Ăn cua mặt quỷ, ba người nhập viện

Nhóm công nhân bắt cua mặt quỷ ở dọc bờ biển Lý Sơn về làm mồi nhậu, một giờ sau khi ăn, 3 người có dấu hiệu tê cứng chân tay, khó thở.

cua mặt quỉ
Cua mặt quỷ. Ảnh tư liệu

Bệnh nhân Nguyễn Văn Khôi và 2 đồng nghiệp được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi sáng 8/5 trong tình trạng tê chân, tay, tê miệng, khó thở. Thăm khám lâm sàng, các bác sĩ chẩn đoán họ có triệu chứng ngộ độc thần kinh vì ăn cua mặt quỷ.

Anh Khôi cho biết, chiều 7/5, sau buổi làm việc, khoảng 7 công nhân đi dọc bờ kè ở xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, bắt cua ốc làm mồi nhậu. "Chúng tôi bắt được 10 con cua hình dáng kỳ dị, có lông xù xì to gần bằng bàn tay mang về làm mồi. Sau khoảng một giờ ăn cua, tôi cùng hai công nhân khác bị tê cứng chân, tay, khó thở nên mọi người ở lán trại chở đi cấp cứu", anh Khôi kể.

Những người bị nạn được đưa vào cấp cứu tại Trung tâm y tế quân dân y Lý Sơn. Bác sĩ Dương Tiến Thuận, Phó Giám đốc Trung tâm cho biết: "Sau nhiều giờ truyền dịch giải độc, trợ tim, anh Khôi chuyển biến nặng nên chúng tôi cử điều dưỡng theo tàu cao tốc chuyển bệnh nhân vào Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi tiếp tục cấp cứu". 


Anh Khôi đang được truyền dịch giải độc ở Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi. Ảnh:Trí Tín.

Theo bác sĩ Thuận, trong 15 năm qua đã có 6 người tử vong và nhiều người được đưa đến Trung tâm cấp cứu vì ăn loại cua này. Hầu hết họ là người ở xa đến đảo, không biết loài cua này có chứa chất độc.

Theo các chuyên gia thủy sản, cua mặt quỷ cư ngụ ở các tỉnh ven biển từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu, thường gặp tại các rạn cạn, vùng triều thấp. Loài cua này chứa độc tố Saxitonin trong thịt và trứng, nhiều nhất là trong càng và chân cua. Một người chỉ ăn 0,5 g thịt cua loại này là đã có thể gây tử vong.

Hiện nay vẫn chưa có thuốc giải độc đặc hiệu cho độc tố Saxitonin trong cua mặt quỷ. Biện pháp cấp cứu, điều trị hữu hiệu là làm cho bệnh nhân nôn sớm càng nhiều càng tốt, rửa dạ dày, uống than hoạt tính để thải loại bớt chất độc; hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn (thở oxy, truyền dịch, trợ tim mạch…).

Vnexpress, 08/05/2015
Đăng ngày 09/05/2015
Trí Tín
Ẩm thực

Tôm hùm Bình Ba: Niềm tự hào của vùng biển Khánh Hòa

Tôm hùm đảo Bình Ba, Khánh Hòa là một đặc sản biển nổi tiếng với hương vị tươi ngon, thịt chắc và giàu dinh dưỡng. Được nuôi trồng trong môi trường biển trong lành, tôm hùm Bình Ba không chỉ thu hút du khách mà còn đóng góp quan trọng vào kinh tế địa phương, giúp đảo này trở thành "Quốc đảo tôm hùm" của Việt Nam.

Quốc đảo tôm hùm
• 09:00 05/10/2024

Tại sao người Nhật ăn cá sống mỗi ngày mà không sợ bị nhiễm ký sinh trùng?

Văn hóa ăn cá sống ở Nhật Bản không chỉ là một nét đặc trưng độc đáo mà còn nổi tiếng trên toàn thế giới qua các món ăn như sushi và sashimi. Điều thú vị là mặc dù ăn cá sống, người Nhật ít lo lắng về nguy cơ nhiễm ký sinh trùng hay các mầm bệnh từ thực phẩm sống.

sashimi
• 10:43 30/09/2024

Mẹo chế biến tôm để tránh mùi tanh khi nấu

Tôm là một trong những nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực trên thế giới, và đặc biệt được ưa chuộng tại Việt Nam nhờ hương vị đa dạng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, mùi tanh của tôm là một trong những thách thức mà người nấu ăn thường gặp phải. Sau đây, Tép Bạc sẽ bật mí một số mẹo khử mùi tanh của tôm đơn giản nhưng hiệu quả và an toàn cho sức khỏe, bao gồm:

Tôm thẻ chân trắng
• 11:07 13/09/2024

Khám phá Phú Yên: Thưởng thức đặc sản vùng biển có 1-0-2

Phú Yên không chỉ nổi tiếng với những bãi biển đẹp mà còn sở hữu tiềm năng kinh tế biển dồi dào cùng nền ẩm thực độc đáo. Hãy cùng theo chân bé Tép khám phá những nét đặc trưng làm nên sức hấp dẫn của vùng đất này nhé!

Phú Yên
• 09:00 31/08/2024

Điểm nhấn tại tuần lễ Sinh vật cảnh 2024

Tuần lễ Sinh vật cảnh năm 2024, do Chi hội Cá cảnh Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), sự kiện lần này hứa hẹn mang đến một trải nghiệm sôi động và đa dạng cho những người yêu thích cá cảnh và thú cưng.

Tuần lễ Sinh vật cảnh
• 00:16 13/10/2024

Gấu nước: Một sinh vật bé nhỏ với sức sống mãnh liệt

Trong thế giới tự nhiên, không hiếm sinh vật có đời sống lâu dài; tuy nhiên, sinh vật biển có khả năng sinh tồn trong gần như mọi điều kiện môi trường như gấu nước thì thật sự rất hiếm hoi.

Bọ gấu nước
• 00:16 13/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 00:16 13/10/2024

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 00:16 13/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 00:16 13/10/2024
Some text some message..