháng 3 âm lịch, ếch cái phát dục có bụng phình to và mềm. 3 - 4 ngày sau khi có tiếng kêu thưa thớt của ếch đực, ếch cái sẵn sàng đẻ trứng. Nếu nuôi riêng đực - cái thì tối hôm đó, phải đưa ếch đực vào thả chung với ếch cái.

Ếch đẻ ban đêm, sáng sớm đi vớt trứng ngay bằng cách dùng đĩa hoặc chậu vớt nguyên cả màng trứng rồi đổ nhẹ vào chậu to, xô có chứa sẵn nước sạch. Tránh làm vỡ màng nhầy. Không để các mảng trứng chồng lên nhau dày đặc và vón cục, trứng sẽ ung.

c. Kỹ thuật ấp trứng và nuôi nòng nọc

* Ương trong ao: Chỉ vớt ếch bố mẹ sang ao khác, để nguyên các ổ trứng trong ao, ương cho nở tự nhiên. Sau khoảng 24 giờ, trứng nở thành nòng nọc. Nòng nọc ăn phù du động vật trong ao; sau khi nở 3 - 4 ngày, cho nòng nọc ăn thêm 200 - 300g bột mỳ, bột gạo/1 vạn con/ngày, hoặc dùng thức ăn viên độ đạm 40%. Mật độ ương khoảng 2.000 trứng/m2; tỷ lệ nở trung bình 50%; sau 15 ngày có thể san thưa nòng nọc, đem nuôi ở ao, bể khác.

* Ương trong giai, bể: Dùng giai bằng lưới nilông kích cỡ 1 x 0,8 x 0,3m. Mật độ 1 - 2 vạn trứng/m2.

Ở nhiệt độ 22 - 26°C, trứng sẽ nở ra nòng nọc chỉ sau 22 giờ. Khi noãn hoàng tiêu hết, nòng nọc mới tự đi kiếm ăn. Mật độ ương 15.000 - 20.000 trứng/m2.

d. Kỹ thuật nuôi nòng nọc lên ếch con

* Cho nòng nọc ăn: Sau khi nở 3 - 4 ngày, vớt phù du động vật từ ao về cho ăn hoặc cho ăn bằng lòng đỏ trứng (4 quả/1 vạn nòng nọc/2 bữa sáng, chiều) bóp nhuyễn, rắc đều quanh bể. Trung bình từ nòng nọc lên ếch giống đạt tỷ lệ sống 50%.

* San thưa: Sau 8 ngày nuôi ở bể, san thưa với mật độ 500 - 1.000 con/m2.

* Thức ăn bổ sung gồm: 20 - 30% đạm động vật trộn với 70 - 80% bột ngũ cốc. Khẩu phần ăn/ngày: 0,5 - 1 kg/1 vạn con. Tuỳ nhiệt độ, nòng nọc biến thái thành ếch con trong khoảng 21 - 25 ngày.

đ. Kỹ thuật nuôi ếch con lên ếch giống

* Từ ngày 8 - 14: Mật độ 2.000 - 3.000 con/m2. Thức ăn: 30% tôm, tép, cá xay nhỏ trộn với 70% mì sợi, bún khô ngâm nước, cắt đoạn hoặc cơm nguội; ngày cho ăn 2 lần; khẩu phần ăn trong ngày bằng 8 - 10% trọng lượng ếch (khoảng 1 kg thức ăn/1.000 con/ngày);

* Từ ngày 15 - 21: Mật độ 500 - 1.000 con/m2. Điều chỉnh thức ăn cho phù hợp;

* Từ ngày 22 - 30: Điều chỉnh thức ăn. Khi ếch rụng đuôi, cho ếch ăn thức ăn viên 40% đạm, lượng thức ăn 7- 10% trọng lượng thân ếch.

2. KỸ THUẬT NUÔI ẾCH THỊT

a. Nuôi ếch trong ao

* Chuẩn bị ao

Mức nước 0,20 – 1,0 m. Ao có bố trí hệ thống sàn ăn, bè nổi cho ếch lên ăn mồi, nghỉ ngơi. Có hệ thống kênh cấp thoát nước, hệ thống lưới che chắn, bảo vệ ếch.

