Ai Cập: Thị trường hấp dẫn cho cá tra, và tôm Việt Nam

Với tốc độ phát triển nhanh chóng, nhu cầu thủy hải sản trong nước ngày càng mạnh mẽ, ngay từ năm 2008, Ai Cập đã vượt qua các tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE ) để trở thành nước lớn nhất ở khu vực Trung Đông và Châu Phi về NK thủy sản nói chung và cá tra nói riêng từ Việt Nam, đây được xem là thị trường đầy hấp dẫn của các DN XK thủy sản Việt Nam.

những nước xuất khẩu thủy sản vào ai cập
Những nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất vào Ai Cập (2008-2012)

Ai Cập nằm ở phía Đông Bắc của châu Phi, là một quốc gia liên lục địa. Nước này sở hữu một cầu nối lục địa (Eo đất Suez) giữa Châu Phi và Châu Á, và một cầu nối đường thuỷ (Kênh Suez) nối giữa Biển Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương thông qua Biển Đỏ, có đường bờ biển dài 2450 km và 6000 km2 diện tích mặt nước.

Tình hình sản xuất

Ai Cập có truyền thống lâu đời về khai thác thủy sản. Trong đó, cá nước ngọt chủ yếu được đánh bắt tại khu vực sông Nile và các hồ nước lớn. Vùng biển Địa Trung Hải chiếm khoảng 60% tổng sản lượng khai thác hải sản, các cảng cá chính dọc theo Địa Trung Hải là Matrouh, Anfoshi, Madaaia, Rashied, Boruls, Damietta, Port Said và Aresh; và gần 40% sản lượng hải sản được khai thác tại Biển Đỏ, các cảng cá chính là Attaka và Salakhana, nằm gần kênh đào Suez. Những loài hải sản được khai thác chính ở Ai Cập bao gồm: cá mòi, tôm, cá cơm…

Tuy nhiên, trong vòng hai thập kỷ (từ 1980- 2000), ngành nuôi trồng thủy sản đã phát triển nhanh chóng. Theo thống kê của FAO, năm 1980, sản lượng nuôi trồng chỉ đạt 19.000 tấn, sản lượng đánh bắt đạt 121.400 tấn. Đến năm 2000, sản lượng đánh bắt đạt 384.300 tấn, trong khi đó sản lượng nuôi trồng đã vươn lên xấp xỉ ngang bằng sản lượng đánh bắt, đạt 340.100 tấn. Kể từ năm 2003, sản lượng nuôi trồng đã bắt đầu vượt qua sản lượng đánh bắt, và đến năm 2009, sản lượng nuôi trồng chiếm đến 65% tổng sản lượng tại Ai Cập, đạt 705.000 tấn về khối lượng và 1,25 tỷ USD về giá trị. Năm 2008, Ai Cập đứng thứ 11 trên thế giới về sản lượng nuôi trồng, và đứng số 1 ở Châu Phi, chiếm tới 73,8% về khối lượng và 64,2% về giá trị tại châu lục này.

Các loài thủy sản được nuôi chính ở Ai Cập bao gồm: cá rô phi, cá đối, cá chép, cá da trơn…, trong đó cá rô phi chiếm tới hơn một nửa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản. Năm 2008, Ai Cập chiếm tới 13,8% tổng sản lượng cá rô phi nuôi trên toàn thế giới. Ngoài ra, Ai Cập còn là nước sản xuất hàng đầu thế giới về cá đối nuôi. Các dự án nuôi thủy sản tại Ai Cập chiếm đến 99% là của khối tư nhân. Nhà nước đóng vai trò cung cấp con giống, kỹ thuật nuôi trồng, hợp tác quốc tế, khuyến khích đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.

