"Nghêu tặc" lộng hành, nguy cơ diễn ra xung đột

Những ngày qua, việc xâm hại bãi giống của 6 hợp tác xã nuôi trồng thủy sản để khai thác nghêu lụa trái phép tiếp tục diễn biến phức tạp, gay gắt trên ngư trường vùng biển huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.

ghe cào nghêu
Nhiều ghe cào tập trung khai thác nghêu lụa và những loài thủy sản khác vùng ven biển huyện Kiên Lương (Kiên Giang).

Tình trạng “nghêu tặc” hoành hành cả ngày lẫn đêm khiến các hợp tác xã bị tổn thất kinh tế nặng nề và gây bất ổn an ninh trật tự trên biển.

Đi cùng lực lượng Kiểm ngư Kiên Giang, Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Hòn Chông và Công an huyện Kiên Lương tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển sáng ngày 8/2, mới thấy sự lộng hành, ngang nhiên cào cướp nghêu của các đối tượng “nghêu tặc”.

Tại khu vực bãi giống của Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản Vững Mạnh (xã Bình An) có đến hàng chục phương tiện khai thác thủy sản vào cào nghêu lụa một cách tự nhiên. Thế nhưng, khi phát hiện tàu kiểm ngư tuần tra, kiểm soát ngư trường, những đối tượng này nhanh chóng kéo cào lên, tăng tốc chạy ra ngoài khu vực bãi giống hoặc trở vào bờ neo đậu như không có chuyện gì xảy ra. 

Lực lượng làm nhiệm vụ rất khó bắt quả tang “nghêu tặc” tại hiện trường. Ông Phù Thọ Lập, Phó Giám đốc Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản Vững Mạnh cho biết, lúc tàu kiểm ngư làm nhiệm vụ trên biển thì bãi nghêu tạm ổn, ít bị các đối tượng xâm hại, cào trộm. Tuy nhiên, khi tàu trở về chưa tới bến thì “nghêu tặc” xuất hiện ngay, ngang nhiên thả cào cướp nghêu.

Đội bảo vệ của hợp tác xã quay phương tiện trở ra nhưng chẳng những không ngăn chặn, đẩy đuổi được các đối tượng mà còn bị chúng đe dọa, uy hiếp, sẵn sàng đánh trả nếu bị bắt giữ. Hợp tác xã gần như bất lực trong việc bảo vệ nguồn lợi kinh tế của mình do phương tiện nhỏ, lực lượng chỉ 5 - 7 người, nhất là trước hành vi phản kháng hết sức manh động của đối tượng có sự tổ chức, liên kết với nhau để cướp nghêu.

Theo Thượng tá Lê Trung Dũng, Trưởng Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Hòn Chông, tình hình trên biển Kiên Giang từ năm 2015 đến nay khá phức tạp, nhất là xuất hiện tình trạng tranh chấp ngư trường trong ngư dân khai thác đánh bắt thủy sản. Trước và sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, khu vực biển Kiên Lương nổi lên vấn nạn đối tượng từ nhiều nơi khác đến xâm hại các bãi giống của các hợp tác xã để cào trộm nghêu lụa khiến xã viên lo lắng và gây bất ổn an ninh trật tự trên biển.

Đơn vị phân công các tổ công tác hỗ trợ hợp tác xã, yêu cầu ngư dân ra khỏi khu vực bãi giống. Tuy nhiên, khi lực lượng biên phòng xuất quân tuần tra, kiểm tra, kiểm soát thì họ chạy ra khỏi khu vực và lại tràn vào khai thác trái phép khi lực lượng rút quân, nhất là vào ban đêm.

Để xâm nhập vào các bãi nghêu lụa này, đối tượng lợi dụng đêm tối, lén lút nhổ bỏ hoặc kéo sập cột mốc, tháo bỏ phao tiêu ranh giới của bãi giống nên lực lượng biên phòng gặp khó khăn trong xử lý vi phạm. Hầu hết những đối tượng khi bị bắt giữ phương tiện đều cho rằng không xâm hại bãi nghêu khai thác và yêu cầu lực lượng làm nhiệm vụ chỉ rõ cột mốc, phao tiêu xác định ranh giới bãi giống của các hợp tác ở đâu nên rất khó xử lý.

Thực hiện chủ trương cho thuê, quản lý cộng đồng các bãi giống thủy sản tự nhiên vùng ven bờ và ven biển, tỉnh Kiên Giang cho 6 hợp tác xã thuê, quản lý, bảo vệ, tái tạo và khai thác bãi giống trên ngư trường vùng biển Kiên Lương; trong đó, xã Bình An có 4 hợp tác xã đồng quản lý bãi giống. 

khai thác nghêu lụa
Khai thác nghêu lụa trái phép tiếp tục diễn biến phức tạp trên ngư trường vùng biển huyện Kiên Lương.

