Thực trạng ngành nuôi tôm ở Trà Vinh và những đề xuất

Nghề nuôi tôm sú ở các huyện ven biển Trà Vinh đã được hình thành từ những năm chín mươi của thế kỷ trước, nhưng chỉ nuôi phổ biến ở hình thức quảng canh là chính. Khi hệ thống thủy lợi Thâu Râu- Chà Và trong Dự án Nam Măng Thít hoàn chỉnh, ngành thủy sản Trà Vinh đã tìm ra một mô hình mới là nuôi tôm sú công nghiệp trên ao nổi ngành nuôi tôm ở Trà Vinh mới thật sự bùng phát, phát triển mạnh nhất là huyện Cầu Ngang. Năm 2011, sản lượng tôm sú toàn tỉnh đạt cao nhất trên 25.000 tấn.

tinh hinh nuoi tom tra vinh
Ao nuôi tôm - Ảnh Dương Văn Hưởng

Tuy nhiên, hiện nay ngành nuôi tôm Trà Vinh đang đứng trước thách thức rất lớn tập trung vào những vấn đề sau đây:

Dịch bệnh tôm chết hàng loạt.

Năm 2012, toàn tỉnh có 10.579 hộ có tôm nuôi bị thiệt hại trên diện tích 10.449,59 ha với số lượng con giống 1.063.064.000 con ( chiếm 50,5% lượng giống thả nuôi).Trong đó có 6.183 hộ nuôi theo hình thức công nghiệp và bán công nghiệp, trên diện tích 4.238,6 ha( chiếm 60,7%) chủ yếu ở huyện Cầu Ngang và Duyên Hải , các xã bị thiệt hại nặng về diện tích thả nuôi gồm: xã Mỹ Long Nam thiệt hại khoảng 94,5 %, xã Hiệp Mỹ Đông thiệt hại khoảng 89,9% , xã Long Hữu thiệt hại khoảng 80,3%, xã Hiệp Thạnh thiệt hại 73,7%, xã Long Toàn thiệt hại khoảng 47,8%...

Nguyên nhân tôm chết chủ yếu do hội chứng hoại tử gan tụy, bệnh đốm trắng, nhiễm khuẩn,…. Đặc biệt hội chứng hoại tử gan tụy còn gọi là Hội chứng tôm chết sớm- Early Mortality Syndrome (EMS) là một dạng bệnh mới của tôm đã được phát hiện ở các trang trại nuôi tôm ở Châu Á. Bệnh xuất hiện trong vòng 30 ngày sau khi thả giống và gây ra triệu chứng như lờ đờ, vỏ mềm sậm lại và đầu ngực bị đốm vằn. Các tác động sinh lý học của bệnh EMS xuất hiện ở gan tụy, ở giai đoạn cuối của bệnh tỷ lệ chết cao có thể lên tới 100%. Tôm chết tập trung ở những vùng có độ mặn cao, đã nuôi thâm canh nhiều năm, môi trường ao nuôi có dấu hiệu suy thoái và ô nhiễm.

Chất lượng con giống thấp.

Giống tốt là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả nuôi tôm.Vì thế, cải thiện chất lượng giống đã được xác định là một trong các mục tiêu quan trọng nhất. Tuy nhiên hiện nay tôm giống được đưa vào nuôi ở tỉnh Trà Vinh chủ yếu nhập từ các tỉnh khác chiếm trên 70%, việc kiểm soát chất lượng lỏng lẻo. Kết quả thị trường tôm giống trở nên hổn loạn, một lượng lớn tôm giống chất lượng kém, không sạch bệnh và đồng huyết được nhập vào tỉnh,chính nguồn tôm giống chất lượng kém này là nguyên nhân dẫn đến bất ổn cho nghề nuôi tôm, tôm chậm lớn, dịch bệnh tràn lan.

