Vi khuẩn đường ruột trong các giai đoạn phát triển của tôm sú

Nghiên cứu tìm ra loại vi khuẩn có khả năng gây bệnh cao nhất trên tôm sú ở 4 giai đoạn phát triển. Tạo cơ sở cho các nghiên cứu sâu rộng hơn nhằm mục đích tăng cường các vi khuẩn có lợi và hạn chế các tác nhân gây bệnh tiềm ẩn.

Vi khuẩn đường ruột trong các giai đoạn phát triển của tôm sú
Loại vi khuẩn có khả năng gây bệnh cao nhất ở ruột tôm ở 4 giai đoạn phát triển: A) Tôm sau 15 ngày tuổi, B) Tôm 1 tháng tuổi (J1), C) Tôm 2 tháng tuổi (J2) và D) Tôm 3 tháng tuổi (J3)

Hệ vi sinh trong đường ruột tôm

Đường ruột tôm là một hệ sinh thái phức tạp, nó chứa một cộng đồng vi khuẩn đa dạng và quần thể vi khuẩn này có ảnh hưởng lớn đến hệ miễn dịch, chuyển hóa  dinh dưỡng và các quá trình bảo vệ trong vật chủ.  

Vi khuẩn bệnh trên tôm sú, hệ vi sinh vật ruột tôm, vi khuẩn trong ruột tôm

Tôm sú (Penaeus monodon) là một loại tôm biển có giá trị kinh tế cao ở Đông Nam Á, Nhật Bản và Úc. Tuy nhiên sản lượng tôm sú đã giảm đáng kể do sự bùng phát dịch bệnh và virus. Nhiều nghiên cứu về động vật giáp xác, bao gồm cả tôm sú, tập trung vào việc phát triển các ứng dụng probiotic để tăng cường sức đề kháng và tăng trưởng của bệnh. Tuy nhiên, cách tiếp cận probiotic đối với tôm sú là thách thức do thiếu hiểu biết về hệ vi sinh vật tự nhiên và các yếu tố góp phần vào sự đa dạng của quần thể vi khuẩn.

Chu kỳ sống của tôm bao gồm trứng, ấu trùng (nauplius, zoea và mysis), giai đoạn hậu ấu trùng, ấu niên và trưởng thành.

Tôm từ trước giai đoạn ấu niên được báo cáo là có khả năng nhạy cảm với vi khuẩn hơn so với ở giai đoạn sau. Là loài thủy sản, tôm thường xuyên tiếp xúc với nhiều loại vi khuẩn và virus, một số có thể gây bệnh. Các mầm bệnh tôm có thể xâm nhập qua hệ thống đường tiêu hoá và gây nhiễm thành bệnh. Mặc dù tôm có hệ thống miễn dịch tự nhiên để chống lại sự xâm lấn của mầm bệnh, nhưng người ta đã suy đoán rằng cộng đồng vi khuẩn trong ruột tôm có vai trò bảo vệ như các rào cản tự nhiên.

Kết quả

Vi khuẩn bệnh trên tôm sú, hệ vi sinh vật ruột tôm, vi khuẩn trong ruột tôm

Phân tích PCR-DGGE về vi khuẩn chiếm ưu thế trong ruột tôm sú từ 4 giai đoạn phát triển khác nhau.

Năm loại vi khuẩn phổ biến trong ruột tôm sú được so sánh trong 4 giai đoạn.

Trong PL15: Photobacterium (34,4%) cao nhất, tiếp theo là Vibrio (6,1%), Acinetobacter (1,0%), Pseudomonas (0,9%) và Thalassobius (0,8%).

Ở giai đoạn J1 và J2 có các chi chi tương tự: Vibrio (19,6% và 14,7% tương ứng) và Listonella (1,2% và 1,5%). Tuy nhiên, 2 giai đoạn J1 và J2 khác nhau ở các vi khuẩn nhỏ. J1 có Escherichia / Shigella (0.2%), Bacillus (0.1%) và Aeromeron (0.1%), trong khi J2 chứa 0.1% Pseudomonas, Shewanella và Photobacterium.

Trong khi ở J3, lượng vi khuẩn là 32,9% Vibrio, 3,3% Labrenzia, 2,3% Silicibacter, 0,6% Sán lá gan và 0,5% Pseudoalteromonas. Các loại vi khuẩn được tìm thấy chung trong bốn giai đoạn phát triển là Vibrio, Photobacterium, Pseudomonas, và Listonella.

