Phạm Duy Phượng - kỹ sư “ru ngủ cá ngừ”

Sau khi chế tạo và thử nghiệm thành công thiết bị gây tê hỗ trợ đánh bắt cá ngừ đại dương, được đưa vào áp dụng rộng rãi trên các tàu đánh bắt cá ngừ đại dương ở Phú Yên, kỹ sư Phạm Duy Phượng cùng nhóm tác giả thuộc Trường cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa tiếp tục nghiên cứu, thiết kế, chế tạo mô hình chuyển đổi năng lượng sóng biển thành điện năng.

Duy Phượng
Kỹ sư Phạm Duy Phượng

Sáng kiến “ru ngủ cá ngừ”

Kỹ sư Phạm Duy Phượng, giảng viên Khoa Điện - Điện tử cùng TS Bùi Ngọc Dịnh, Phó Trưởng Phòng Quản lý khoa học - Hợp tác quốc tế thuộc Trường cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa, đã chế tạo và thử nghiệm thành công thiết bị gây tê hỗ trợ đánh bắt cá ngừ đại dương, được áp dụng rộng rãi trên các tàu đánh bắt ở Phú Yên từ năm 2014 đến nay. Thiết bị này đã giúp ngư dân giảm bớt công lao động, bảo đảm an toàn cho các thuyền viên; chất lượng cá ngừ đại dương sau khi câu cũng được cải thiện rất nhiều so với trước.

Nói về sáng kiến này, kỹ sư Phạm Duy Phượng cho biết: Năm 2014, tôi được ông Lê Văn Hồng, Giám đốc Công ty CP Bá Hải (Khu công nghiệp Hòa Hiệp), mời đi tham quan thiết bị và công nghệ câu cá ngừ đại dương của Nhật Bản tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Qua tìm hiểu, tôi thấy bộ thiết bị gồm máy thu câu MSW-1DR 130 và máy tạo xung Tuna Shocker do Nhật Bản sản xuất khá hiện đại, hiệu quả cao nhưng máy này thao tác sử dụng khá phức tạp, ít phù hợp với mặt bằng trình độ ngư dân và điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị trên tàu câu cá ngừ đại dương của ngư dân. Do vậy, tôi đã trăn trở tìm ý tưởng và bàn với TS Bùi Ngọc Dịnh tiến hành nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thành công bộ thiết bị gây tê đánh bắt cá ngừ đại dương.

Bộ thiết bị gồm bộ biến đổi điện từ 24V-DC thành 100V-AC, bộ tạo xung, hộp cung ứng điện, công tắc điều khiển, hệ thống đèn và chuông báo, hệ thống dây dẫn và thiết bị tiếp cận cá. Khi cá mắc câu được kéo lên gần thuyền khoảng 25 - 35m, vòng xung điện được đưa xuống theo dây câu và khi vòng xung điện chạm vào mỏm đầu cá, ngư dân lập tức bấm nút công tắc điện, giữ trong khoảng 3 - 5 giây đến lúc cá bị ngất thì ngắt nguồn điện. Kết quả, cá được “ru ngủ” ngay dưới nước và được bắt lên rất nhẹ nhàng. Sản phẩm này góp phần làm tăng năng suất đánh bắt, giảm thiểu số lượng cá bị thất thoát sau khi mắc câu, giảm được thời gian của một chuyến đi khơi...

“Đến nay, tôi đã cung cấp cho ngư dân trên 30 bộ thiết bị, trong đó có 8 bộ là cho mượn để bà con đi đánh bắt. Giá một bộ thiết bị là 25 triệu đồng, trong khi bộ kích điện tương tự của Nhật Bản có giá hơn 85 triệu đồng. Giải pháp “Nghiên cứu chế tạo thiết bị gây tê hỗ trợ đánh bắt cá ngừ đại dương” đã đạt giải nhì Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Phú Yên lần thứ VI năm 2014 - 2015. Hiện nay, tôi đang làm thủ tục đăng ký bản quyền cho sáng chế này”, kỹ sư Phượng nói.

thiet bi gay te
Thiết bị gây tê hỗ trợ đánh bắt cá ngừ đại dương được ngư dân Phú Yên áp dụng rộng rãi - Ảnh: ANH KIỆT

Biến sóng biển thành điện năng

Theo TS Bùi Ngọc Dịnh, trong những năm gần đây, do kinh tế phát triển, đời sống được cải thiện nên nhu cầu tiêu thụ năng lượng ở Việt Nam tăng cao. Trong khi các nguồn năng lượng truyền thống như thủy điện, nhiệt điện… đã được khai thác gần hết tiềm năng thì năng lượng sóng biển lại rất dồi dào và không gây ô nhiễm môi trường. Đây là một nguồn năng lượng sạch cần hướng đến.

Xuất phát từ thực tế trên, năm 2015, kỹ sư Phạm Duy Phượng cùng các đồng nghiệp đang công tác tại Trường cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa đã bắt tay nghiên cứu, thiết kế, chế tạo mô hình hệ thống chuyển đổi năng lượng sóng biển thành điện năng. Trong đó, kỹ sư Phạm Duy Phượng phụ trách thiết kế chi tiết và gia công phần điện, gồm chế tạo máy phát tốc độ thấp (350 vòng/phút), mạch tích trữ điện năng và sản xuất trực tiếp, chuyển đổi DC-AC... Nhóm đã nghiên cứu lực đẩy và hút trên bề mặt sóng và lực từ dòng chảy vào - ra trong lòng biển, từ đó chuyển đổi năng lượng của sóng biển thành cơ năng quay máy phát điện công suất 500W~1.000W-220V với 4 ngõ năng lượng vào, có khả năng hoạt động liên tục trừ mùa bão. Đề tài này đã được thực nghiệm sơ bộ thành công.

Theo kỹ sư Phượng, Trường cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa đang tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện mô hình chuyển đổi năng lượng sóng biển thành điện năng để giảng dạy trong nhà trường; đồng thời đăng ký với Bộ Công thương để thẩm định và triển khai ứng dụng đề tài khoa học này, nhằm đưa nguồn năng lượng sóng biển vào phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các vùng ven biển, hải đảo.

Báo Phú Yên, 14/02/2016
Đăng ngày 15/02/2016
Đoàn Huỳnh Như
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 18:27 02/11/2024

Chọn và thả giống tôm sú cho ao nuôi quảng canh mùa mưa

Mùa mưa là thời điểm có nhiều biến động môi trường, nên chọn và thả giống tôm sú cần được thực hiện cẩn thận để tối ưu sức khỏe và khả năng phát triển của tôm trong điều kiện khắc nghiệt. Vậy làm sao để có thể chọn và thả giống hạn chế rủi ro nhất có thể?

Tôm sú
• 18:27 02/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 18:27 02/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 18:27 02/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 18:27 02/11/2024
Some text some message..