An cư nhưng chưa lạc nghiệp

Bên cạnh cuộc mưu sinh còn nhiều khó khăn, nhiều năm nay, hàng trăm hộ dân ở khu tái định cư (TĐC) Hòn Xện thuộc khu dân cư (KDC) Đường Đệ, phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang đang sống chung với môi trường nhếch nhác, ô nhiễm nghiêm trọng.

An cư nhưng chưa lạc nghiệp

Nhọc nhằn câu chuyện sinh kế

Dự án KDC Đường Đệ có quy mô 71,3ha, bố trí 2.500 hộ dân, do Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh làm chủ đầu tư. Đây là khu TĐC dành cho các hộ dân thuộc các phường: Xương Huân, Vĩnh Trường, Vĩnh Thọ, Vĩnh Nguyên, Vạn Thạnh... trong quá trình chỉnh trang và quy hoạch đô thị. Hiện nay KDC Đường Đệ có 3 tổ dân phố (TDP) với gần 1.000 hộ, hơn 6.000 nhân khẩu, chủ yếu sinh sống bằng nghề biển. Do không có vốn đầu tư mua sắm ghe thuyền, người dân nơi đây chủ yếu đánh bắt nhỏ, thả lờ dây ven bờ và làm nghề bẫy tôm hùm giống. Từ năm 2011 đến nay, việc thả lờ dây và bẫy tôm hùm trong khu vực vịnh Nha Trang bị cấm nên cuộc sống của hàng trăm hộ dân nơi đây gặp rất nhiều khó khăn.

Ông Trần Văn Mười, người dân ở TDP 13 Đường Đệ cho biết: “Sau khi về nơi ở mới (năm 2007), gia đình tôi thế chấp sổ đỏ để vay ngân hàng 300 triệu đồng đầu tư mua lưới giũ làm nghề đánh bắt tôm hùm giống, cũng tạm đủ để lo cho cuộc sống của 15 thành viên trong gia đình 4 thế hệ. Còn bây giờ, nghề này bị cấm nên ngay cả bữa ăn hàng ngày cũng phải chạy vạy. Tôi không biết sẽ đào đâu ra tiền để trả lãi ngân hàng. Bỏ ra hàng trăm triệu đồng mua lưới, giờ phải vứt ngoài đường phơi nắng, dầm mưa mà tôi thấy xót xa”.

Còn theo ông Võ Quang - tổ phó TDP 13 Đường Đệ: “Sau khi về nơi ở mới, hầu hết người dân trong TDP đều phải thế chấp sổ đỏ để vay ngân hàng xây dựng nhà mới, còn một phần để mua sắm ngư lưới cụ tiếp tục bám biển mưu sinh. Khi nghề lưới giũ và thả lờ dây bị cấm, cuộc sống của hàng trăm hộ dân nơi đây gặp rất nhiều khó khăn. Mong muốn của người dân là được tạo điều kiện vay vốn, chuyển đổi nghề biển mới phù hợp. Tuy nhiên, do không có tài sản thế chấp, họ rất khó để tiếp cận các kênh vay vốn ngân hàng”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, bên cạnh các hộ chấp hành tốt việc thu hồi lưới giũ, lờ dây trong khu vực vịnh, có không ít hộ vì cuộc mưu sinh mà bất chấp lệnh cấm, tiếp tục giăng lưới chằng chịt trong khu vực biển trước đường Phạm Văn Đồng.

Sống chung với ô nhiễm

Có mặt tại KDC Đường Đệ vào một ngày cuối tháng 2, tuy nắng khô hanh nhưng chúng tôi thấy một số tuyến đường ở khu TĐC Hòn Xện nước vẫn chảy lênh láng. Ở các hố ga, cửa thoát nước ở những trục đường chính, đường hẻm nước trào ra cả mặt đường, đọng lại đen kịt thành nhiều vũng và bốc mùi hôi thối rất khó chịu. Thế nhưng, mấy năm nay, người dân ở TDP 13 và 15 phải chịu cảnh sống chung với môi trường nhếch nhác, ô nhiễm nghiêm trọng như vậy. Bà Đỗ Thị Phượng (tổ 13) bức xúc: “Thực tế, cơ sở hạ tầng khu TĐC mới chưa đáp ứng đời sống của dân, nhất là không có hệ thống xử lý nước thải. Riêng gia đình tôi, cứ vài tháng lại phải hút hầm vệ sinh một lần (khoảng 800.000 đồng/lần), nước thải thì ứ đọng trong nhà. Nếu không cho nước chảy ra đường thì chứa ở đâu?”.

Đường Thân Nhân Trung vào khu tái định cư Hòn Xện hơn 10 năm nay vẫn chưa thể hoàn thành.

Đường Thân Nhân Trung vào khu tái định cư Hòn Xện hơn 10 năm nay vẫn chưa thể hoàn thành.