Kết luận: Nghiên cứu cung cấp các thông tin quan trọng về hiểu biết đối thành phần và mật độ của các vi sinh vật ở các giai đoạn pháp triển khác nhau của tôm. Biết được vi khuẩn có khả năng gây bệnh nhất trong các giai đoạn tôm tạo cơ sở cho các nghiên cứu sâu rộng nhằm mục đích tăng cường các vi khuẩn có lợi và hạn chế các tác nhân gây bệnh tiềm ẩn.

Theo Wanilada Rungrassamee, Amornpan Klanchui, Sage Chaiyapechara, Sawarot Maibunkaew, Sithichoke Tangphatsornruang, Pikul Jiravanichpaisal, Nitsara Karoonuthaisiri.

Xem bài viết tiếng anh đầy đủ về vi khuẩn đường ruột tôm sú

Đăng ngày 25/08/2017
TRỊ THỦY Lược dịch
Kỹ thuật

Các loài cá nước ngọt dễ nuôi mang giá trị kinh tế cao hiện nay

Việt Nam là quê hương sinh sống của nhiều loài cá nước ngọt đa dạng và phong phú. Đặc tính của các loại cá nước ngọt là dễ chăm sóc và có giá trị kinh tế cao đối với ngành thủy sản của nước ta. Ngoài ra, thịt của chúng thường mang hương vị đặc trưng, ngon và bổ dưỡng.

Ao cá nước ngọt
• 10:24 14/05/2024

Phân biệt chất lượng màu nước trong nuôi tôm

Dựa vào màu nước trong ao nuôi tôm bà con có thể nhận định được chất lượng nước, cũng như tình trạng ao tôm và đòi hỏi người nuôi phải có kiến thức để từ đó nhận biết chính xác và có phương án điều chỉnh kịp thời để đảm bảo môi trường tốt nhất cho tôm sinh trưởng và phát triển.

Màu nước ao nuôi
• 10:06 14/05/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng, bè trên hồ chứa nước thủy lợi

Sáng ngày 11/4, tại xã Cát Sơn, huyện Phù Cát, Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng, bè trên hồ chứa nước thủy lợi cho 30 hộ nông dân nuôi trồng thủy sản.

Nuôi lồng bè trên biển
• 08:00 11/05/2024

Một số giải pháp kỹ thuật ứng phó với biến đổi khí hậu trong nuôi trồng thủy sản

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm thời tiết tiếp tục thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, áp thấp nhiệt đới, mưa, bão xảy ra không theo quy luật.

Ao nuôi tôm
• 10:00 08/05/2024

Các loài cá nước ngọt dễ nuôi mang giá trị kinh tế cao hiện nay

Việt Nam là quê hương sinh sống của nhiều loài cá nước ngọt đa dạng và phong phú. Đặc tính của các loại cá nước ngọt là dễ chăm sóc và có giá trị kinh tế cao đối với ngành thủy sản của nước ta. Ngoài ra, thịt của chúng thường mang hương vị đặc trưng, ngon và bổ dưỡng.

Ao cá nước ngọt
• 23:42 14/05/2024

Phân biệt chất lượng màu nước trong nuôi tôm

Dựa vào màu nước trong ao nuôi tôm bà con có thể nhận định được chất lượng nước, cũng như tình trạng ao tôm và đòi hỏi người nuôi phải có kiến thức để từ đó nhận biết chính xác và có phương án điều chỉnh kịp thời để đảm bảo môi trường tốt nhất cho tôm sinh trưởng và phát triển.

Màu nước ao nuôi
• 23:42 14/05/2024

Hiện tượng chạy quạt xuất hiện bọt trong ao nuôi tôm

Khi quạt hoạt động trong ao nuôi tôm, một hiện tượng thường gặp là sự xuất hiện của bọt trên mặt nước. Điều này thường gây ra sự tò mò và lo ngại cho những người tham gia trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Ao tôm
• 23:42 14/05/2024

Tại sao tôm Việt Nam lại thất thế cạnh tranh hơn tôm Ecuador

Trên thị trường thế giới, ngành công nghiệp tôm đang trải qua một cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt, và trong số đó, tôm Việt Nam đang phải đối mặt với một thách thức mới từ đối thủ mạnh mẽ: tôm Ecuador. Trong những năm gần đây, tôm Ecuador đã nổi lên như một hiện tượng, thu hút sự chú ý của các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng trên toàn cầu.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:42 14/05/2024

Cơ hội và tiềm năng phục hồi cho thủy sản Việt Nam

Trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường thế giới, ngành thuỷ sản Việt Nam đang đối diện với những cơ hội và tiềm năng phục hồi đáng kể. Từ những thách thức về môi trường kinh doanh đến áp lực từ các yêu cầu xuất khẩu quốc tế, ngành này đang tìm kiếm những lối đi mới để phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

Thu hoạch tôm
• 23:42 14/05/2024