Thị trường thu hút nguồn cung thủy sản lớn

Ai Cập có tới 90% dân số theo đạo Hồi, do đó thủy, hải sản đã trở thành món ăn kiêng truyền thống ở nơi đây. Tuy nhiên, nguồn cung nội địa từ các hồ nước lớn, sông Nile, các trang trại vẫn không thể đáp đủ nhu cầu và chủng loại cho người dân trong nước, đặc biệt, sản lượng thủy, hải sản tại đây đang có xu hướng giảm do nguồn cá tại Địa Trung Hải và Biển Đỏ giảm và sự ô nhiễm ngày càng tăng ở các vùng nuôi cá. Do đó, Ai Cập vẫn phải nhập một số lượng lớn các loại thủy, hải sản từ nước ngoài như mực, tôm, tôm nõn, philê cá tra, thịt cua biển…

Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), những nhà cung cấp thủy sản lớn nhất cho Ai Cập (mã HS03) năm 2012 lần lượt bao gồm: Hà Lan, Việt Nam, Na Uy, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Tây Ban Nha…

Hiện, Ai Cập có khoảng 83 triệu dân, là nước đông dân thứ hai ở Châu Phi, sự phân hóa giàu nghèo tại quốc gia này rất rõ rệt. Tầng lớp giàu có của Ai Cập sống tập trung ở 2 thành phố lớn là Cairo và Alexandri là đối tượng chính tiêu thụ hàng nông sản tại đây. Một điểm đáng lưu ý là người dân Ai Cập thường sử dụng những sản phẩm có phẩm cấp trung bình, giá cả phải chăng. Sản phẩm chất lượng cao vẫn được người dân lựa chọn, nhưng mức tiêu thụ chậm hơn.

Thủy sản ở Ai Cập được bày bán tại các siêu thị, cửa hàng và các khu chợ lớn, nhỏ. Hiện nay, số lượng các nhà hàng hải sản mọc lên nhiều, đặc biệt tại các khu vực đông dân cư, thành phố lớn. Lượng tiêu thụ hải sản ở chợ cũng như siêu thị đang ngày càng tăng cao do loại thực phẩm này được xem là giàu protein và cần thiết trong phong tục ăn kiêng cổ truyền của Ai Cập. Lượng tiêu thụ hải sản của người dân lên đến 16kg/người/năm. Nhu cầu tiêu thụ cá của Ai Cập năm 2008 tăng gần gấp đôi so với năm 1988, trong những năm gần đây nhu cầu đạt khoảng 2 triệu tấn/năm.

Thị trường hấp dẫn cho tôm, cá tra Việt Nam

Trước năm 2005, giá trị XK TS Việt Nam sang Ai Cập rất thấp, chỉ đạt 296.000 USD. Tuy nhiên, hội thảo khá quy mô về thủy sản Việt Nam được tổ chức tháng 8/2005 tại Dubai đã giúp người dân Ai Cập biết đến cá tra Việt Nam. Sau thời điểm này, cá tra Việt Nam với chất lượng tốt, giá cả hấp dẫn đã nhanh chóng được thị trường tiếp nhận, kim ngạch NK thủy sản từ Việt Nam sang Ai Cập, đặc biệt là phi lê cá tra và tôm nõn tăng trưởng mạnh mẽ.

Năm 2006, giá trị XK TS từ Việt Nam sang Ai Cập đạt 4,4 triệu USD; sang năm 2007, đã tăng trưởng ngoạn mục, lên tới 20,44 triệu USD, gấp 4,5 lần so với năm trước. Đến năm 2008, Ai Cập đã trở thành nước NK lớn nhất của Việt Nam tại Trung Đông và Châu Phi, kim ngạch NK thủy sản tăng lên 63,2 triệu USD. Vào năm, 2012, có sự tăng trưởng ngoạn mục, đạt 79,5 triệu USD.

Cá tra Việt Nam luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu các mặt hàng thủy sản Việt Nam ở đất nước đông dân này. Mặt hàng cá tra Việt Nam có mặt ở khắp Ai Cập, không chỉ ở các siêu thị lớn, nhỏ, các chợ đầu mối mà cả ở các nhà hàng, khách sạn nổi tiếng.

Tuy nhiên, vào cuối tháng 8/2009, những thông tin về cá tra Việt Nam bị nhiễm chất độc hại do được nuôi trong môi trường ô nhiễm đăng trên báo chí Ai Cập đã khiến sản lượng XK cá tra, sang thị trường này sụt giảm rõ rệt. Đỉnh điểm là việc Đại sứ quán Ai Cập tại Hà Nội đã đình chỉ xác nhận pháp lý cho thủy sản Việt Nam. Nhưng nhờ các cơ quan chức năng Việt Nam phản ứng kịp thời nên XKTS vào Ai Cập chỉ bị gián đoạn 5 ngày.