Bênh cạnh đó, cơ quan chuyên ngành tỏ ra lúng túng trong phương thức quản lý chất lượng con giống, các văn bản pháp qui để quản lý lỗi thời, không còn phù hợp, chậm được sửa đổi, thậm chí còn buông lỏng trong quản lý, nhiều kẽ hở, còn chồng chéo nhau…Ngoài ra, hệ thống các phòng xét nghiệm bệnh tôm chưa được chuẩn hóa, kết quả xét nghiệm không chính xác dẽ gây hoang mang cho người nuôi và người sản xuất giống.

Giá thức ăn tôm luôn tăng, không được kiểm soát.

Đây là yếu tố rất quan trọng làm tăng giá thành tôm nuôi của Việt Nam.Giá thức ăn nuôi tôm ở Việt Nam cao hơn hầu hết các nước trong khu vực và lĩnh vực này gần như hoàn toàn nằm trong tay các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Giá thức ăn liên tục tăng mà chưa  thấy có biện pháp quản lý nào hiệu quả để bảo vệ người nuôi tôm.

Thuốc thú y và bảo vệ thực vật kém chất lượng, không được kiểm soát.

Hiện nay việc kiểm soát thuốc thú y thủy sản, hóa chất, thảo dược…trong nuôi thủy sản còn lỏng lẻo, chất lượng không đảm bảo đã gây tổn thất không nhỏ cho ngành nuôi tôm, đặc biệt như vụ thảo dược Eviro vừa qua đã làm tổn thất lớn cho các hộ sử dụng, làm tôm nuôi bị chết, không cải tạo khôi phục lại được trong thời gian dài.

Giá tôm nguyên liêu liên tục sụt giãm, khó tiêu thụ.

Một nghịch lý trong thời gian qua là trong khi tôm nuôi ở nước ta bị dịch bệnh chết trà lan, sản lượng giảm nhưng giá tôm nguyên liệu thì liên tục bị giảm, nếu so với thời điểm này  năm 2011 thì giá tôm giảm trên 50%, điển hình là loại tôm phổ biến ở Trà Vinh là 20-30 con/kg giá chỉ còn 100.000 đồng – 150.000 đồng/kg. Những hộ nuôi đã vượt qua khó khăn về dịch bệnh nuôi tôm sau 4-5 tháng thì gặp khó khăn về tiêu thụ như: phải kiểm tra mùi khi thu mua, nếu có mùi tảo xanh thì không bán được cho nhà máy chế biến, phải bán chợ giảm giá làm thiệt hại lớn, thậm chí bị thua lỗ, đã gây hoang mang cho người nuôi tôm hiện nay.

Nuôi tôm manh mún, kỹ thuật nuôi tôm còn thấp.

Nghề nuôi tôm thực chất là một nghề nông nghiệp kỹ thuật cao, hay chính xác hợn là một hoạt động công nghiệp, đòi hỏi mức đầu tư tương đối lớn và trình độ quản lý kỹ thuật, tài chính cao hơn so các ngành nông nghiệp khác.Trong khi đó hoạt động nuôi tôm của tỉnh ta rất manh mún, làm ăn nhỏ lẻ với hàng chục ngàn hộ gia đình, mỗi hộ vài ao nuôi. Do vậy khó có điều kiện áp dụng kỹ thuật cao để có kết quả ổn định và bền vững.Việc sản xuất nhỏ lẻ làm giá thành  sản xuất cao, nên mặc dù trong những năm trước đây giá bán tôm nguyên liệu cao, người nuôi tôm lợi nhuận thấp và nhiều rủi ro.

Qui hoạch nuôi tôm của tỉnh không bài bản và chưa được đầu tư đúng mức, đặc biệt là đầu tư cho thủy lợi cho nuôi tôm còn quá nhỏ. Do vậy, việc quản lý vùng nuôi và kiểm soát chất thải gây ô nhiễm và dịch bệnh gần như không thực hiện được.

Đồng thời, tôm nguyên liệu gom từ nguồn manh mún như vậy sẽ có chất lượng không đồng nhất, rất khó kiểm soát dư lượng hóa chất, kháng sinh bị cấm và không thể truy xuất nguồn gốc.Nguồn nguyên liệu như vậy rất khó sử dụng để chế biến hàng xuất khẩu cao cấp nên hiệu quả không cao.

Đề xuất giải pháp phát triển nuôi tôm bền vững.

