Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
Sứa

Khai thác sứa biển là một nghề đang “hot” 

Sứa nói chung là loài nhuyễn thể thân mềm, thường sống ở biển và các vùng nước ven bờ. Đây là một sinh vật đóng vai trò quan trọng trong chuỗi và lưới thức ăn trong môi trường biển. 

Đa số sứa biển có thân dạng hình bán cầu với chiếc dù, xung quanh là riềm màu trong suốt. Ở thân dưới sứa là miệng và bao quanh là 4 xúc tua lớn cùng nhiều xúc tu nhỏ. 

Theo một nghiên cứu khác hoàn thành năm 2011, ở nước ta hiện nay có đến 128 loài, bao gồm 26 loài sứa dù và 14 loài sứa lược ở vùng biển ven bờ. Trong đó, có 4 loài sứa thủy sản có khả năng khai thác, đó là: Sứa chấm, sứa sen, sứa rô và sứa gai. 

Ngày trước, không chỉ khách du lịch mà nhiều ngư dân cũng hạn chế tiếp xúc với sứa biển nói chung bởi sinh vật biển này mang độc tố khá mạnh; thậm chí có thể gây tử vong ở người. 

Tuy nhiên, trong khoảng mấy năm trở lại đây, sứa được ngư dân miền biển ví như “vàng trắng” bởi loại thủy sản này nhận được rất nhiều đơn đặt hàng từ thị trường nước ngoài mà điển hình là Trung Quốc. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ các món ăn được chế biến từ sứa ở thị trường nội địa cũng gia tăng đáng kể. 

Lý do sứa biển được đông đảo người yêu thích là bởi bên cạnh sự thơm giòn, loại hải sản này còn rất giàu dinh dưỡng như: Đạm, canxi, sắt, iot và đặc biệt là chứa rất ít chất béo. 

Nắm bắt được xu thế này, nhiều người dân đã bắt đầu thực hiện các hoạt động đánh bắt và chế biến sứa biển. Thông thường, những con sứa biển được đánh bắt tương đối gần bờ, khoảng từ 1-3 hải lý. Thời điểm sau tết đến độ tháng 3 hay tháng 4 âm lịch được cho là mùa thu hoạch sứa. Trên thực tế, thời gian thu hoạch cũng như số lượng sứa còn tùy thuộc theo thời tiết mà sẽ biến động ít nhiều. 

Sứa biểnSứa biển

Hiện nay, sứa biển đang là đối tượng thủy sản giàu tiềm năng khai thác kinh tế ở nước ta. Tính cả 4 vùng ven biển của Việt Nam, tổng trữ lượng sứa kinh tế ở bốn vùng ven biển khoảng hơn một triệu tấn.  

Nhờ có nghề đánh bắt sứa mà thu nhập của nhiều ngư dân được ổn định hơn và kinh tế địa phương cũng phát triển đáng kể bởi giá trị xuất khẩu thô của sứa có thể lên đến hàng triệu USD/năm. 

Quá trình tạo ra sứa thương phẩm 

Gần đây, nghề khai thác sứa phát triển khá mạnh ở nước ta, nhưng không phải tất cả người dân vùng biển đều tham gia vào các hoạt động khai thác và chế biến sứa biển. Trên thực tế, công việc này đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và đặc biệt là một sức khỏe tốt bởi cường độ làm việc vào mùa sứa cao điểm đôi khi phải bắt đầu vào lúc 1h sáng và đến tận 18h hôm sau mới kết thúc. 

Tuy nhiên, đối với những ngư dân theo nghề đánh bắt sứa biển thì loại thủy sản này chính là “lộc của biển”. Bởi chúng chỉ cần đánh ven bờ lại không cần trang bị nhiều ngư cụ phức tạp. Do đó, so với một số nghề chài lưới khác thì nghề này tốn ít chi phí đầu vào hơn rất nhiều. 

Bù lại, khâu đánh bắt và sơ chế sứa biển lại khá khó khăn vì trung bình sứa sẽ có khối lượng từ 20 đến 70kg. Hơn nữa, thân sứa chứa 96-97% nước nên chỉ vài giờ sau khi thu hoạch là hư hỏng. Thế nên ngay khi cập bến, những con sứa phải được sơ chế ngay tại bờ. 

Sau khi đưa vào bờ, sứa sẽ được người dân đổ ra giữa bãi cát để bóc tách các lớp nhờn ở phía dưới bụng và làm sạch nội tạng. Đây là một công đoạn rất quan trọng bởi nếu trường hợp sứa không được xử lý sạch thì sẽ dễ khiến người ăn bị dị ứng. 

Sứa đỏSứa đỏ được sử dụng làm món ăn đặc sản. Ảnh: Sưu tầm

Kế đó, người ta phân sứa thành hai phần là thân và chân; trong đó, chân là bộ phận có giá trị nhất của một con sứa. Thông thường sau bước này, sứa được ngâm với nước lá ổi hoặc lá xoài để loại bỏ nhớt và mùi tanh. 

Một điều nhất định phải lưu ý là trong quá trình chế biến sứa không được sử dụng bất cứ nguyên liệu nào ngoài nước sạch và muối biển. Độ mặn của muối chính là chìa khóa quan trọng để bảo quản sứa tươi ngon. 

Song, đây chỉ là cách làm trước đây, để nâng cao giá trị của sứa thì nhiều cơ sở sản xuất đã nâng cấp quy trình chế biến sứa ngâm muối thành sứa ăn liền nhằm đáp ứng được đa dạng nhu cầu của người tiêu dùng hơn. 

Có thể nói, dù sứa biển có nhiều loại mang độc tố gây nguy hại đến con người và môi trường, nhưng cũng có không ít loại sứa mang lại giá trị kinh tế rất cao. Việc tiêu thụ sứa biển gia tăng không chỉ giúp kinh tế biển nói chung phát triển mà còn tạo ra cơ hội nghề nghiệp và tăng thu nhập cho ngư dân vùng biển. 

Thêm nữa, điều này còn làm giảm bớt những tác động tiêu cực của sứa như hiện tượng “sứa nở hoa”, làm rách lưới đánh cá của ngư dân, làm bẩn cá đánh bắt cũng như hiện tượng sinh sôi tràn lan làm tắc nghẽn thiết bị làm mát và hư hỏng các nhà máy điện,... 

Đăng ngày 25/03/2024
Nguyệt Hoa @nguyet-hoa
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 22:46 09/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 22:46 09/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:46 09/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 22:46 09/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 22:46 09/11/2024
Some text some message..