Ngư dân Rạch Gốc vào vụ cá khoai

Hiện nhiều ngư dân tại cửa biển Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển tất bật chuẩn bị ngư cụ để bước vào vụ đánh bắt cá khoai. Vụ mùa cá khoai bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào khoảng tháng 2 âm lịch hằng năm.

Ngư dân Rạch Gốc vào vụ cá khoai
Ngư dân Rạch Gốc thu hoạch cá khoai đầu mùa đánh bắt

Những ngư dân làm nghề đánh bắt cá khoai tại Rạch Gốc cho biết, những ngày qua, trời trở gió chướng, thời tiết tốt, biển êm nên rất thuận lợi cho các phương tiện nhỏ, gần bờ đánh bắt cá khoai. Do cá khoai là loại thân mềm, rất khó bảo quản và cá thường tập trung sinh sống ở khu vực gần bờ. Vì vậy, thông thường, người đánh bắt chỉ hoạt động cách bờ khoảng từ 10 hải lý trở lại và ra vào trong ngày để tránh cá đánh bắt được bị ươn.

Do mới bắt đầu bước vào vụ đánh bắt nên cá khoai còn nhỏ, lượng cá chưa nhiều. Vì hút hàng nên giá cá khoai tại cửa biển Rạch Gốc hiện tăng cao, dao động ở mức giá khoảng 80-85 ngàn đồng/kg (cá loại 1), 65-70 ngàn đồng/kg (cá loại 2). Có thời điểm sốt giá lên đến 100 ngàn đồng/kg.

Giá cá tăng cao nên nhiều ngư dân địa phương phấn khởi. Họ bắt đầu mua sắm thêm ngư cụ để ra khơi đánh bắt với hy vọng trúng đậm mùa cá trong vài ngày tới.

Anh Nguyễn Hoàng Đúng, 39 tuổi, ngư dân tại Rạch Gốc, vui mừng chia sẻ: "Khoảng 1 tuần nay, ngày nào tôi cũng trúng giá cá khoai. Dù ghe tôi hoạt động đánh bắt ngoài cửa Rạch Gốc và ra vào trong ngày nhưng nhờ giá cá cao, cá khoai lại hút hàng nên rất được nhiều vựa cá săn đón. Trung bình mỗi ngày tôi thu nhập hơn 2,5 triệu đồng từ cá khoai. Do đó, tôi đã mua thêm ngư cụ để ra khơi đánh bắt. Hy vọng khi vào chính vụ, giá cá vẫn ở mức cao như vậy thì cuộc sống của ngư dân chúng tôi sẽ sung túc hơn vào dịp Tết Nguyên đán sắp tới".

Báo Cà Mau
Đăng ngày 17/11/2017
Trần Quốc Khải
Đánh bắt

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác chống khai thác IUU

Từ năm 2017 đến nay, các cấp, các ngành, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật. Xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, giảm dần số vụ vi phạm.Tuy nhiên, phát triển ngành thủy sản Việt Nam chưa bền vững, chưa gỡ được cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu, chưa tuân thủ đầy đủ quy định chống khai thác IUU...

Đánh bắt xa bờ
• 09:39 08/05/2024

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Nguồn tín chỉ carbon xanh dương từ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là nguồn tín chỉ carbon xanh dương - sản phẩm đắt tiền và cao cấp của tự nhiên và Việt Nam có tiềm năng lớn. Số liệu thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết hiện nay tổng diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam khoảng 200.000 ha. Với diện tích này, Việt Nam đứng top đầu trong các quốc gia có diện tích rừng ngập mặn trên toàn thế giới. Theo đánh giá với 1ha rừng ngập mặn có khả năng hấp thụ carbon cao gấp 5 lần so với 1ha của rừng trên cạn.

Rừng ngập mặn
• 11:19 08/05/2024

Hiện tượng tẩy trắng san hô: Hệ quả của biến đổi khí hậu

Theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA), năm 2024 được dự đoán là thời điểm mà chúng ta sẽ phải đối mặt với hiện tượng tẩy trắng san hô trên toàn cầu lần thứ tư sau ba đợt tẩy trắng trước đó lần lượt vào năm 1998, 2010 và 2014 - 2017.

San hô
• 11:19 08/05/2024

Vệ sinh các thiết bị nuôi tránh gây lây nhiễm ở vụ sau

Ngoài việc thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật chuẩn bị, phòng ngừa dịch bệnh, vệ sinh và cải tạo kỹ ao cũ để đảm bảo chất bẩn, vi khuẩn có hại, dịch bệnh được xử lý triệt để cho ao tôm trước khi bắt đầu vụ mới. Thì bà con cũng cần quan tâm và đảm bảo vệ sinh đầy đủ các thiết bị cần thiết để hỗ trợ quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Vậy, làm thế nào để vệ sinh các thiết bị tránh gây lây nhiễm ở vụ sao đúng cách và an toàn. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Thiết bị ao nuôi tôm
• 11:19 08/05/2024

Một số giải pháp kỹ thuật ứng phó với biến đổi khí hậu trong nuôi trồng thủy sản

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm thời tiết tiếp tục thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, áp thấp nhiệt đới, mưa, bão xảy ra không theo quy luật.

Ao nuôi tôm
• 11:19 08/05/2024

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác chống khai thác IUU

Từ năm 2017 đến nay, các cấp, các ngành, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật. Xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, giảm dần số vụ vi phạm.Tuy nhiên, phát triển ngành thủy sản Việt Nam chưa bền vững, chưa gỡ được cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu, chưa tuân thủ đầy đủ quy định chống khai thác IUU...

Đánh bắt xa bờ
• 11:19 08/05/2024