Thế giới nỗ lực bảo vệ rạn san hô

Theo thông tin từ Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam, Chính phủ Indonesia sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị thế giới về Rạn san hô (WCRC) từ ngày 14 đến 17/5/2014.

rạn san hô

Với chủ đề “Rạn san hô vì sự bền vững của ngành ngư nghiệp, an ninh lương thực và kinh doanh thân thiện với môi trường”, hội nghị hướng đến các việc như: đảm bảo nguồn lực, đồng bộ hóa và thiết lập các chính sách, hành động cụ thể về quản lý và sử dụng tài nguyên rạn san hô. Mặt khác, WCRC 2014 còn muốn xác định và phát triển các giá trị, nhận thức và mục tiêu chung trong bảo tồn và duy trì hệ sinh thái rạn san hô như là di sản thế giới cần được truyền lại cho các thế hệ tương lai.

WCRC 2014 là cơ hội để các quốc gia, các tổ chức quốc tế và phi chính phủ, các nhà khoa học và các học giả chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về mô hình quản lý các hệ sinh thái rạn san hô, làm cơ sở, căn cứ cho chính sách bảo vệ môi trường biển của các quốc gia. Ngoài ra, WCRC 2014 sẽ là diễn đàn để thảo luận về các phương pháp, cách thức tiếp cận, những tiến bộ khoa học công nghệ mới nhất trong bảo quản và sử dụng tài nguyên rạn san hô.

Hiện nay, các tổ chức bảo vệ môi trường cũng như các chuyên gia hải dương học liên tục đưa ra nhiều cảnh bảo về tình trạng đa dạng sinh học rạn san hô trên thế giới đang trong tình trạng “nguy kịch” do hoạt động của con người như phát triển kinh tế biển, ven biển, ô nhiễm môi trường và đánh bắt thủy, hải sản quá mức. Ngoài ra, các hệ sinh thái này còn bị đe dọa do sự nóng lên của trái đất và đại dương.

Tại Việt Nam, năm 2005, nhóm Công tác Tiểu ban San hô của dự án Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) nhận định: với khoảng 1.222km2 rạn san hô, san hô Việt Nam có độ đa dạng về thành phần loài vào loại cao nhất thế giới. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã cảnh bảo phần lớn trong số rạn san hô ở Việt Nam đang thực sự nguy kịch bởi ô nhiễm môi trường ngày càng tồi tệ và các nguồn lợi thủy sinh cạn kiệt. Một số báo cáo còn xếp Việt Nam vào nhóm các nước và vùng lãnh thổ có tỷ lệ các rạn san hô bị đe dọa nhiều nhất (cùng với Philippines, Trung Quốc, Đài Loan và Indonesia). Với thực trạng này, nếu Việt Nam không ngay lập tức hành động thì những rạn san hô chắc chắn sẽ mất đi. Điều đó đồng nghĩa với “giấc mơ” xây dựng mô hình du lịch dưới đáy biển như các quốc gia khác cũng tan theo sóng nước.

Báo Công Thương, 05/05/2014
Đăng ngày 06/05/2014
Nguyễn Phượng
Môi trường

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 10:10 22/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 10:48 15/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Kỳ lạ loài cá biết leo cây: Khám phá đời sống của cá thòi lòi

Cá thòi lòi là một trong những loài cá kỳ lạ nhất sống tại vùng nước lợ và bãi bùn ven biển Việt Nam. Không giống với hầu hết các loài cá khác, chúng có thể bơi dưới nước, bò trên bùn và thậm chí leo lên cây. Khả năng thích nghi đặc biệt này khiến cá thòi lòi trở thành sinh vật độc đáo trong hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Cá thòi lòi
• 07:38 03/02/2025

Các loại cá lóc cảnh hiếm có giá trị cao nhất thế giới

Nhắc đến thú chơi cá cảnh, nhiều người nghĩ ngay đến những dòng cá Koi đắt đỏ hay cá Rồng. Thế nhưng, giới sành chơi gần đây đang "phát cuồng" với các cá lóc cảnh hiếm có giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những dòng cá lóc cảnh hiếm và có giá trị cao nhất trên thị trường hiện nay.

Các loại cá lóc cảnh
• 07:38 03/02/2025

Bí mật bạn chưa biết: Vì sao thịt cá biển thường dai hơn cá sông?

Cá là một trong những nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, được ưa chuộng trong bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, nếu bạn để ý kỹ sẽ thấy thịt cá biển thường dai, chắc hơn so với cá sông, trong khi cá sông lại có phần thịt mềm, bở hơn. Hãy cùng khám phá những bí mật thú vị đằng sau sự khác biệt này!

Cá biển
• 07:38 03/02/2025

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 07:38 03/02/2025

Nghề làm mắm: Đặc sản gắn liền với nghề cá

Nghề làm mắm đã gắn bó sâu sắc với đời sống của người dân vùng ven biển Việt Nam, trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực và kinh tế địa phương.

Làm mắm
• 07:38 03/02/2025
Some text some message..