Bà Phan Thị Hạnh - tổ trưởng TDP 13 cho biết: “Trên thực tế, nền đất ở khu vực tổ 13 và 15 là đá và đất sét. Do vậy, hệ thống hầm vệ sinh và nước thải của các hộ dân ở đây không tự rút được và liên tục bị nghẹt. Nhiều nhà dân xây dựng ở nền đất cao đành đấu nối hệ thống nước thải của gia đình vào hệ thống thoát nước trên đường. Tuy nhiên, hệ thống nước thải chảy ra biển bị bịt lại tại cầu Hòn Xện do chưa có hệ thống xử lý. Vì vậy, nước thải tràn lên, ứ đọng trên đường và hôi thối ở rất nhiều hố ga...”.  Theo bà Hạnh, nhiều gia đình do không có tiền hút hầm vệ sinh nên chọn cách lên núi phía sau nhà để phóng uế khiến môi trường ở đây ô nhiễm nghiêm trọng. Ngoài ra, cứ vào mùa mưa KDC Đường Đệ lại bị ngập nước, khiến việc ăn ở, đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do hệ thống kênh thoát lũ từ hồ Suối Tôm bị hư hỏng nặng, nước lũ không thoát ở trên mà thoát ở dưới đáy nên cuộc sống của hàng chục hộ dân sống cạnh kênh thoát lũ đang bị đe dọa. Mới đây, đơn vị chủ đầu tư là Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh cho làm một con mương nhỏ ở sau nhà các hộ dân khu vực này. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, người dân vẫn nơm nớp lo sợ mỗi khi mùa mưa tới. Bởi trước đây, kênh thoát lũ này có lần bị bể, gây ngập úng và làm thiệt hại không ít tài sản của người dân.

Đống lưới giũ hàng trăm triệu đồng của ông Trần Văn Mười đang nằm phơi nắng, dầm mưa ngoài đường.

Đống lưới giũ hàng trăm triệu đồng của ông Trần Văn Mười đang nằm phơi nắng, dầm mưa ngoài đường.

Ông Nguyễn Trúc Sinh - Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Hòa - cho biết: UBND TP. Nha Trang đã có nhiều văn bản chỉ đạo các ngành, địa phương liên quan thống kê danh sách hộ dân, số lượng người làm nghề lưới giũ đánh bắt tôm hùm trái phép trong khu vực vịnh Nha Trang, vịnh Bình Cang để có hướng xử lý. Bên cạnh đó, yêu cầu Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố nghiên cứu xây dựng đề án, hướng dẫn và tạo điều kiện cho người dân vay vốn chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nguyện vọng của người dân KDC Đường Đệ vẫn chưa được giải quyết. Nếu tình trạng này kéo dài, người dân sẽ tái diễn vi phạm nghề cấm. Về vấn đề ô nhiễm môi trường, địa phương đã nhiều lần kiến nghị đơn vị chủ đầu tư sớm đẩy nhanh việc thi công Dự án Cải thiện vệ sinh môi trường khu vực phía Bắc TP. Nha Trang. Trước mắt, để giải quyết khó khăn cho người dân và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, UBND phường tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh chung; đề nghị các hộ đang hoặc chuẩn bị xây dựng nhà ở phải hoàn chỉnh hệ thống hầm tự hoại 3 ngăn đảm bảo đúng quy cách kỹ thuật.

Ông Nguyễn Ngọc Vóc - Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh: Dự án KDC Đường Đệ được duyệt trước đây có 2 hệ thống tuyến ống, trong đó gồm hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thoát nước thải sinh hoạt đi dọc các tuyến đường giao thông có lộ giới từ 10 - 20m và một số tuyến đường hẻm bê tông nội bộ có lộ giới từ 5 - 7m. Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt được đưa về trạm xử lý nước thải để xử lý trước khi đấu nối vào mương thoát lũ. Hiện nay, tại khu vực này có nhiều dự án phát triển nhà ở đang đầu tư xây dựng, trạm xử lý nước thải nói trên không đảm bảo quy mô, diện tích để xử lý nên UBND tỉnh đã quy hoạch theo hướng đấu nối vào nhà máy xử lý phía Bắc thuộc Dự án Cải thiện vệ sinh môi trường TP. Nha Trang. Tuy nhiên, hiện hệ thống này chưa triển khai”.

 

báo Khánh Hòa
Đăng ngày 02/03/2013
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 12:50 06/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 12:50 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 12:50 06/11/2024

Hiệu quả sử dụng protein trong nuôi tôm

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của tôm, góp phần chính vào việc xây dựng cơ bắp, hệ thống miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể của chúng. Đối với người nuôi tôm, việc hiểu và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng protein sẽ giúp giảm chi phí thức ăn, tăng tỷ lệ tăng trưởng, và hạn chế các rủi ro sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:50 06/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 12:50 06/11/2024
Some text some message..