Acid hữu cơ: Có nên sử dụng cho tôm mỗi ngày?

Tình trạng gia tăng các hoạt động nuôi trồng thủy sản khiến dịch bệnh xảy ra thường xuyên, gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi. Do đó, việc bổ sung acid hữu cơ được xem là một trong những biện pháp hiệu quả để phòng ngừa dịch bệnh, thúc đẩy tăng trưởng, giảm tỷ lệ chuyển đổi thức ăn và có tiềm năng thay thế cho sử dụng kháng sinh.

Tôm thẻ
Việc bổ sung acid hữu cơ được xem là một trong những biện pháp hiệu quả để phòng ngừa dịch bệnh thủy sản

Acid hữu cơ là gì?

Axid hữu cơ là hợp chất hữu cơ có một hoặc nhiều nhóm carboxyl, chúng tồn tại trong hầu hết các loại thực vật mà chúng tiêu thụ mỗi ngày. Loại acid này bao gồm acid carboxyl đơn chức, mạch thẳng và các chất dẫn xuất tương ứng của chúng như các acid không bão hòa hydroxylic, phenolic và các acid carboxylic đa chức. Các acid này thường được gọi là acid béo chuỗi ngắn, acid béo dễ bay hơi hoặc các acid cacboxylic yếu.

Acid hữu cơ gây ảnh hưởng lớn đến các nhóm vi khuẩn gây bệnh, chúng làm giảm độ pH của môi trường xung quanh khiến các vi khuẩn có hại không thể tồn tại được. Những acid này có tính chất acid yếu và thường có mùi đặc trưng. Acid hữu cơ thường được tìm thấy trong thực phẩm, tự nhiên, và được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

 Acid hữu cơ thường được sử dụng bằng cách bổ sung trong khẩu phần thức ăn cho vật nuôi giúp ngăn nấm mốc, kích thích sự ăn

Acid hữu cơ được dùng rất phổ biến, đặc biệt đối với ngành tôm. Một số loại acid hữu cơ cho tôm như: 

- Acid lactic: Ức chế vi khuẩn Vibirio spp gây bệnh, cải thiện hệ vi sinh có lợi đường ruột

- Acid formic: Kích thích tiêu hóa thức ăn, tác động tích cực đến sự tăng trưởng của tôm

- Acid propionic: Ngăn cản nấm mốc và vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn tôm

Ứng dụng của acid hữu cơ 

Trong đường ruột tôm luôn tồn tại 2 dòng vi khuẩn có lợi và có hại ở ngưỡng cân bằng. Vi khuẩn có lợi phát triển môi trường pH thấp hơn so vi khuẩn có hại Vibrio spp… Trong nuôi tôm công nghiệp, mật độ cao, tôm ăn thức ăn công nghiệp nên ao nuôi rất dễ ô nhiễm và vi khuẩn có hại Vibrio spp phát triển mạnh trong môi trường. Vibrio tìm cách xâm nhập vào cơ thể tôm thông qua con đường ăn, khi vào đường ruột tôm, chúng gia tăng mật độ và gây bệnh cho tôm, ảnh hưởng sức khỏe, năng suất sản lượng tôm nuôi.

Việc acid hóa bột cá, nguyên liệu làm thức ăn và thức ăn có thể giúp khống chế sự phát triển của vi khuẩn trong điều kiện bảo quản. Acid hữu cơ và sự phối trộn trong chế biến thức ăn có thể đem lại lợi ích như một chất điều chỉnh môi trường đường ruột (Gut Environment Modifier - GEM). Trong nguyên liệu thức ăn hoặc trong ruột, những acid hữu cơ như acid formic, benzoic và furamic ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

Những phân tử của acid hữu cơ thâm nhập vào vách tế bào vi khuẩn (đặc biệt là vi khuẩn gram âm), phân ly trong tế bào chất và làm rối loạn những chức năng của tế bào. Do đó, khi được dùng với liều lượng thích hợp, hỗn hợp các muối của các acid này đem lại sự an toàn, hiệu nghiệm và chi phí thấp trong việc kiểm soát bệnh đường ruột do vi khuẩn gram âm, thúc đẩy hệ vi khuẩn đường ruột của vật chủ phát triển.

Sử dụng mỗi ngày có tốt cho tôm không?

Có rất nhiều kết quả nghiên cứu khoa học đã chứng minh những tác dụng tích cực của acid hữu cơ có trong thức ăn của tôm cá. Đây là ứng viên sáng giá có thể thay thế hoàn toàn các loại kháng sinh kích thích tăng trưởng trong nuôi trồng thủy sản. 

Acid lactic và acid citric giúp tăng khả năng hấp thụ và sử dụng thức ăn nhờ sự cải thiện vị giác đối với thức ăn

Tuy nhiên, nuôi trồng thủy sản là sự kết hợp của nhiều loài nuôi, hoạt động cho ăn, mô hình nuôi khác nhau nên việc sử dụng acid hữu cơ cho từng điều kiện môi trường là khác nhau. Vì thế, khi sử dụng acid hữu cơ trong chăn nuôi thủy sản cần phải đúng liều lượng và phù hợp đối với từng giai đoạn phát triển của tôm nuôi 

Bên cạnh đó, tùy vào mục đích sử dụng mà bà con cân nhắc về cách sử dụng cho phù hợp, đảm bảo hiệu quả và tối ưu chi phí nhất. Không nên lạm dụng acid hữu cơ trong chăn nuôi tôm. Việc sử dụng acid hữu cơ với tần suất vừa phải, luân phiên bổ sung vào thức ăn cho tôm chỉ 1-2 lần/ tuần sẽ mang lại hiệu quả cao, kích thích tôm bắt mồi, sinh trưởng nhanh, tăng năng suất.

Đăng ngày 10/06/2024
Nhất Linh @nhat-linh
Nguyên liệu

Thức ăn thủy sản không làm từ cá

Trong những năm gần đây, việc phát triển các giải pháp thức ăn thủy sản không làm từ cá đã trở thành một xu hướng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản. Với áp lực ngày càng gia tăng về bảo vệ nguồn tài nguyên biển và đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, việc tạo ra thức ăn thủy sản thay thế bền vững là một bước tiến quan trọng

thức ăn
• 10:25 29/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 10:17 09/10/2024

Nấm men hỗ trợ phòng bệnh thủy sản

Nấm men là một đối tượng mới với nhiều tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản. Giúp giải quyết những khó khăn trong quá trình xữ lí môi trường nuôi, tăng đề kháng hạn chế được dịch bệnh, điều chế các chế phẩm sinh học,... đây được xem là hướng phát triển bền vững đối với nuôi trồng thủy sản hiện nay.

Nấm men
• 09:00 29/09/2024

Nguồn gốc Astaxanthin trong chuỗi thức ăn

Các nguồn astaxanthin tổng hợp và tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến xu hướng của ngành, gây ra một làn sóng trên thị trường dược phẩm dinh dưỡng thế giới về sản phẩm dạng viên nang.

Astaxanthin
• 09:48 10/09/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:36 05/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:36 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 11:36 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:36 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 11:36 05/11/2024
Some text some message..