* Giống và mùa vụ

- Mùa vụ thả từ tháng 4 đến tháng 9.

- Trước khi nuôi nên tắm ếch giống trong nước muối 3%.

- Chọn ếch giống 45 ngày tuổi, cỡ đồng đều (3 - 6 cm/con), khoẻ mạnh, màu sắc đậm, không nhiễm bệnh hay bị dị tật, quen ăn thức ăn chế biến.

- Mật độ nuôi 40 - 60 con/m2 hoặc 80 - 100 con/m2 (tuỳ vào trình độ nuôi).

* Thức ăn và cho ăn

- Chủ yếu là thức ăn công nghiệp hoặc chế biến sẵn (độ đạm > 30%). Khầu phần ăn trong ngày bằng 8 - 10% trọng lượng ếch trong ao.

- Cho ăn: Tháng đầu cho ăn 3 - 4 lần/ngày, khi lớn cho ăn 2 lần/ngày (sáng và chiều).

Những vùng có sẵn tôm, cá, cua đồng, giun đất, trứng vịt loại thì có thể dùng thức ăn tự chế để hạ giá thành. Trộn những loại thức ăn thô trên với cám gạo, cho vào máy nghiền thức ăn, phơi khô trong bóng râm (không phơi trực tiếp dưới ánh sáng nắng mặt trời).

Nếu dùng thức ăn viên, rải trực tiếp xuống ao. Nếu dùng thúc ăn chế biến, để lên sàn ăn.

Nếu dùng thức ăn tươi sống, phải rửa sạch hoặc khử trùng trước khi cho ăn. Không thay đổi thức ăn hàng ngày đột ngột, vì ếch sẽ không ăn cho dù nó đang đói.

* Chăm sóc

- Thay nước: tháng đầu: 2 - 3 ngày thay nước 1 lần, mực nước luôn duy trì 20 - 30 cm. Từ tháng thứ 2 trở đi: thay nước hàng ngày, mực nước có thể giảm xuống còn 10 - 15 cm. Nên thay nước vào buổi sáng. Nếu dùng nước giếng khoan, nên trữ lại ít nhất 1 ngày mới sử dụng.

- Chăm sóc, quản lý ao: Thường xuyên bổ sung vitamin, thuốc bổ, men tiêu hoá vào khẩu phần ăn để tăng sức đề kháng và phòng bệnh cho ếch.

Mỗi tuần cho ếch tắm bằng thuốc sát trùng (thuốc tím, lodine)/lần.

Định kỳ 2 tuần cân ếch để có cơ sở điều chỉnh chế độ cho ăn và chăm sóc. Đồng thời phân loại ếch theo trọng lượng để tách nuôi riêng, tránh trường hợp cắn hoặc ăn thịt lẫn nhau.

* Thu hoạch

Ếch đạt 200g/con sau 3 - 3,5 tháng nuôi. Có thể thu toàn bộ.

b. Nuôi ếch thịt trong giai hoặc trong bể

* Chuẩn bị giai hoặc bể

- Chuẩn bị giai: Giai có kích thước 2x3m, hoặc 4x5m, hoặc 5x10m, cao 1 - 1,2 m, làm bằng lưới nilông may kín 5 mặt và phía trên có nắp đậy để tránh ếch nhảy ra ngoài và đề phòng dịch hại.

- Mực nước trong giai khoảng 20 - 30 cm.

- Tạo giá thể cho ếch lên cạn cư trú (bè tre, lục bình). Tổng diện tích giá thể chiếm 2/3 - 3/4 diện tích giai.

- Chuẩn bị bể xi măng: Bể phải đảm bảo độ cao để ếch không nhảy được ra ngoài và tránh kẻ thù xâm nhập, xung quanh thành bể phải giăng lưới. Diện tích bể khoảng 10m2, dưới đáy phải có ống thoát nước để tiện cho việc thay nước. Xây gờ 20 cm quanh phía trong bể, cao hơn mặt nước từ 5 - 10 cm để lấy nơi cho ếch nằm trên cạn.