Tuy nhiên, hiện tượng các DN Việt Nam tranh bán, hạ giá thành sản phẩm, chất lượng không đảm bảo, ví như tỷ trọng mạ băng (glazing) chiếm đến 30 - 40 % khối lượng sản phẩm , dẫn đến chất lượng của cá tra rất thấp, đã trực tiếp làm tổn hại đến uy tín của cá tra Việt Nam.

Trong năm 2010, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường này giảm 2,61% về khối lượng và 8,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2009. Mặc dù vậy, kim ngạch XK TS Việt Nam sang Ai Cập vẫn được duy trì, đạt 60 triệu USD vào năm 2009 và tăng nhẹ lên 65 triệu USD vào năm 2010, nguyên nhân chính là do các mặt hàng khác XK sang thị trường này đã tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là mặt hàng tôm. Theo Trademap, kim ngạch XK tôm Việt Nam (mã HS 030613) sang Ai Cập tăng vọt từ 4,4 triệu USD năm 2008 lên 10 triệu USD vào năm 2009; tăng nhẹ lên 12,5 triệu USD vào năm 2010 và 16,4 triệu USD năm 2011. Đến năm 2012, tôm Việt Nam (mã HS 030613) đứng hàng đầu trong top những thị trường XK mặt hàng vào thị trường này, đạt 26,9 triệu USD.

Hiện nay, mặt hàng cá tra Việt Nam vẫn có mặt tại hệ thống các siêu thị lớn như Carefour, Metro hay các siêu thị nhỏ, chợ đầu mối ở Ai Cập. Nhiều khách sạn 5 sao của Ai Cập sử dụng cá tra trong thực đơn hằng ngày. Trên thực tế, nhu cầu tiêu thụ cá tra phi lê của Việt Nam là rất lớn bởi Ai Cập có nhu cầu lớn, dân số đông, đặc biệt cá tra của ta có giá cả phù hợp, chất lượng tốt, ngon và dễ chế biến. Các sản phẩm NK vào Ai Cập hiện đang được hưởng mức thuế ưu đãi, mặt hàng cá tra là 0% và tôm là 5%. Do đó, Các DN Việt Nam còn rất nhiều cơ hội gia tăng XK tôm, cá tra sang Ai Cập.

xuat khau thuy san viet nam vao ai cap

Tuy nhiên, để thâm nhập sâu hơn nữa vào thị trường đầy tiềm năng này, các DN Việt Nam cần phải nâng cao uy tín, đảm bảo chất lượng VSATTP, bình ổn giá sản phẩm. Ngoài ra, theo khuyến cáo của Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập, Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á, khi đàm phán và ký kết hợp đồng với đối tác Ai Cập, các DN nên lựa chọn các phương thức giao hàng, phương thức thanh toán mà lợi thế không quá nghiêng về phía người mua, tránh hiện tượng phía NK không nhận hàng để ép giảm giá. Thêm vào đó, hợp đồng phải có quy định cơ quan giải quyết tranh chấp (trọng tài hay tòa án) để làm cơ sở cho việc giải quyết khi có phát sinh tranh chấp. .

Các DN cũng nên chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng giảm tỉ lệ cá đỏ, tăng tỉ lệ trắng. Cá tra vào Ai Cập từ trước tới nay chủ yếu là loại cá còn phần thịt đỏ, chưa tinh lọc phần mỡ bụng (un-trimmed) nên có giá thấp.

cac nuoc nhap tom vao ai cap

Cuối cùng, DN cần tích cực tham gia hội chợ, hội thảo, tăng cường thông tin quảng bá trên các phương tiện truyền thông Ai Cập. Đây cũng được xem là một trong những kênh quan trọng nhằm thúc đẩy XK thủy sản Việt Nam sang thị trường hàng đầu tại “Lục địa đen”.

Vietfish
Đăng ngày 29/10/2013
Nguyễn Thị Hồng Hà
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 13:29 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 13:29 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 13:29 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 13:29 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 13:29 26/11/2024
Some text some message..