Nghề chế biến hải sản ở Hoài Nhơn: Cần mở hướng để phát huy thế mạnh

Ngoài mặt hàng nước mắm với sản lượng trên 8,3 triệu lít/năm, các cơ sở chế biến thủy sản ở Hoài Nhơn (Bình Định) còn chế biến gần 9.000 tấn mực khô, cá phi lê, vi cước cá, khô cá chỉ vàng, cá cơm, da cá các loại, cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Nhờ chế biến, giá trị của các loại hải sản tăng cao so với giá trị ban đầu.

phơi mực khô
Phơi mực khô ở Tam Quan Bắc.

Bình quân mỗi năm ngư dân Hoài Nhơn đánh bắt trên 44.000 tấn hải sản các loại. Trước đây số hải sản này chủ yếu bán tại chỗ cho các thương lái, những năm gần đây phần lớn được tiêu thụ tại địa phương để biến thành nhiều mặt hàng cao cấp tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Theo Phòng kinh tế huyện Hoài Nhơn, toàn huyện hiện có 250 cơ sở chế biến hải sản, gồm 229 cơ sở chế biến nước mắm, 21 cơ sở chế biến hải sản khô các loại. Các cơ sở chế biến hải sản đã góp phần giải quyết việc làm cho gần 600 lao động tại địa phương.

Bà Mai Đào, chủ cơ sở chế biến hải sản Mai Đào ở thôn Thiện Chánh 1, xã Tam Quan Bắc, chia sẻ: “Trước đây gia đình tui chủ yếu mua bán hải sản tươi sống, nhưng trong 3 năm gần đây đã chuyển sang nghề chế biến cá ngừ phi lê, hun khói; cá chỉ vàng và mực khô, vừa chạy hàng lại ít lo lắng đầu ra vì sản phẩm chế biến có thể bảo quản được lâu hơn”.

Bà Trần Thị Duyên, chủ cơ sở sản xuất nước mắm ở thôn Ca Công, xã Hoài Hương - một trong 14 cơ sở sản xuất nước mắm lớn nhất huyện, cho biết: “Trung bình hàng năm cơ sở của tôi sản xuất gần 100 ngàn lít nước mắm, giải quyết việc làm thường xuyên cho 15 lao động địa phương với thu nhập từ 2,5 - 3 triệu đồng/người/tháng”.

Mặc dù là một trong những ngành nghề mang lại nguồn thu nhập lớn, góp phần giải quyết việc làm với thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động tại địa phương, tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường ở các cơ sở chế biến hải sản rất đáng báo động. Đồng thời, một số mặt hàng hải sản truyền thống, có giá trị cao của địa phương, đến nay đã dần khan hiếm do nguyên liệu chế biến thiếu ổn định.

Ông Trương Đình Khôi, chủ cơ sở Khôi Huệ, chuyên sản xuất sản phẩm vi cước cá và mực sơ chế, cho biết: “Nghề chế biến vi cước cá của gia đình tôi đã duy trì gần 30 năm, đây là một mặt hàng chủ lực trong các mặt hàng hải sản chế biến, có giá từ 5 triệu đồng đến 25 triệu đồng/kg. Vài năm gần đây, số lượng vi cá của ngư dân địa phương thu về sau mỗi chuyến biển rất ít, do nhiều tàu ngại cập cảng cá Tam Quan Bắc vì sợ mắc cạn, nên đã bán ở nơi khác. Hiện cơ sở của tôi chỉ chế biến mực sơ chế, hàng tháng cung ứng từ 10 - 15 tấn cho các cơ sở làm mực tẩm ở TP Hồ Chí Minh, Nha Trang, Quy Nhơn và Đà Nẵng.

Ông Trương Quang Minh, Phó chủ tịch UBND xã Tam Quan Bắc, cho biết: Nghề chế biến hải sản ở địa phương tuy giải quyết được nhiều việc làm, đem lại thu nhập cao, song phần lớn các cơ sở ở đây đều sản xuất theo quy mô hộ gia đình, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, làm hạn chế hoạt động sản xuất.

Cũng theo ông Minh, tỉnh đã có kế hoạch nạo vét thông luồng khu neo đậu tàu thuyền cảng cá Tam Quan Bắc, và xây dựng lại khu chế biến hải sản tập trung tại Gò Dài, nằm cách biệt khu dân cư. Đây được coi là một biện pháp khả thi trong điều kiện hiện nay, để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường cũng như tạo điều kiện cho nghề chế biến hải sản ở địa phương phát triển ổn định và bền vững.

Báo Bình Định, 18/02/2016
Đăng ngày 20/02/2016
Bảo Sương - Ánh Nguyệt
Chế biến

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 00:14 23/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 00:14 23/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 00:14 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:14 23/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 00:14 23/12/2024
Some text some message..