Quy trình phòng trị bệnh cho cá rô phi nuôi lồng, bè trên hồ thủy điện Sơn La

Cá rô phi nuôi lồng thường bị một số bệnh như: bệnh xuất huyết, bệnh viêm ruột, bệnh nấm thủy mi, bệnh trùng bánh xe... Quy trình này quy định trình tự nội dung việc phòng và trị bệnh cho cá rô phi đơn tính (Oreochromis niloticus), áp dụng cho các cơ sở nuôi cá rô phi đơn tính bằng hình thức nuôi lồng trên hồ thủy điện Sơn La.

cá rô phi
Cá rô phi đơn tính dòng GIFT (Oreochromis niloticus)

1. Chọn vị trí và đặt lồng nuôi

1.1. Vị trí đặt lồng bè

- Khu vực nước sạch, không bị ảnh hưởng bởi chất thải sinh hoạt, chất thải sản xuất khác.

- Tránh xa nơi tàu thuyền thường qua lại nhiều.

- Nuôi ở hồ chứa nước phải chọn khu vực có dòng chảy, không nuôi ở các eo ngách.

1.2. Môi trường nước nơi đặt lồng

- pH = 7,5 - 8,0

- Oxy hoà tan (O­2) lớn hơn 5 mg/lít

- Amoniac (NH3) không lơn hơn 0,01 mg/lít

- Nitrit (NO2) và sunfua hydro (H2S) nhỏ hơn 0,01 mg/lít

1.3. Cách đặt lồng

- Diện tích lồng chỉ được chiếm không nhiều hơn 0,05% diện tích khu vực mặt nước lúc cạn nhất.

- Mỗi khu vực đặt 2 - 5 bè (mỗi bè 4 lồng có diện tích 10 m2), khoảng cách giữa các cụm bè là 200 - 500 m. Các bè phải đặt so le, khoảng cách giữa các bè là 10 - 15 m, đáy lồng cách mặt đáy không nhỏ hơn 0,5 m.

2. Chọn giống

- Ngoại hình: Cỡ cá đồng đều, cân đối, vây vảy hoàn chỉnh, không sây sát, không mất nhớt, màu sắc tươi sáng

- Trạng thái hoạt động: Nhanh nhẹn, bơi theo đàn, phản ứng nhanh với tiếng động, ánh sáng.

- Tình trạng sức khỏe: Không có dấu hiệu bệnh lý, khi bắt buộc xét nghiệm không nhiễm những bệnh nguy hiểm của loài, tỷ lệ dị hình không lớn hơn 1%.

- Kích cỡ: 8 - 10 cm/con, khối lượng 15 - 20 g/con.

3. Bảo đảm môi trường nuôi và phòng bệnh cho cá nuôi lồng

Sử dụng một số hoá chất sau đây treo trong lồng để khử trùng môi trường nước, diệt các tác nhân gây bệnh ngoại ký sinh cho cá nuôi.

3.1. Vôi nung (CaO) để khử trùng và khử chua cho môi trường nước:

- Dùng vôi nung đựng trong bao tải treo ở đầu nguồn nước hoặc khu vực cho ăn trong các lồng bè.

- Túi treo cách mặt nước khoảng 1/3 - 1/2 độ sâu của nước trong lồng/bè.

- Liều lượng sử dụng là 2 - 4 kg vôi cho 10 m3 nước.

- Khi vôi tan hết lại tiếp tục treo túi khác

3.2. Hóa chất để khử trùng, phòng bệnh vi khuẩn, nấm và bệnh ký sinh trùng

a. VICATO (Trichlocyanuric acid - TCCA)

+ Thuốc đóng viên 200 g/viên để treo trong lồng, thuốc tan dần ra ngoài khoảng 1 tuần.

+ Liều lượng sử dụng là 200 g/10 m3 nước, 2 tuần một lần (vị trí và độ sâu treo như túi vôi).

b. Rescus

- Thuốc dạng nước đóng chai hòa nước té trực tiếp xuống lồng nuôi cá

- Cách dùng: Hòa tan 1 lít thuốc/40 lít nước té vào cá và xung quanh lồng.

3.4. Sulphat đồng (CuSO4) để phòng bệnh ký sinh đơn bào:

- Thuốc đựng trong túi vải treo trong lồng, bè (vị trí và độ sâu treo như túi vôi).

- Liều lượng sử dụng là 50 g/10 m3 nước, mỗi tuần treo 2 lần.