Ông Trịnh Văn Mịnh, Phó Chủ tịch UBND xã Bình An, cho hay được giao bãi giống, các hợp tác xã đầu tư kinh phí làm phao, đóng cọc xác định ranh giới, mua sắm phương tiện, thiết bị máy móc và tổ chức lực lượng bảo vệ. Các bãi giống được quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt, giảm đáng kể tình trạng đánh bắt ven bờ, ven biển. Do môi trường sống ổn định, nhiều loài thủy sản tập trung về trú ngụ, sinh sản phát triển bầy đàn, tái tạo, khôi phục nguồn lợi thủy sản tự nhiên đang bị cạn kiệt, suy giảm nghiêm trọng.

Đầu tháng 12/2016, UBND tỉnh Kiên Giang cho phép ngư dân khai thác nghêu, sò trên ngư trường đến tháng 6/2017. Theo đó, nhiều phương tiện khai thác thủy sản tập trung về vùng biển Kiên Lương cào nghêu, sò, nhất là thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 để thu lợi. Họ khai thác cạn kiệt nguồn nghêu, sò này bên ngoài bãi giống tự nhiên và xâm hại vào bãi giống của các hợp tác xã, vừa gây thiệt hại kinh tế nặng nề, làm biến động môi trường sinh thái vùng biển ven bờ, gây bất ổn an ninh trật tự xã hội trên ngư trường.

Lực lượng bảo vệ của mỗi hợp tác xã chỉ 5 - 7 người, với 2 - 3 phương tiện công suất nhỏ không ngăn được hàng chục, có thời điểm lên đến hàng trăm phương tiện đồng loạt nổ máy, thả cào trong khu vực bãi giống. Cứ thế, chúng hoành hành hết khu vực bãi giống này đến khu vực bãi giống khác cả ngày lẫn đêm.

Vấn nạn “nghêu tặc” tiếp tục diễn biến phức tạp, gay gắt hơn trong thời gian tới và rất khó ngăn chặn, thậm chí xung đột trên ngư trường trước nguy cơ có thể xảy ra rất cao nếu thiếu những giải pháp đồng bộ, quyết liệt để kiềm chế, kiểm soát từ các ngành chức năng tỉnh Kiên Giang và huyện Kiên Lương.

Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản Vững Mạnh được giao bãi giống diện tích 800 ha, với 50 xã viên tham gia đồng quản lý, bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản. Ông Phù Thọ Lập, Phó Giám đốc Hợp tác xã này cho biết, từ trước và sau Tết đến nay, lượng nghêu lụa bị cào trộm, thất thoát ước tính hơn 300 tấn, thiệt hại trên 3 tỷ đồng.

Nếu không bị tấn công, vụ nghêu năm nay hợp tác xã sẽ thu về từ hơn 5 tỷ đồng sau khi trừ các khoản chi phí. Hiện hợp tác xã cố gắng giữ vì nghêu còn nhỏ, đúng kích cỡ mới thu hoạch. Bà con xã viên lo lắng trắng tay trước nạn “nghêu tặc” đang diễn biến xấu, khó ngăn chặn và không kiểm soát được.

Để hỗ trợ các hợp tác xã bảo vệ bãi giống, lập lại an ninh trật tự trên biển, Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Hòn Chông phối hợp với các lực lượng hữu quan và huyện Kiên Lương triển khai đồng bộ các giải pháp truy quét, ngăn chặn khai thác nghêu lụa trái phép. Sau 2 ngày ra quân (7 - 8/2), lực lượng làm nhiệm vụ đã bắt giữ, xử lý hơn 10 phương tiện của các đối tượng không giấy tờ, không giấy phép khai thác…

Thượng tá Lê Trung Dũng, Trưởng Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Hòn Chông nhấn mạnh, đơn vị tiếp tục phối hợp với các ngành hữu quan tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển, truy đuổi các đối tượng trộm cướp tài sản nhân dân, không để tình hình tiếp tục diễn biến phức tạp; đồng thời, hướng dẫn, hỗ trợ các hợp tác xã xây dựng đội bảo vệ đủ mạnh, kết hợp với lực lượng hữu quan thực hiện tốt nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát. Các hợp tác xã cần tiến hành xây dựng lại cột mốc ranh giới bãi giống kiên cố, chắc chắn để có cơ sở xử lý các phương tiện xâm hại.

Báo Tin Tức, 09/02/2017
Đăng ngày 10/02/2017
Bài & ảnh: Lê Huy Hải (TTXVN)
Nông thôn

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 19:32 22/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 19:32 22/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 19:32 22/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:32 22/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 19:32 22/12/2024
Some text some message..