* Giống và mùa vụ

Giống như nuôi trong ao, chỉ khác mật độ 100 con/m2, mực nước 7 - 10 cm (ngập 2/3 thân ếch).

* Thức ăn và cho ăn

Giống như khi tiến hành nuôi trong ao. Chỉ khác khẩu phần ăn trong ngày ở giai đoạn mới thả giống bằng 5 - 7% trọng lượng ếch; tháng tiếp theo là 2 - 3%.

* Chăm sóc

Ếch là loại động vật sống lưỡng cư, chúng thay da hàng ngày nên dễ làm cho nước trong bể nhanh bị bẩn. Vì vậy nên thay nước thường xuyên, 2 ngày/ lần trước khi ăn.

Nhằm tránh tình trạng ếch phân đàn, nên định kỳ lọc và phân cỡ để tránh hiện tượng cắn lẫn nhau. Cứ 3 ngày tiến hành phân đàn 1 lần. Theo dõi khả năng ăn của ếch để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp.

Định kỳ 15 ngày dùng thuốc tím 3 g/m3 xử lý bể nuôi, ngâm ếch 5 - 10 phút. Phòng ngừa địch hại như ếch mẹo, chuột, kiến,...

Sau khi nuôi 3 - 4 tháng, ếch đạt trọng lượng 150 - 300 g/con có thể tiến hành thu hoạch.

3. Thu hoạch và vận chuyển

a. Thu hoạch

- Thu nòng nọc bằng lưới cá hương;

- Thu ếch con bằng lưới nilông mắt nhỏ;

- Thu ếch thịt bằng lưới then 2 hoặc 3.

Thời gian thu vào sáng sớm hay chiều mát. Trước khi thu hoạch, ngừng cho ăn để ếch bài tiết hết phân, gớm ếch lại với mật độ dày để quen dần trước khi vận chuyển.

Dụng cụ thu ếch phải trơn, nhẵn, bắt nhẹ nhàng, tránh xây xát.

b. Vận chuyển

- Chọn ngày trời mát, nhiệt độ không khí dưới 30°C;

- Nòng nọc vận chuyển bằng thùng, xô, chậu có nước sạch, mật độ 80 - 100 con/lít; bằng túi PE có bơm ôxy: 600 - 800 con/lít;

- Ếch con vận chuyển báng sọt, rổ tre, lồng (có lót nilông) hoặc thùng, chậu, túi vải trong có 1 ít rong, bèo;

- Ếch thịt vận chuyển dụng cụ lớn hơn, thiết kế nhiều tầng, không chồng đè lên nhau, thoáng và giữ được độ ẩm bão hoà.

Khuyến Nông Việt Nam, 22/11/2016
Đăng ngày 23/11/2016
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia -  (Theo Bản tin KNVN số 8/2016)
Kỹ thuật

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 10:04 03/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 11:38 02/12/2024

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:04 18/12/2024

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Tạt vi sinh
• 14:04 18/12/2024

Một số loài cá có tiếng kêu "lạ" có thể bạn chưa biết

Trong thế giới tự nhiên phong phú và huyền bí, động vật biết phát ra tiếng kêu thường gây bất ngờ cho con người. Tuy nhiên, điều ít ai biết là ngay cả những loài cá – vốn bị coi là "lặng thinh" dưới nước – cũng có khả năng phát ra tiếng kêu đồng thanh điệu rất độc đáo.

Cá
• 14:04 18/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt tôm

Chất lượng thịt tôm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giá trị kinh tế và uy tín của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối diện với nhiều thách thức trong việc đảm bảo thịt tôm đạt chuẩn cao, từ môi trường nuôi đến công nghệ nuôi trồng và chế độ dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu các giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng thịt tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:04 18/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 14:04 18/12/2024
Some text some message..