3.5. Cho cá ăn thuốc phòng bệnh nội ký sinh

Sử dụng một số loại thuốc sau đây trộn lẫn với thức ăn cho cá ăn để phòng bệnh nội ký sinh (bệnh nhiễm khuẩn máu, bệnh giun sán).

a. Thuốc KN-04-12:

- Thuốc KN-04-12 được phối chế từ những cây thuốc có tác dụng diệt khuẩn.

- Cho cá ăn định kỳ 30 - 45 ngày 1 đợt thuốc KN-04-12. Mỗi đợt cho ăn 3 ngày liên tục, liều lượng 2g/kg cá/ngày; phòng bệnh nhiễm khuẩn máu (đốm đỏ, xuất huyết, thối mang, viêm ruột...);

- Trị bệnh cho cá ăn 4g thuốc/kg cá/ngày, cho ăn 7 - 10 ngày liên tục.

- Mùa xuất hiện bệnh nhiễm khuẩn máu từ tháng 3 - 5 và tháng 8 - 10.

b. Thuốc kháng sinh:

- Dùng một số loại thuốc kháng sinh: Doxycyllin, Sulphatrim, AntiGerm... trộn vào thức ăn tinh cho cá để trị bệnh nhiễm khuẩn máu (Streptoccocus sp, Aeromonas sp, Pseudomonas sp).

- Liều lượng sử dụng là 100 mg/kg cá/ngày thứ nhất; từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 7 cho ăn 50 mg/kg cá/ngày. Khi cá bị bệnh nhiễm khuẩn máu cho ăn 1 đợt, mỗi đợt kéo dài không quá 7 ngày.

c. Men tiêu hóa (Lacto-Plus hoặc HI-Lactic):

- Trộn men tiêu hóa vào thức ăn cho cá ăn hàng ngày.

- Liều lượng sử dụng là 1,0 - 3,0 g/kg thức ăn.

d. Vitamin C:

- Định kỳ 1 tháng cho cá ăn 1 đợt 7 ngày, trộn vitamin C vào thức ăn cho cá ăn hàng ngày;

- Liều lượng sử dụng là 10,0 - 30,0 mg/kg cá/ngày.

4. Theo dõi sức khoẻ cá

- Hàng ngày phải chú ý theo dõi các hiện tượng có thể xảy ra đối với cá nuôi trong lồng/bè như: cá nổi đầu do thiếu oxy, cá bị nhiễm độc do nước bị ô nhiễm, cá kém ăn hoặc bỏ ăn do môi trường thay đổi xấu, thức ăn kém chất lượng hoặc cá bị nhiễm bệnh.

- Kịp thời có biện pháp xử lý các hiện tượng trên bằng cách: quấy sục khí làm tăng lượng khí oxy hoà tan, di chuyển lồng/bè ra khỏi khu vực môi trường bị ô nhiễm bẩn, cho cá ăn đủ chất lượng và số lượng, loại bỏ cá bệnh ra khỏi lồng.

- Ở khu vực nuôi có bệnh xảy ra, cần cách ly những lồng bị bệnh bằng biện pháp kéo lồng bè xuống vị trí cuối dòng nước chảy và kịp thời chữa bệnh cho cá nuôi.

- Khi thấy cá nuôi bị bệnh nặng và có khả năng lây lan, phải tiến hành thu hoạch ngay (kể cả phải thu cá trong lồng còn lại, nếu đã đạt yêu cầu thương phẩm).

Khuyến Nông Việt Nam, 15/09/2015
Đăng ngày 17/09/2015
Lê Ngọc Quân - Phòng Khuyến ngư, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Kỹ thuật

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 10:04 03/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 11:38 02/12/2024

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:10 19/12/2024

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Tạt vi sinh
• 01:10 19/12/2024

Một số loài cá có tiếng kêu "lạ" có thể bạn chưa biết

Trong thế giới tự nhiên phong phú và huyền bí, động vật biết phát ra tiếng kêu thường gây bất ngờ cho con người. Tuy nhiên, điều ít ai biết là ngay cả những loài cá – vốn bị coi là "lặng thinh" dưới nước – cũng có khả năng phát ra tiếng kêu đồng thanh điệu rất độc đáo.

Cá
• 01:10 19/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt tôm

Chất lượng thịt tôm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giá trị kinh tế và uy tín của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối diện với nhiều thách thức trong việc đảm bảo thịt tôm đạt chuẩn cao, từ môi trường nuôi đến công nghệ nuôi trồng và chế độ dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu các giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng thịt tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:10 19/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 01:10 19/12/2024
Some text some message..