An Giang: Tập trung phòng chống hạn mặn trong 2 tháng còn lại của mùa khô

Trong khoảng 2 tháng còn lại của mùa khô, dự báo đến giữa tháng 5/2017, tỉnh Kiên Giang tiếp tục tập trung phòng chống hạn mặn, chủ động nguồn nước đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt của nhân dân.

phòng chống hạn mặn
Cán bộ Chi cục Thủy lợi tỉnh kiểm tra độ mặn trên kênh nội đồng tại xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành (Kiên Giang).

Đến trung tuần tháng 3/2017, các địa phương trong tỉnh đã đắp hơn 100 bờ đập thời vụ ngăn mặn, giữ ngọt và kiểm soát chặt chẽ tình hình mặn xâm nhập ở các tuyến sông, kênh rạch chính trên địa bàn. Cùng với đó, tỉnh đắp sớm đập bằng cừ Larsen trên Kinh Nhánh tại thành phố Rạch Giá và kênh Rạch Giá - Hà Tiên tại xã Hòa Điền, huyện Kiên Lương; xây dựng hoàn thành, đưa vào vận hành cống Sông Kiên, cống Kênh Cụt góp phần ngăn mặn xâm nhập vùng sản xuất Tứ giác Long Xuyên, không xâm nhiễm mặn vào kênh Rạch Giá - Long Xuyên để cấp nước ngọt cho Nhà máy nước Rạch Giá phục vụ nước sinh hoạt cho nhân dân thành phố Rạch Giá và các vùng lân cận.

Ông Nguyễn Huỳnh Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh, cho biết diễn biến khô hạn, xâm nhập mặn năm nay không quá gay gắt như những tháng mùa khô đầu năm 2016, xuất hiện nhiều cơn mưa trái mùa. Tỉnh chủ động triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống, kiểm soát chặt chẽ hạn mặn, giữ ngọt đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt của nhân dân. Chi cục Thủy lợi Kiên Giang vận hành đóng, mở hệ thống cống hợp lý để ngăn mặn, giữ ngọt theo yêu cầu thực tế tại từng vùng, tiểu vùng và thời điểm sản xuất. Phân bổ vốn cấp bù thủy lợi phí, vốn phòng chống hạn mặn năm 2017 để các địa phương chủ động triển khai thực hiện các phương án ngăn mặn, tạo nguồn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất.

Dự báo trong tháng 4/2017, tình hình xâm mặn có khả năng gia tăng, với độ mặn trên sông Cái Lớn tại Gò Quao ở mức 7 - 9 g/lit sẽ xâm nhập vào những cửa biển, cửa sông trên địa bàn chưa có công trình thủy lợi kiểm soát mặn, giữ ngọt. “Tỉnh chỉ đạo các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến xâm mặn, rà soát những khu vực, vùng sản xuất có nguy cơ mặn xâm nhập cao, chuẩn bị đầy đủ phương tiện, vật tư để đắp đập ngăn mặn, không chủ quan, lơ là đối với vấn đề này. Chi cục Thủy lợi Kiên Giang tập trung điều tra xâm nhập mặn trên các tuyến sông, kênh rạch chính, kịp thời thông báo đến các địa phương để chủ động ứng phó, bảo vệ tốt vụ mùa, sản xuất hiệu quả. Trước mắt là kiểm soát mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất lúa Đông Xuân 2016-2017 đang giai đoạn giữa, cuối vụ và xuống giống vụ Hè Thu 2017.”, ông Nguyễn Huỳnh Trung cho hay.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, để giải quyết cơ bản vấn đề xâm nhập mặn trong thời gian tới, tỉnh đang triển khai thực hiện đề án kiểm soát mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất và nước sinh hoạt của nhân dân giai đoạn 2016-2020. Trong đó, thực hiện đồng bộ các giải pháp công trình, phi công trình để nâng cao hiệu quả hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn, phấn đấu đến năm 2020 đảm bảo được yêu cầu kiểm soát mặn, nước tưới cho khoảng 800.000 ha diện tích gieo trồng lúa hằng năm; hơn 4.000 cây trồng cạn luân canh trên đất lúa; các diện tích rau màu, cây ăn quả và cây công nghiệp; hơn 221.500 ha tổng diện tích nuôi trồng thủy sản các loại.

Hiện nay, tỉnh Kiên Giang đã được bố trí vốn xây dựng nhiều dự án, công trình thủy lợi thi công trong thời gian tới như: Cống T3 - Hòa Điền, Bờ Suối, Xóm Mới, Mo So, Bà Tài, Tám Thước, cống Kênh 2 (Kiên Lương); cống Kinh Nhánh (TP. Rạch Giá); cống Tà Niên, Vàm Bà Lịch, Cà Lang, Đập Đá (Châu Thành). Cùng với đó, tỉnh tiếp tục kiến nghị Trung ương hỗ trợ cấp bách dự án ngăn mặn ven biển An Biên - An Minh, bao gồm nâng cấp đoạn đê biển này và xây dựng 16 cống còn lại trên đê, nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, đảm bảo sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững, hiệu quả.

Báo Kiên Giang
Đăng ngày 13/03/2017
Bài và ảnh: Lê Huy Hải
Môi trường

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 10:10 22/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 10:48 15/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 13:43 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 13:43 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 13:43 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 13:43 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 13:43 18/02/2025
Some text some message..