Thất thu tôm hùm nhí, thợ lặn đành bó gối ngồi nhà

Hơn 1 tháng qua, thay vì ra khơi đánh bắt tôm hùm con (tôm nhí), vốn được xem là “lộc biển” thì ngư dân Quảng Ngãi bó gối ở nhà.

tôm hùm
Tôm nhí - lộc biển của ngư dân ở vùng biển gần. Ảnh: C.X

Thợ lặn bó gối ngồi nhà

Những ngày tháng 2 thường là cao điểm của vụ đánh bắt tôm hùm nhí của ngư dân Quảng Ngãi, nhưng ngư dân Nguyễn Trụ (40 tuổi), ở thôn La Vân,  xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ và 4 đồng nghiệp thợ lặn vẫn ung dung ngồi "tám chuyện" ở quán cà phê. Chỉ tay vào bầu trời xám xịt, với những đợt gió lạnh liên tục thổi về, ngư dân Trụ thở dài: "Thời tiết kiểu này thì có đi cũng chỉ tốn công, chứ nước đục không thể nào lặn bắt được".

Theo lời ngư dân địa phương thì vụ đánh bắt tôm hùm nhí ở vùng biển sát bờ trong tỉnh thường bắt đầu từ tháng 12 âm lịch, kéo dài đến khoảng tháng 4 âm lịch năm sau. Tôm nhí có nhiều loại, nhưng đánh bắt được nhiều nhất là loại sao và xanh. Giá mua tôm xanh dao động từ 60.000 - 90.000 đồng/con, còn loại tôm sao từ 300.000 - 350.000 đồng/con. Trung bình mỗi ngày (hoặc đêm), 1 người đánh bắt được khoảng 10 con, số tiền thu về bèo nhất cũng đạt 700.000 đồng/người/chuyến.

Ngư dân Nguyễn Năm (38 tuổi), thợ lặn cùng nhóm với ông Trụ kể: "Mùa năm ngoái, 5 người trong nhóm sau 2 ngày ra khơi đã thu được trên 60 triệu đồng từ việc đánh bắt tôm hùm nhí. Nhưng năm nay, vùng biển gần bờ liên tục có sóng to, nước đục kéo dài, vì vậy số lần hành nghề bằng hình thức lặn chỉ tính trên đầu ngón tay. Đầu vụ đến giờ, người giỏi lắm cũng chỉ thu được vài triệu đồng, chưa bằng 1/10 năm trước".

Nghề mành kêu trời

Không chỉ thợ lặn, mà nghề đánh bắt bằng lưới mành  cũng bị giảm sản lượng. Bà con cho biết, biển động, nước đục nên lượng tôm bắt chỉ từ 10-30 con/thuyền/chuyến.

Tại xã Tịnh Kỳ, TP.Quảng Ngãi, nơi có người tham gia đánh bắt tôm hùm nhí đông nhất Quảng Ngãi, nhiều ngư dân cũng cho biết hiện số tôm nhí bắt được chỉ bằng khoảng 1/5 - 1/3 năm trước.

Được biết nghề đánh bắt tôm nhí ở Quảng Ngãi có từ 15 năm trước, ban đầu chỉ có vài hộ tham gia với hình thức đánh bắt chính là lặn bắt tay. Nhưng vài năm sau, khi phong trào nuôi tôm hùm phát triển mạnh ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa và lan rộng đến Quảng Ngãi thì nhu cầu về con giống càng lớn, dẫn đến giá tôm nhí từ vài chục ngàn tăng lên hàng trăm ngàn đồng/con. Theo đó việc săn bắt tôm nhí ở Quảng Ngãi phát triển mạnh và lan rộng, với ước tính hiện số lượng tham gia trên 1.000 hộ. Trong đó ở xã Tịnh Kỳ là nhiều nhất, với số lượng trên 300 ngư dân/100 tàu thuyền.

Không chỉ thợ lặn săn tôm hùm nhí gặp khó khăn mà nghề đánh bắt bằng lưới mành cũng bị giảm sản lượng. Do biển động, nước đục nên lượng tôm ngư dân bắt chỉ đạt 10-30 con/thuyền/chuyến.

Dân Việt, 25/02/2016
Đăng ngày 26/02/2016
Công Xuân
Đánh bắt

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 08:44 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 08:44 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 08:44 17/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 08:44 17/12/2024

Hệ vi sinh trong ao nuôi

Hệ vi sinh trong ao nuôi đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của tôm, cũng như khả năng quản lý chất lượng nước. Hiểu và quản lý tốt hệ vi sinh không chỉ giúp người nuôi kiểm soát môi trường ao hiệu quả, mà còn giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng tôm.

Tạt vi sinh
• 08:44 17/12/2024
Some text some message..