Thứ nhất, cần phải có chiến lược phát triển lâu dài để chủ động nguồn tôm giống của tỉnh, qui hoạch vùng sản xuất trọng điểm của tỉnh, chúng tôi đề xuất qui hoạch vùng ven biển xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải để hình thành vùng sản xuất giống tập trung với diện tích từ 50-100ha, kêu gọi các nhà đầu tư có khả năng tài chính và công nghệ cao để sản xuất con giống chất lượng cao sạch bệnh và dể kiểm soát. Dự kiến nhu cầu nuôi tôm trong tỉnh cần khoảng 3 tỉ con giống sạch bệnh hàng năm để nuôi cho 19.000 ha tôm thì cần khoản 5-10 doanh nghiệp sản xuất lớn là đủ khả năng cung cấp.

Giảm số lượng, nâng cao chất lượng trại giống hiện có, vì chỉ có những trại lớn mới đủ sức đầu tư nâng cấp kỹ thuật để sản xuất ra con giống chất lượng cao, sạch bệnh, đồng thời quản lý chất lượng giống đơn giản và hiệu quả hơn.

Chuẩn hóa các thủ tục hành chính trong quản lý, bảo đảm chặt nhưng không cản trở việc sản xuất của các công ty giống.
Chuẩn hóa hệ thống phòng xét nghiệm bệnh tôm để tránh gây những tổn thất không cần thiết cho người nuôi và người sản xuất giống..

Thứ hai, cần hoàn thiện qui hoạch phát triển nuôi tôm công nghiệp của tỉnh để đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, thúc đẩy quá trình tích tụ đất để xây dựng những trang trại lớn thông qua hình thức hợp tác xã, tổ hợp tác hay các công ty cổ phần,vv…

Thứ ba, Xây dựng qui trình nuôi chuẩn, tỉnh đầu tư xây dựng các khu nuôi thực nghiệm, cùng các viện, trường và các công ty nuôi tôm lớn xây dựng qui trình nuôi tôm chuẩn, quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế như GAP, BAP, CoC,…khuyến khích các doanh nghiệp lớn đầu tư nghiên cứu xây dựng qui trình nuôi năng suất cao và bền vững để khuyến cáo cho người nuôi.

Thứ tư, về thức ăn nuôi tôm hiện nay hoàn toàn phụ thuộc vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đề nghị Chính phủ có biện pháp kiểm soát, ngoài ra tỉnh cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư xây dựng nhà máy thức ăn công suất lớn, đủ tiêu chuẩn để làm đối trọng với các công ty nước ngoài, chống độc quyền, liên kết làm giá…mục tiêu là hạ giá thành thức ăn nuôi tôm để giảm giá đầu vào trong nuôi tôm.

Thứ năm, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cần tích lũy vốn để phát triển công nghệ, nhằm gia tăng tỉ lệ sản phẩm giá trị gia tăng, liên kết với người nuôi trong việc kiểm soát chất lượng nguồn tôm nguyên liệu từ ao nuôi tránh thiệt hại cho người nuôi và doanh nghiệp khi sản phẩm chất lượng kém.

Đây là những giải pháp thiết thực và cấp bách, rất mong cộng đồng doanh nghiệp, người nuôi tôm, các cơ quan quản lý hữu quan tích cực xem xét để có những giáp pháp thực hiện nhằm củng cố ngành nuôi tôm góp phần phát triển ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Văn Phòng UBND tỉnh Trà Vinh
Đăng ngày 30/07/2013
Thạc sĩ TRẦN HOÀNG PHÚC
Nuôi trồng

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 11:00 22/11/2024

Chất độc trong ao nuôi, mối nguy tiềm ẩn đe dọa sức khỏe tôm

Các chất độc phát sinh trong ao nuôi một trong những nguyên nhân khiến tôm còi cọc, stress, chậm phát triển, thậm chí là chết hàng loạt gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi.

Nước ao tôm
• 09:49 21/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 20/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 18:57 22/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 18:57 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 18:57 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 18:57 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 18:57 22/11/2024
Some text some message..