Thất thu mùa nước nổi

Thời điểm này mọi năm, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang đã bước vào mùa nước nổi. Vậy mà năm nay, ruộng đồng cạn nước nên đã làm ảnh hưởng đáng kể đến nguồn thu nhập của nhiều nông hộ, bởi hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản gặp không ít bất lợi.

bơm nước bổ sung
Anh Phạm Trường Nhân thường xuyên phải bơm nước bổ sung cho con mương đang thả nuôi cá của gia đình mình.

Mùa nước nổi về, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Vị Thủy lại háo hức chuẩn bị phương tiện, ghe xuồng để giăng câu, thả lưới, đặt trúm. Tuy nhiên năm nay dọc theo các cánh đồng trong huyện nước rất cạn, thậm chí nhiều chỗ nước ít hơn cả thời điểm cách đây 2-3 tháng trước. Điều này đồng nghĩa với việc không thể mưu sinh bằng cách bắt cá tự nhiên ngoài đồng ruộng như trước đây nữa.

Anh Phạm Trường Nhân, ở ấp 4, xã Vĩnh Trung, than vãn: “Mọi năm, đầu mùa nước nổi, tôi đặt lợp, đẩy côn kiếm được khoảng 4-5kg cá/ngày. Nhất là vào khoảng tháng 9 âm lịch, có ngày bắt được 7 - 8kg, có khi cả chục ký cá đồng các loại không chừng. Cá lóc đồng 1kg thấp nhất cũng 45.000 đồng. Bây giờ không có miếng nước như vầy lấy gì mà đi đẩy côn ?”.

Chỉ ra cánh đồng trước nhà, ông Trần Văn Tuyết, ở xã Vĩnh Trung, buồn bã cho biết: “Mọi năm giờ này, bà con nào là đi đặt lợp, giăng câu, thả lưới; nào là đắp đập be bờ nuôi thủy sản nhộn nhịp thấy ham. Năm nay nước cạn đến nỗi thu hoạch lúa Thu đông xong, nông dân phải xử lý rơm bằng cách đốt bỏ thì lấy chỗ đâu cho cá nó sống”.

Là địa phương có thế mạnh về nuôi thủy sản sau cây lúa, nhất là tận dụng mùa nước nổi, nhiều hộ còn thả cá trên ruộng và nuôi vèo lưới cho nguồn thu nhập không nhỏ cho gia đình mình. Thế nhưng 2 năm nay, nước nổi về muộn và cạn, kéo theo nhiều hộ nuôi thủy sản tại huyện bị thất thu đáng kể.

Khi nước nổi gần về là anh Phạm Văn Thật, ở ấp 1, xã Vị Đông, lại thả trên dưới 3.000 con cá lóc trong vèo, qua đó kiếm được gần chục triệu đồng/vụ. Năm nay, anh cũng đã thả trên 2.000 con nhưng sau hơn 3 tháng nuôi, trọng lượng cá chỉ khoảng 250 - 300 gram/con, giảm gần phân nửa so với cùng kỳ những năm trước đây. Anh Thật chia sẻ: “Nước năm nay cạn kiệt, kiếm mồi tự nhiên không đủ cung cấp cho cá nên phải mua thêm thức ăn công nghiệp. Hôm rồi nước cạn nên cá bị đẹn và sốt xuất huyết hao hụt nhiều. Coi như vụ cá này bị lỗ rồi”.

Ông Huỳnh Thành Hải, nông dân ở xã Vị Trung, cho biết: “Mọi năm, tranh thủ thời gian nhàn rỗi giăng câu, kiếm mồi cung cấp cho vèo cá lóc nên đỡ tốn chi phí nhiều lắm. Thế mà năm nay, tui thả 1.000 con cá lóc được một tháng mà hầu hết kích cỡ chỉ bằng ngón tay do thiếu mồi nghiêm trọng. Vì thế tôi quyết định thả tất cả xuống mương vườn hết rồi”.

Gắn bó với nghề nuôi cá ruộng hơn chục năm, với lợi nhuận gần 20 triệu đồng/vụ, nhưng năm nay ông Trần Văn Dững, ở xã Vị Trung, vẫn không khỏi nản lòng. Bởi 15 công ruộng của ông đến giờ vẫn cạn nước nên cá vèo trong ao từ hơn 2 tháng trước chỉ được thả lên ruộng chút ít và hao hụt khá nhiều. Ông Dững cho rằng: “Cá chỉ phát triển được trong thời điểm tháng 8, 9 và 10 âm lịch. Nếu nước kém như vầy hoài chắc là vụ này nghỉ nuôi cá ruộng luôn”.

Tranh thủ bơm thêm nước vào những con mương cặp nhà đang thả nuôi cá điêu hồng và cá chim trắng, anh Phạm Trường Nhân, ở xã Vĩnh Trung, cho biết thêm, những năm trước, nước nhiều còn phải bơm ra. Bây giờ cạn queo lại nắng nóng, thấy cá không lớn nổi. Điều này đồng nghĩa với sản lượng nuôi cá mùa nước nổi năm nay sẽ giảm mạnh, còn người dân lại vất vả tính kế sinh nhai.

Theo thống kê, hiện người dân huyện Vị Thủy đã thả nuôi được 245ha cá ruộng và 150 vèo cá các loại, giảm từ 15-20% so với năm 2015 và giảm khoảng phân nửa diện tích so với các năm trước.

Báo Hậu Giang, 26/09/2016
Đăng ngày 27/09/2016
Thu Hiền
Đánh bắt

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 07:45 23/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 07:45 23/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 07:45 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:45 23/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 07:45 23/12/2024
Some text some message..