Vực dậy tiềm năng con sò huyết

Giống sò huyết được xem là tiềm năng mà thiên nhiên ban tặng cho riêng vùng đất ven biển Cà Mau. Tuy nhiên, thời gian qua việc quản lý, khai thác sò huyết giống chưa có tổ chức, thiếu quy hoạch khiến nguồn lợi này một thời gian dài bị lãng phí.

nuôi sò huyết, sò huyết Cà Mau, tiềm năng nuôi sò huyết
Con sò huyết được xem là tiềm năng lớn của Cà Mau hiện chưa được khai thác xứng tầm.

Tiềm năng bị lãng quên

Chủ tịch UBND huyện U Minh Dư Bé Ba cho biết, bãi sò huyết giống dọc theo tuyến biển Tây của huyện rất lớn. Tuy nhiên, do chưa thể tổ chức quản lý và khai thác tốt nên nguồn lợi này mang lại cho người dân địa phương không được bao nhiêu. Chẳng những vậy, đến mùa sò giống, ngư dân ở một số tỉnh lân cận như Kiên Giang, Bạc Liêu, Bến Tre… đổ xô xuống khai thác còn gây ra tình trạng mất an ninh trật tự mà địa phương khó kiểm soát.

Địa phương cũng đã quy hoạch vùng để nuôi sò huyết thương phẩm nhưng hiệu quả không cao. Có những bãi sò huyết giống rất nhiều nhưng qua mùa nước xổ từ rừng thì không còn lại được bao nhiêu sò thịt. Qua thực tế nhiều năm cho thấy nếu con sò giống mà không khai thác thì cũng chết hết. “Thực trạng này thời gian qua đang là một sự lãng phí, trong khi đời sống người dân ven biển, nhất là khu vực Hương Mai, Tiểu Dừa còn rất khó khăn”, ông Dư Bé Ba chia sẻ.

Đồng tình với nhận định của ông Dư Bé Ba, Phó chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời Sử Văn Minh cho biết, sò giống bắt đầu xuất hiện vào khoảng đầu mùa khô, lối tháng 10 và 11. Tuy nhiên, qua mùa mưa nước rừng U Minh đổ ra đỏ ngầu, gần như sò huyết giống chết hết. “Khu vực này không thể nuôi được sò thương phẩm mà chỉ có thể khai thác sò giống”, ông Minh khẳng định, không thể nuôi được sò thương phẩm trong khi đây là nơi xuất hiện nhiều bãi sò giống hằng năm. Vì thế, nếu không khai thác sẽ là sự lãng phí tài nguyên.

Tìm hướng vực dậy

Công ty Cổ phần Thuỷ sản Hà Phát Cà Mau là một đơn vị nhiều kinh nghiệm trong nuôi sò thương phẩm. Ông Nguyễn Dũng Hà, Giám đốc công ty, chia sẻ: Nhìn cách người dân khai thác giống sò huyết mà thấy tiếc. Họ tiến hành khai thác khi sò giống phải nhìn bằng kính hiển vi mới thấy, người cào qua, người cào lật lại, đến khi về tới nơi thả nuôi, sò giống đã bị bầm giập hết. Đó là nguyên nhân khiến tỷ lệ sống hiện nay của con sò chỉ khoảng 15%, một tỷ lệ cho thấy sự lãng phí quá lớn.

Ông Nguyễn Dũng Hà nhận định, mặc dù có giá trị kinh tế cao, song thời gian qua con sò huyết chỉ mang tính chất là đặc sản vùng miền, chủ yếu tiêu thụ nội địa, chưa thể phát triển thành sản phẩm hàng hoá gắn với thương hiệu để có thể xuất khẩu mang về ngoại tệ cho đất nước.

Nhận thấy tiềm năng to lớn từ con sò huyết, Công ty Cổ phần Thuỷ sản Hà Phát Cà Mau đang xây dựng phương án khai thác, ương giống và nuôi sò huyết thương phẩm ven biển Tây của tỉnh. Theo ông Hà, nếu được cho chủ trương đầu tư, đến mùa giống, công ty tổ chức bảo vệ đến khi sò giống bám đáy (giai đoạn cám) sẽ cho người dân tiến hành khai thác, sau đó công ty thu mua bằng giá thị trường để phục vụ vùng nuôi thương phẩm. "Hướng phát triển của chúng tôi là xây dựng doanh nghiệp xã hội nhằm tạo sinh kế bền vững và nâng cao cuộc sống của người dân địa phương, đặc biệt là dân nghèo", ông Hà cho biết.

Tuy nhiên, để có thể khoanh vùng bảo vệ, đợi đúng thời điểm khai thác thì trước tiên phải thành lập được các hợp tác xã (HTX) làm cơ sở pháp lý, bởi đây là nguồn tài nguyên chung của quốc gia. Ông Dư Bé Ba cho rằng, chỉ có thành lập được HTX mà thành viên là dân địa phương để họ tự bảo vệ, tự khai thác trên cơ sở hỗ trợ phương tiện kỹ thuật của đơn vị chuyên môn thì mới mang lại hiệu quả và nhận được sự đồng thuận của người dân.

Đồng thuận quan điểm phải để người dân tự bảo vệ và tự khai thác thông qua HTX, ông Sử Văn Minh cho biết thêm, chính quyền địa phương sẽ kết hợp với các lực lượng chức năng như biên phòng, công an… trên địa bàn để hỗ trợ người dân bảo vệ bãi, đợi đến thời điểm khai thác.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 30/06/2017
Song Nguyễn
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 19:54 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 19:54 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 19:54 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 19:54 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 19:54 25/11/2024
Some text some message..