An Giang: Chông chênh làng bè

“Có ai nghèo mà nuôi cá bè đâu anh” đó là câu trả lời của anh xe ôm chở chúng tôi xuống làng bè, khi biết chúng tôi muốn đến một hộ nuôi cá bè có nhiều khó khăn để tìm hiểu về cuộc sống của họ. Tuy nhiên, đằng sau câu nói của anh xe ôm còn nhiều ẩn ý. Vài năm trở lại đây, nghề cá bè cứ chông chênh như những chiếc bè cá dập dềnh theo con nước…

Làng bè trên ngã ba sông Châu Đốc, An Giang.
Làng bè trên ngã ba sông Châu Đốc, An Giang.

Nghề “Bà Cậu”…

Người dân sông nước miền Tây gọi nghề nuôi cá, đánh cá trên sông là nghề “Bà Cậu”. Người làm nghề sông nước tin rằng, Bà Cậu là tổ của nghề đánh bắt thủy hải sản và cũng là người phù hộ độ trì cho họ bình an trên sông nước. Cách gọi “Bà Cậu” là cách gọi tắt của “bảy bà ba cậu” (nhưng thực ra là 4 cậu) gồm bà chúa Tiên, bà chúa Ngọc, bà chúa Xứ, bà chúa Động, bà Cố Hỉ, bà Thủy, bà Hỏa, cậu Trầy, cậu Quý, cậu Lý, cậu Thông.

Những bấp bênh trong cuộc sống sông nước khiến họ phải gửi niềm tin vào những đấng thiêng liêng. Nói như anh Sơn, một người nuôi cá bè ở Vĩnh Ngươn, An Giang, nghề nuôi cá bè cũng như con nước, khi lớn, khi ròng, rủi may không lường hết được, vậy nên lúc nào trong lòng cũng van vái Bà Cậu phù hộ để công việc làm ăn được yên ổn, suôn sẻ…

Nghề cá bè ở An Giang được hình thành từ những năm 60 của thế kỷ trước, những người nuôi cá bè kì cựu ở đây kể lại, cả cái xứ Châu Đốc, ngày xưa chỉ có 3 - 4 cái bè làm bằng tre, để dưới nước, kiểu như lồng cá. Do nguồn nước ngày xưa còn tốt, nên cá thả vô bè không cần cho ăn, cá lớn tự nhiên như đang sống dưới sông. Từ những năm 70 trở đi, người nuôi bè bắt đầu nhiều lên, nguồn dinh dưỡng tự nhiên trong nước cũng kém đi, cộng với áp lực về hiệu quả kinh tế, nên người nuôi cá bè mới bắt đầu kết hợp cho ăn thức ăn. Bè cá cũng từ đó được làm kiên cố hơn, rộng hơn. Thay vì làm bằng tre như trước đây, phần vách dọc và đáy bè được đóng ván. Khung bè được thiết kế chắc chắn với đầy đủ các thanh đà ngang, đà dọc, bổ đứng, bổ ngang. Phần trước và sau bè là mặt lưới để nước lưu thông chảy qua bè. Trên bè có cất nhà để ở, giữ và chăm sóc cá. Hệ thống phao nổi nâng bè cũng được cải tiến, sử dụng các vật liệu như thùng phuy, các thùng bằng cây gỗ hình hộp rỗng…

Thời hoàng kim của cá bè bắt đầu từ khoảng năm 1990, khi ấy vùng Châu Phú, Phú Tân, Chợ Mới, Vĩnh Ngươn phải có trên 2.000 bè cá, sản lượng trung bình phải trên 20.000 tấn/ năm, chủ yếu là cá tra, cá ba sa phục vụ xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi cá bè đã giúp năng suất nuôi tăng cao, hiệu quả kinh tế lớn, chủng loại cá nuôi cũng đa dạng hơn. Thay vì chỉ cá tra, ba sa, người nuôi cá bè An Giang đã bắt đầu nuôi cả cá bống tượng, cá mè dinh… Vài năm trở lại đây, sông Mê Kông cạn dòng, nguồn nước ô nhiễm, nghề nuôi cá bè cũng èo uột từ đó, người bỏ nghề lên bờ, người gồng gánh nợ nần, thấp thỏm theo từng con nước… làng bè trở nên hiu quạnh hơn.

Và những nỗi lo...

