Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá ngựa cảnh mang lợi nhuận bất ngờ

Kỹ thuật nuôi cá ngựa cảnh để ngắm chơi không phải khó nhưng nếu nuôi sinh sản hay thương phẩm đòi hỏi nhiều công sức chăm sóc cũng như đầu tư công phu.

nuôi cá ngựa
Kỹ thuật nuôi cá ngựa tuy không khó nhưng cũng phải nắm bắt thật vững các quy trình cơ bản mới thành công. Ảnh minh họa

Theo kinh nghiệm của nhiều chuyên gia nuôi cá cảnh, kỹ thuật nuôi cá ngựa quả thực không quá khó, ít rủi ro, đầu tư cơ sở vật chất cũng không quá tốn kém, giá bán ổn định nhưng lợi nhuận khá cao. Tuy nhiên, để có được lợi nhuận cao thì cũng không phải đơn giản phải có chiến lược cụ thể, rõ ràng mới đem lại thành công.

Cá ngựa có hình dáng khá đặc biệt, cong queo, gấp khúc, phần đầu và phần ngực gần như vuông góc; mồm hình ống, ngực và bụng lồi do 10-13 chiếc xương cong ra tạo thành, đuôi dài, nhỏ và cuộn khúc 4 vòng, không có vây bụng và vây đuôi. Đầu và thân cá đực có nhiều gai. Ở một số con có thể có chấm nhỏ màu nâu, bụng cá có túi sinh dục. 

Trên thế giới hiện có khoảng 35 loài cá ngựa, ở Việt Nam có khoảng 7 loài. Đây cũng là loài cá duy nhất có con đực đóng vai trò làm bố đồng thời làm mẹ. Ngoài vẻ đẹp độc đáo thì cá ngựa được dùng làm thuốc trong y học cổ truyền, có tác dụng kích thích sinh dục phái nam, hỗ trợ chữa bệnh vô sinh hoặc thai khó ở phụ nữ, bệnh hen suyễn, cao huyết áp, ung nhọt, hói đầu…

Bể nuôi

Để nuôi cá ngựa, bạn chỉ cần chuẩn bị bể xi măng. Trước khi nuôi bể phải được chùi rựa sach sẽ, sau đó phơi khô rồi bơm nước đã qua sử lý và cho sục khí. Nên làm đáy bể màu xanh thì cá sẽ có màu vàng rất đẹp, phía sau bể nuôi nên đặt một tấm tranh có nền màu xanh, hoặc tối để màu sắc của cá nổi lên làm nền sẽ vô cùng đẹp mắt.

Nhiệt độ

Cá ngựa sống trong nước có độ mối gia động khoảng 15 ‰ đến 35 ‰, độ ph tối ưu đao động từ 7,5 đến 8,5, lượng oxi hòa tan giao động từ 4 – 5 ml/lit. Mật độ nuôi cá ngựa lý tưởng là 2 đến 3 con/10 lít nước.

Kỹ thuật nuôi cá ngựa

Việc nuôi cá ngựa thương phẩm cũng không khó, nhưng đòi hỏi người nuôi phải nắm kỹ thuật nuôi cẩn thận, đúng và khoa học. Đặc điểm của con cá ngựa là ăn rất mạnh, rất khỏe ngay từ khi vừa sinh ra. Nếu đảm bảo được nguồn thức ăn thì coi như đã thành công hơn một nữa. Bên cạnh đó, do nuôi trong bể ở trong nhà, người nuôi dễ theo dõi tình trạng sức khỏe của cá cũng như mức độ tăng trưởng, môi trường mà cá sinh sống, đặc biệt là không sợ sự bất thường của thời tiết, nhiệt độ nào. Nguồn dinh dưỡng chủ yếu của cá ngựa chính là thức ăn sống như tôm, tép… và động vật nổi. Cho ăn 3 lần trong một ngày, 5 ngày thay nước một lần.

Phòng và trị bệnh

Cá ngựa nuôi cảnh thường mắc bệnh như nấm hoặc động vật đơn bào gây ra, như đầy hơi trướng bụng, bệnh phồng bong bóng, viêm ruột, mù mắt do thiếu ánh sáng… Để phòng trừ tốt nhất cho cá ngựa đó là dùng thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn.

Giá trị thương phẩm

Cá ngựa tuy không có giá trị về thực phẩm nhưng lại có giá trị dược liệu cao. Cá ngựa có tác dụng trị hen suyện, tăng cường sinh lực. Bên cạnh đó với hình thái đặc biệt cùng với đặc tính chung thủy nên cá ngựa rất được yêu thích nuôi trong nhà để làm cảnh. Cá ngựa hiện nay được thu mua rất nhiều tại nhiều tỉnh miền biển. Cá ngựa thương phẩm có thể là cá tươi hay cá khô. Nếu tính bình quân với số lượng khoảng từ 200 đến 250 con cá khô/kg thì có giá thành giao động hiện nay là từ 8 triệu cho đến 14 triệu.

Thu hoạch

Nuôi cá ngựa chỉ sau 3 tháng nuôi có thể xuất bán cá cảnh, từ 6-8 tháng có thể xuất bán cá ngâm thuốc và cho sinh sản. Chỉ sau 20 ngày đến 1 tháng, cá có thể sinh sản lại và tiếp tục cho ra những lứa cá mới đem lại nguồn lợi kinh tế bất ngờ cho người nuôi.

VIETQ
Đăng ngày 31/03/2017
An Dương
Kỹ thuật

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 10:04 03/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 11:38 02/12/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:58 29/11/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 13:30 12/12/2024

Máy cho ăn tự động Farmext Feeder Lite - Công nghệ tinh gọn, nhẹ nhàng chi phí

Giải quyết nỗi lo về chi phí cho người nuôi tôm trong vấn đề cần một thiết bị vừa tiết kiệm nhưng vẫn phải đảm bảo sự hiệu quả. Farmext Feeder Lite – Phiên bản mới chính là giải pháp thông minh, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của bà con. Với mức giá hợp lý, máy vẫn đảm bảo các tính năng hiện đại như điều khiển từ xa, hẹn giờ tự động, giúp việc nuôi tôm trở nên dễ dàng và tối ưu hơn bao giờ hết.

Máy cho tôm ăn
• 13:30 12/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 13:30 12/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 13:30 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:30 12/12/2024
Some text some message..