Phân biệt chất lượng màu nước trong nuôi tôm

Dựa vào màu nước trong ao nuôi tôm bà con có thể nhận định được chất lượng nước, cũng như tình trạng ao tôm và đòi hỏi người nuôi phải có kiến thức để từ đó nhận biết chính xác và có phương án điều chỉnh kịp thời để đảm bảo môi trường tốt nhất cho tôm sinh trưởng và phát triển.

Màu nước ao nuôi
Màu nước trong ao nuôi thể hiện các chỉ số của các yếu tố môi trường đang ở ngưỡng thích hợp hay ở mức báo động. Ảnh: Facebook

Nước ao nuôi có màu gì là lý tưởng cho tôm nuôi? 

Màu nước trong ao nuôi thể hiện các chỉ số của các yếu tố môi trường đang ở ngưỡng thích hợp hay ở mức báo động đối với sức khỏe của động vật thủy sản. Nước trong ao nuôi thường có màu do sự xuất hiện của các hợp chất hữu cơ hòa tan hay không hòa tan, hay do sự phát triển của tảo. 

- Màu vàng nâu (màu nước trà): Nước ao có màu nâu vàng do tảo cát sinh trưởng (Bacillariophyta), loài tảo này thường phát triển mạnh trong môi trường nước lợ, mặn (kiềm) vào đầu vụ nuôi. Đây là màu thích hợp nhất để nuôi các loài nước mặn và nước lợ. 

- Màu xanh nhạt (đọt chuối non): Do sự phát triển của tảo lục (Chlorophyta), loài tảo này thường phát triển mạnh trong môi trường nước ngọt hoặc nước lợ nhạt (dưới 10‰). Đây được xem là màu nước thích hợp nhất để nuôi thủy sản, ngoài việc đóng vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn, tảo lục còn có tác dụng ổn định các yếu tố thủy lý - hóa trong ao nhờ vào sự hấp thu các chất hữu cơ nhờ đó làm giảm lượng khí độc trong ao. Người nuôi nên cố gắng duy trì màu nước xanh nhạt, như vậy các loài thủy sản sẽ phát triển tốt hơn. 

Nhận biết màu nước ảnh hưởng xấu đến tôm 

- Nước có màu xanh đậm (xanh rêu): Do sự phát triển của tảo lam (Cyanophyta), loài tảo này phát triển mạnh cả trong môi trường nước ngọt, lợ, mặn. Thông thường, màu nước trong ao nuôi tôm ở màu xanh rêu sẽ đi kèm với mùi thối. Điều này cho thấy tảo lam đang phát triển với quy mô lớn.  

Đặc biệt, đây là một loại tảo độc, sự xuất hiện quá mức của tảo lam có thể tiết ra chất độc làm chết vật nuôi, khiến tôm thiếu oxy về đêm, dễ ngạt do tảo hô hấp quá mức, tăng nguy cơ mắc bệnh đường ruột, tôm đi phân trắng, thậm chí chết hàng loạt. Nếu nước trong ao nuôi có màu này thì bà con cần có biện pháp cắt tảo càng sớm càng tốt. 

Tôm trong ao nuôi Người nuôi nên cố gắng duy trì màu nước xanh nhạt, như vậy các loài thủy sản sẽ phát triển tốt hơn. Ảnh: Facebook

- Nước ao màu vàng cam (màu gỉ sắt): Ao có màu vàng cam thường xuất hiện ở đất có phèn. Nguyên nhân là do FeS2 trong đất phèn bị oxy hóa tạo thành váng sắt. Khi ao nhiễm phèn sẽ có nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây hại đến sức khỏe của tôm như tôm kén ăn, mềm vỏ, chậm lớn, khó lột xác… 

Trường hợp này, bà con nên xử lý phèn trong ao bằng một số cách như sử dụng vôi để khử và dùng vi sinh xử lý phèn. Đối với các ao đang nuôi thì cần rải thêm vôi trên bờ ao để tránh hiện tượng pH giảm đột ngột khi trời mưa. Tốt nhất, để tránh khó khăn trong giai đoạn xử lý về sau, trước khi thả tôm, bà con cần xử lý ao nuôi theo đúng quy trình để loại bỏ phèn. 

- Nước ao tôm có màu nâu đen: Trường hợp màu nước trong ao nuôi tôm có màu nâu đen thường xuất phát từ nguyên nhân ao chứa nhiều vật chất hữu cơ (thường là do cho ăn dư thừa), hàm lượng oxy hòa tan thấp, tạo điều kiện cho tảo mắt phát triển.  Màu nước này thường thấy ở các ao nuôi có hệ thống cấp, thoát nước không tốt, trong quá trình nuôi không quản lý tốt môi trường,… 

Xử lý bằng cách thay nước nhiều lần đến khi hết màu nâu đen, hoặc kết hợp sử dụng thêm các loại chế phẩm sinh học, hóa chất có thể hấp thu khí độc. Bên cạnh đó, nếu thấy tôm, cá có hiện tượng thiếu ôxy cần sử dụng quạt đảo nước hoặc các loại hóa chất cung cấp ôxy tức thời, nhằm làm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại. 

- Màu đỏ gạch (màu đất đỏ): Nước có nhiều phù sa do đất cát bị xói mòn từ vùng thượng nguồn được dòng nước mang đến vùng hạ lưu; thường xảy ra khi sắp có lũ về. Màu nước trong ao nuôi tôm này là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tảo giáp. Đây là một loại tảo độc, khó xử lý. Khi tảo giáp phát triển mạnh, tôm sẽ thiếu oxy, bị ngạt, mắc bệnh đường ruột, dẫn đến chết hàng loạt. 

Người nuôi cần lưu ý không nên cấp nước vào ao lúc này, vì lượng phù sa nhiều sẽ làm tôm, cá khó hô hấp và giảm khả năng bắt mồi. Tốt nhất là nên cấp nước vào ao lắng trước khi cung cấp cho các ao đang nuôi. 

Với những thông tin về màu nước trong ao nuôi tôm kể trên, có thể thấy, ao nuôi có màu xanh nhạt (màu đọt chuối non) và màu vàng nâu (màu nước trà) là màu nước lý tưởng cho tôm phát triển. Để tránh các màu nước xấu, khi chuẩn bị vụ mới, người nuôi cần tiến hành hai bước quan trọng là vệ sinh ao sạch sẽ, khử phèn, xử lý ao nhiễm đúng cách và gây màu nước (tạo hệ vi sinh có ích) cho ao để tôm phát triển tốt nhất. 

Đăng ngày 14/05/2024
Nhất Linh @nhat-linh
Kỹ thuật

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 10:00 17/01/2025

Các biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều loại bệnh. Sau đây là biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm vào ao nuôi.

Xử lý nước
• 11:39 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:23 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 09:44 14/01/2025

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 07:15 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 07:15 19/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 07:15 19/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 07:15 19/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 07:15 19/01/2025
Some text some message..