Nước chảy một mái là những ngày vui mừng của người nuôi cá bè. Đó là những ngày không có nước lên, nước ròng, mà chỉ có nước từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ xuống. Dù không thể gọi là lũ, nhưng con nước đổ về đều đặn trong mùa nước nổi, giúp người mưu sinh bằng nghề đánh bắt thu được một ít sản vật. Người nuôi cá bè cũng an tâm vì con nước tốt, cá sẽ mau lớn hơn, ít nguy cơ hơn. Vì vậy mà họ chờ đợi mùa nước nổi và mong nước cứ chảy một mái, dù biết, mùa nước nổi ngày càng ngắn ngủi hơn…

Nghề cá bè giờ chịu nhiều áp lực. Năm nay, ngay mùa nước đổ thì dòng nước cũng trong vắt, không có phù sa, cá con cũng ít. Nguồn nước này chỉ giúp cho cá không bị thiếu ôxy, mát mẻ, chứ không bổ sung thức ăn, dinh dưỡng gì cho cá. Nhưng được như vậy đã là may mắn rồi. Anh Ngời, một chủ bè trên ngã ba sông Châu Đốc chia sẻ, chỉ cần lãi khoảng 3.000 đồng/kg cá thôi là dân bè mừng lắm rồi. Năm nay, nước đổ về nhiều hơn năm ngoái, cá lớn nhanh hơn, nhưng giờ bán không được giá. Chủ bè phải nài nỉ, thương lái mới chịu tới mua, giá chỉ hòa vốn 28.000 đồng/kg. Đó là khi dân bè tự mình mua cá, mua cám về chế biến thức ăn, còn nếu nuôi bằng thức ăn công nghiệp thì chắc chắn lỗ.

Bám trụ với làng bè từ nhiều đời, nhưng anh Ngời cũng nói thật: “Giờ mình lên bờ không biết làm gì, mình cũng lớn tuổi rồi, còn con cái, tôi cho lên bờ làm ăn hết, không cho theo nghề bè vì cực lắm, bấp bênh lắm. Năm nay có lãi, nhưng năm sau trắng tay là thường. May mắn, vợ chồng tôi cũng tích cóp, để dành, mùa nào bán cá có lãi thì đầu tư mua một hai công đất vườn, để sau này dưỡng già, chứ không dám đầu tư làm ăn lớn nữa”.

Đóng mới bè cá mất khoảng 500 triệu đồng, vốn đầu tư cho một năm cũng khoảng 1,5 tỷ đồng, vụ nào may mắn lãi khoảng vài chục đến 100 triệu đồng, nhưng chỉ cần một hôm ngủ quên, không chạy máy bơm tạo dòng chảy những lúc nước đứng, cả bè cá có thể chết hết vì thiếu ôxy, là sẽ trắng tay. Nhiều hộ vay nợ để làm bè, xong thất bại một hai vụ rơi vào cảnh nợ nần. Vậy nên, có lẽ anh xe ôm nói đúng, có ai nghèo mà nuôi cá bè đâu, nhưng nuôi cá bè xong… nghèo, thì nhiều lắm.

Báo Tin Tức
Đăng ngày 25/11/2016
Lê Hiền
Nông thôn

Xuất khẩu cá tra xuống mức thấp nhất năm

Dù vẫn tăng 31% so với cùng kỳ, nhưng kết quả 179 triệu USD kim ngạch xuất khẩu (XK) cá tra trong tháng 10 là mức thấp nhất kể từ đầu năm 2022 tới nay. Mức tăng trưởng XK so cùng kỳ năm trước cũng thấp nhất trong các tháng. Luỹ kế tới hết tháng 10 XK cá tra Việt Nam đạt 2,1 tỷ USD, tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 12:03 21/11/2022

Tháng 8/2022, xuất khẩu cá tra hồi phục trở lại

Xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm nay đã chạm mốc 1,8 tỷ USD – một con số lạc quan cho các doanh nghiệp ngành hàng này. Xuất khẩu cá tra trong 3 tháng gần đây đã tụt dần khỏi mức đỉnh 310 triệu USD hồi tháng 4, nhưng đã có xu hướng hồi phục trở lại từ tháng 8.

Cá tra
• 10:29 26/09/2022

Nâng cao thị phần xuất khẩu cá tra Việt Nam trên toàn thế giới

Tổng sản lượng xuất khẩu cá tra trong tháng 8-2022 vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định, tăng 114% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng nhẹ so với tháng 7-2022, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu cá tra trong 8 tháng đầu năm nay đạt gần 1,8 tỉ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 10:54 14/09/2022

Lưu giữ cá tra bố mẹ phục vụ cộng đồng

Ngành hàng cá tra Việt Nam hơn 20 năm qua đã chứng kiến biết bao thăng trầm. Nhiều người giàu lên nhờ con cá, nhưng cũng không ít người phá sản vì chúng. Sự khốc liệt của ngành hàng này là vậy.

Cá tra
• 15:21 13/09/2022

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 15:14 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 15:14 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 15:14 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 15:14 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 15:14 25/04/2024