Ngành cá tra: Khó hơn để bền vững hơn

Việc kiểm tra 100% lô hàng sẽ tạo ra bước ngoặt mới cho con cá tra tại thị trường Mỹ. Từ chỗ có hàng trăm doanh nghiệp xuất cá tra vào Mỹ, đến năm 2017 này, con số chỉ còn ba doanh nghiệp và sau vụ kiểm tra 100% lô hàng tới đây, không biết còn bao nhiêu công ty trụ lại được ở Mỹ?

Chất lượng con cá tra đàng hoàng hơn?
Việc Mỹ tăng thời hạn kiểm soát cá tra, dù tới đây tình hình xuất khẩu có khó hơn, nhưng nhân đây, ngành cá tra có hội sắp xếp lại, đi vào quy củ, bền vững hơn.

Tuần qua, cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đón nhận thêm thông tin không mấy lạc quan, đó là việc Mỹ quyết định kiểm tra 100% các lô hàng cá da trơn nhập khẩu sớm một tháng, bắt đầu từ 2/8, thay vì 1/9 như dự kiến.

Quyết định kiểm tra 100% lô hàng cá tra của Việt Nam, xuất phát từ nguyên nhân trước đó các cơ quan chức năng kiểm ngẫu nhiên một số mẫu và phát hiện nhiều vi phạm. Theo quyết định này, từ 2/8 tới đây, tất cả các lô hàng nhập khẩu từ Việt Nam trước khi đưa ra thị trường nội địa Mỹ phải được kiểm tra tại các i-house (các trạm kiểm tra chính thức được điều hành bởi các công ty kho lạnh tư nhân và do bộ Nông nghiệp Mỹ chỉ định) về chất lượng sản phẩm, tiêu chí an toàn thực phẩm…

Hiện, một số doanh nghiệp đang xuất khẩu cá tra vào Mỹ như Hùng Vương, Vĩnh Hoàn, Biển Đông đã có động thái tăng cường kiểm soát các nguy cơ ngay tại hệ thống ao nuôi, nhà máy chế biến nhằm giảm rủi ro hàng sang Mỹ bị trả về. Các giải pháp đó là tăng cường lấy mẫu kiểm tra tại hầm cá, kiểm tra nhiều tiêu chuẩn, chỉ tiêu cùng một lúc, tỷ lệ dư lượng cho phép ở mức thấp hơn nhiều so với trước đây. Con cá về đến nhà máy, chế biến ra philê cũng được lấy mẫu không chỉ ngẫu nhiên mà lấy có chủ đích nhiều mẫu trong một lô hàng để kiểm tra. Kiểm tra lần một chưa phát hiện thì lần hai. Các mẫu cũng được kiểm tra ở nhiều phòng thí nghiệm khác nhau để làm cơ sở đối chứng. Chất lượng con cá tra cũng phải thay đổi, không thể tuỳ tiện quay tăng trọng, mạ băng vô tội vạ như trước mà phải bán “đúng giá trị, chất lượng thực” của nó. Các vi phạm về bao bì, nhãn mác cũng không bao giờ được để xảy ra như trước đây.

Tất nhiên, chi phí, công sức, thời gian cho các giải pháp “kiểm soát nguy cơ” mà doanh nghiệp đang phải bỏ ra là vô cùng lớn. Nhưng đổi lại, theo tiết lộ của các doanh nghiệp, từ nhiều tháng trước, khi biết thông tin Chính phủ sẽ kiểm tra 100% lô hàng cá tra, nhà nhập khẩu đẩy mạnh mua hàng và chấp nhận giá cao hơn. Trước đây, giá philê cá tra xuất sang Mỹ dao động quanh ngưỡng 2,5 – 3 USD/kg, thì bây giờ, đã vọt lên ngưỡng 4,5 – 5 USD/kg. Mức giá được coi là trong mơ, cao hơn cả thời điểm trước vụ kiện chống bán phá giá năm 2004.

Giá cá tra xuất vào Mỹ tăng đột biến, kể ra cũng là hợp lý, bởi trong đó sẽ phải gánh tất cả các chi phí tăng thêm khi Mỹ áp dụng kiểm tra 100% lô hàng. Ngoài chi phí tại Việt Nam, nếu kiểm tra 100% thì người tiêu dùng Mỹ phải trả thêm phí kiểm định mẫu, phí lưu kho, phí trễ đơn hàng và có khi, cả phí rủi ro hàng bị trả về. Nước Mỹ muốn an toàn thì họ phải trả thêm tiền, đó là lẽ thường. Chúng ta cũng đừng lo lắng con cá tra sẽ khó cạnh tranh khi phải “cõng” một khối chi lớn như vậy, bởi ngoài con cá tra, Mỹ cũng đồng thời áp dụng kiểm soát với tất cả các sản phẩm thuỷ sản, thực phẩm của các nước. Chi phí “đội” lên là như nhau. Hơn nữa, cá tra vào Mỹ mấy chục năm nay, đã định hình phân khúc tiêu dùng trong lòng nước Mỹ, giờ muốn thay đổi cũng không dễ.

Như vậy, việc Mỹ tăng thời hạn kiểm soát cá tra, dù tới đây tình hình xuất khẩu có khó hơn, nhưng nhân đây, ngành cá tra có hội sắp xếp lại, đi vào quy củ, bền vững hơn.

Chỉ trong cuối tháng 6/2017, đã có hai trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam bị trả hàng về. Cụ thể, một lô hàng khoảng 38.000kg (84.000 pound) philê cá basa của công ty Vĩnh Hoàn (Việt Nam) đã bị trả lại. Một nhà xuất khẩu khác có tên Cado Holdings cũng phải thu hồi hơn 11.600kg (25.760 pound) philê swai đông lạnh nhập khẩu được phân phối ở các trung tâm thương mại ở Mỹ.

 

TGTT
Đăng ngày 19/07/2017
bài, ảnh Thư Đặng
Kinh tế

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 10:07 18/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 09:41 15/11/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 00:29 21/11/2024

Tự tin thể hiện ý tưởng cùng Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới

Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới là cuộc thi viết được tổ chức bởi Tép Bạc. Cuộc thi dành cho tất các các đối tượng sinh viên đam mê ngành thủy sản tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các bạn tự do thể hiện mọi góc nhìn và ý tưởng của mình đối với ngành thủy sản.

Cuộc thi viết
• 00:29 21/11/2024

Đặc điểm sinh sản kỳ thú của rồng lá biển

Rồng lá biển (Phyllopteryx) là một trong những loài sinh vật biển kỳ thú bậc nhất với vẻ ngoài vô cùng độc đáo, khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với thực vật hơn là động vật.

Rồng lá biển
• 00:29 21/11/2024

Niềm tự hào của người ươm mầm tương lai

Thuở còn đi dạy, tôi thường lên mạng tìm kiếm tài liệu bổ sung cho các bài giảng của mình. Một lần tình cờ tôi tìm đến trang web có tên rất ngộ nghĩnh và dễ thương: Tepbac.

Anh Trần Duy Phong
• 00:29 21/11/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 00:29 21/11/2024
Some text some message..