Rào cản lớn đối với cá da trơn Việt Nam

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (FSIS) vừa chính thức thông báo quyết định triển khai Chương trình giám sát cá da trơn đối với cá tra, cá basa nhập khẩu (NK) vào Hoa Kỳ. Quy định này bắt đầu có hiệu lực từ tháng 3/2016.

cá tra
Xuất khẩu cá tra sẽ gặp khó khăn khi Chương trình giám sát cá da trơn có hiệu lực

Mốc thời gian có hiệu lực cũng là thời điểm bắt đầu giai đoạn chuyển đổi 18 tháng đối với các nhà sản xuất trong nước và nước ngoài. Trong suốt thời gian này, FSIS sẽ tiến hành tái giám sát và lấy mẫu ngẫu nhiên ít nhất 1 lần/quý tại cơ sở NK của Hoa Kỳ để giám định về chủng loại cá cũng như dư lượng hóa chất có trong các lô hàng cá NK thuộc họ Siluriformes. Đồng thời, trong 18 tháng, các nước muốn tiếp tục xuất khẩu (XK) các sản phẩm này vào Hoa Kỳ phải nộp hồ sơ để xem xét Tiêu chuẩn tương đồng. Những nước nộp đầy đủ hồ sơ chứng minh Tiêu chuẩn tương đồng đúng hạn 18 tháng sẽ được tiếp tục XK vào Hoa Kỳ trong khi FSIS tiến hành đánh giá một cách đầy đủ, bao gồm cả kiểm tra thực tế tại nơi nuôi trồng và sản xuất tại nước đó.

Đánh giá về động thái này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho rằng, đây là rào cản lớn khi tới đây, cá da trơn XK vào Hoa Kỳ phải được áp dụng  điều kiện từ khâu nuôi, chọn giống... tương đương với Hoa Kỳ. Cũng theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, thông thường, rào cản này chỉ áp dụng đối với thịt gà hoặc bò, chứ không áp dụng với cá do cá được nuôi và đánh bắt trong tự nhiên. Hoa Kỳ áp dụng quy định này đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải đầu tư rất lớn ngay từ khâu nuôi cá, nếu không đầu tư kịp trong 18 tháng sẽ không thể đạt chứng nhận tương đương và đương nhiên sẽ không thể XK vào thị trường này.

Theo ông Trương Đình Hòe – Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), chương trình ghi là áp dụng chung cho các nước nhưng thực tế áp đặt chủ yếu cho Việt Nam, do Việt Nam đang chiếm khoảng 90% tổng sản lượng cá da trơn NK vào Hoa Kỳ. “Chương trình này đã vi phạm các quy định của WTO” - ông Hòe khẳng định.

Bởi vậy, đại diện VASEP kiến nghị Bộ Công Thương nhanh chóng đưa vụ việc lên giải quyết tranh chấp tại WTO, nếu đưa muộn sẽ rất nguy hại. Ông Hòe phân tích: Một vụ kiện lên WTO đã mất 2-3 năm. “Nếu chờ hết 18 tháng mới xem có tương đồng được không rồi mới quyết định kiện, thì chúng ta sẽ mất thị trường. Lúc đó các sản phẩm thay thế từ các đối thủ khác. Như vậy, dù có thắng kiện đi nữa thì cũng rất khó để khôi phục thị phần.

Làm rõ hơn vấn đề này, ông Hòe dẫn chứng: Thái Lan mất 8 năm mà vẫn không xin được Chứng nhận tương đương. Vậy cá Việt Nam khó hoàn thành trong 18 tháng! Đặc biệt, đối với cá tra Việt Nam, Hoa Kỳ là thị trường dẫn dắt giúp ổn định giá và chất lượng trên sân chơi toàn cầu nên việc giữ thị trường này rất quan trọng.

Theo VASEP, Hoa Kỳ là thị trường XK cá tra số 1 của Việt Nam. Tính đến hết tháng 10/2015, giá trị XK cá tra sang thị trường này đạt 260,7 triệu USD, giảm 4,6% so với cùng kỳ năm trước.

Báo Công Thương, 15/12/2015
Đăng ngày 16/12/2015
Nguyễn Phượng
Thế giới

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:20 22/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 16:39 21/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 16:39 21/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 16:39 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:39 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 16:39 21/12/2024
Some text some message..