Nhộn nhịp nghề làm khô tôm tích

Trong những ngày này, ở các cửa biển của huyện Ngọc Hiển, nghề làm khô tôm tích trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Người người, nhà nhà bắt đầu làm khô tôm tích để phục vụ thị trường Tết cổ truyền của dân tộc. Đây không phải là nghề chính nhưng đã giúp nhiều chị em kiếm hàng chục triệu đồng vào thời điểm cuối năm.

Nhộn nhịp nghề làm khô tôm tích
Tôm tích cắt dọc hai bên thân, ướp đá khoảng 8 tiếng rồi lột vỏ, ướp gia vị.

Những con nước cuối năm là bắt đầu vào vụ tôm tích nên các phương tiện hoạt động đáy hàng khơi luôn trúng mùa. Mỗi đêm khai thác, chủ phương tiện có thể đánh bắt được 3-4 tấn tôm tích tươi. Mỗi ngày có hàng trăm người lựa tôm, cá, mực và mua tôm tích tươi về làm khô. Đây là thời điểm giúp chị em phụ nữ có thêm việc làm từ nghề làm khô.

Trước đây, tôm tích tươi nhiều vô kể và người dân chỉ biết dùng làm những món ăn đơn giản, chưa có cách bảo quản tôm tích để dự trữ lâu dài. Những lúc đánh bắt nhiều, các chủ phương tiện đành phải bán giá rẻ, nhưng cũng ít người mua. Dần dần nhiều chị em phụ nữ nghĩ đến việc làm khô. Từ đó khô tôm tích bắt đầu thịnh hành, phát triển mạnh dịp cuối năm.

Hiện tôm tích tươi được các chủ phương tiện bán với giá khoảng 4.000 đồng/kg, nhưng không đủ bán.

Ông Lê Thế Vũ, chủ phương tiện đánh bắt thuỷ sản Khóm 8, thị trấn Rạch Gốc, chia sẻ: “Trước đây tôm tích tươi bán không ai mua, có lúc đành phải bỏ hàng tấn. Giờ làm khô, bán được giá, mỗi ngày thu về trên 4 triệu đồng”.

Bà Nguyễn Thị Mùi, Khóm 8, thị trấn Rạch Gốc, có nhiều kinh nghiệm làm khô tôm tích, chia sẻ, thường bắt đầu tháng 11 âm lịch nghề này đã vào vụ. Nhưng để có được khô tôm tích chất lượng ngon, người làm trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi đôi bàn tay cần mẫn, khéo léo và rất kỳ công. Để có 1 kg khô tôm tích, phải cần đến 9 kg tôm tích tươi. Những con tôm tích tươi được cắt dọc thân rồi ướp gia vị, đem xếp thành hình tròn, phơi dưới ánh nắng mặt trời khoảng 2 ngày bắt đầu tiêu thụ.

Bà Nguyễn Thị Bùi, Khóm 8, thị trấn Rạch Gốc, cho biết: “Làm thì cực nhưng rất vui. Vào vụ, nguyên một xóm phơi toàn khô tôm tích. Nhà làm nhiều mỗi ngày trên 20 kg, làm ít được 5-7 kg khô. Mỗi ký khô tôm tích giá 400.000 đồng, trừ chi phí còn lãi gần 40.000 đồng”.

Bà Trần Ánh Nguyệt, Chủ tịch Hội LHPN xã Tam Giang Tây, cho biết: “Hiện trên địa bàn xã có khoảng 3 phương tiện đánh bắt tôm tích, mỗi ngày đánh bắt gần 5 tấn tôm tích tươi. Nhưng chỉ trúng vào khoảng tháng 10-12 âm lịch. Hiện sản lượng tôm tích tươi không đủ để làm khô. Vào cuối năm này, tôm tích khô bán chạy lắm, chị em phụ nữ có thêm nghề tay trái, góp phần tăng thu nhập trong những ngày Tết. Mỗi ngày chị em có thể kiếm thêm từ 200.000-300.000 đồng”.

Tại xã Đất Mũi có khoảng 40 phương tiện khai thác tôm tích. Nơi đây đã hình thành 1 tổ hợp tác làm khô, chuyên bán đầy đủ các loại khô. Nhưng trong thời điểm này chủ lực là khô tôm tích. Mỗi ngày ở xã Đất Mũi cung ra thị trường gần 1 tấn khô tôm tích. Các thành viên thu nhập mỗi tháng trên 6 triệu đồng.

Theo bà Tạ Mỹ Hạnh, Chủ tịch Hội LHPN huyện Ngọc Hiển, toàn huyện hiện có khoảng 40 hộ làm khô tôm tích. Nhưng do hoạt động thời vụ, chủ yếu mạnh vào thời điểm cuối năm. Từ đó, mặt hàng này chưa tạo được nhãn hiệu riêng, dù vậy khô tôm tích vẫn tiêu thụ mạnh, sản phẩm làm ra không đủ cung cấp cho người tiêu dùng. Thị trường tiêu thụ mạnh nhất là Cần Thơ và Sài Gòn.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 25/01/2018
Chí Hiếu
Chế biến

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Quy hoạch cả nước có 36 cảng biển

Ngày 16/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 140/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cảng biển
• 13:29 20/01/2025

Khí độc NH4 gây hại gì cho tôm?

Nuôi tôm là một ngành kinh tế mũi nhọn tại Việt Nam, nhưng cũng đi kèm với nhiều thách thức. Trong đó, sự xuất hiện của khí độc NH4 (amoniac) là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất đối với các ao nuôi. NH4 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại kinh tế lớn nếu không được kiểm soát.

Khí độc ao tôm
• 13:29 20/01/2025

Thức ăn tự chế cho cá cảnh: Đơn giản và hiệu quả

Việc nuôi cá cảnh không chỉ là sở thích mà còn là một cách thư giãn, giúp kết nối con người với thiên nhiên. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để nuôi cá cảnh khỏe mạnh chính là chế độ dinh dưỡng.

Cá cảnh
• 13:29 20/01/2025

Các giống tôm/cá chịu nhiệt, chịu mặn cao: Lựa chọn bền vững cho nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu đang tác động mạnh mẽ đến môi trường sống của các loài thủy sản, đặc biệt là nhiệt độ tăng cao và hiện tượng xâm nhập mặn ngày càng phổ biến.

Khô hạn
• 13:29 20/01/2025

Bình Định: Sản lượng thủy sản năm 2024 tăng 2,7% (tăng 7.647,7 tấn) so với năm 2023

Trong năm 2024, tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường công tác nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Cá ngừ
• 13:29 20/01/2025
Some text some message..