An Giang: Tỷ phú lươn giống

Mỗi tháng xuất ra thị trường 200.000 con lươn giống, với giá từ 3.000 – 3.500 đồng/con, sau khi trừ chi phí, anh Nguyễn Thanh Hải (ngụ ấp Phú An II, xã Bình Hòa, Châu Thành) thu lãi trên 200 triệu đồng/tháng nhờ áp dụng thành công mô hình nuôi lươn giống và lươn thương phẩm không bùn…

lươn
Anh Nguyễn Thanh Hải thành công với mô hình nuôi lươn không bùn và lươn giống

Đến thăm mô hình nuôi lươn không bùn và sản xuất lươn giống của gia đình anh Nguyễn Thanh Hải, chúng tôi hết sức bất ngờ khi tận mắt chứng kiến một cơ sở nuôi lươn có quy mô khá lớn, với 100 bồn lớn nhỏ. Đầu tiên là những bồn nước với hàng ngàn con lươn vàng óng ẩn nấp trong đám dây ny-lon phía dưới vỉ tre. Tiếp theo là trên 20 bồn lát bạt nuôi lươn bố mẹ. Đặc biệt, chúng tôi thích thú nhất là được anh dẫn tham quan khu vực sản xuất lươn giống.

Anh Hải chia sẻ: Trước đây, anh có 8 năm nuôi tôm giống và trên 3 năm nuôi cá tra bột. Tuy nhiên, do nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến năng suất cộng với đầu ra quá bấp bênh, dẫn đến thua lỗ nên anh quyết định “treo ao”.

Nắm bắt được nhu cầu về lươn thương phẩm ngày càng tăng, phong trào nuôi lươn phát triển rất mạnh ở nhiều địa phương nên anh lặn lội đến Vĩnh Hanh, Vĩnh Nhuận, Vĩnh Bình, rồi lên Châu Phú để học hỏi kinh nghiệm thực tiễn nuôi lươn không bùn và ươn lươn giống nhân tạo từ những nông dân khác. Mới đầu, anh nuôi 3 bồn lươn thành phẩm, chủ yếu là nguồn lươn đồng.

Sau 7 tháng nuôi, anh bán có lãi. Anh mạnh dạn dùng số tiền lãi để xây dựng thêm bồn nuôi mới. Đồng thời, tuyển chọn những con lươn khỏe để thử nghiệm cho sinh sản nhân tạo. Tự mày mòn và nghiên cứu, anh Hải đã thực hiện thành công quy trình sản xuất lươn giống khỏe mạnh, sạch bệnh, chủ động cung cấp con giống cho nhiều địa phương trong cả nước.

Hiện nay, cơ sở của anh Hải có khoảng 50 bồn nuôi lươn thương phẩm không bùn và hơn 30 bồn nuôi lươn bố mẹ để sinh sản. Diện tích mỗi bồn nuôi lươn thương phẩm trung bình từ 4 đến 25m2, mực nước từ 30 - 40 cm. Bên trong bồn là vỉ tre và dây ny-lon buộc chùm lại để cho lươn trú ẩn. Mỗi bồn, anh Hải thả nuôi từ 2.000 – 3000 con.

“Quan trọng nhất trong việc nuôi lươn giống là phải chọn được lươn bố mẹ từ những con lươn tốt nhất. Đặc biệt là yếu tố thời tiết, thời điểm và thời vụ thả vào bồn cho sinh sản đạt hiệu quả cao, nhiều trứng và chất lượng. Có như vậy, tỉ lệ đẻ trứng, ấp nở và dưỡng nuôi thành con giống mới cao. Ngoài ra, lươn bố mẹ hay lươn bột đều phải được thả nuôi trong môi trường nước sạch, không bị ô nhiễm, tốt nhất là nước giếng” – anh Hải chia sẻ kinh nghiệm.

Mỗi tháng, anh Hải xuất ra thị trường 200.000 con lươn giống, với giá từ 3.000 – 3.500 đồng/con, chủ yếu trong tỉnh và các khu vực lân cận vùng ĐBSCL, miền Trung. Sau khi trừ chi phí, anh thu lợi hàng tỷ đồng/năm. Bên cạnh đó, anh còn tư vấn kỹ thuật nuôi lươn đạt hiệu quả cho bà con nông dân địa phương và những người mua lươn giống.

Anh cũng đang đầu tư cải tạo ao nuôi cá tra bột trước đây thành hồ chứa nước để phục vụ cho quá trình nuôi lươn vào mùa khô. Bên cạnh việc mở rộng đầu tư sản xuất, anh còn chủ động học hỏi kinh nghiệm trên báo, đài, internet, tham gia hội thảo do ngành Nông nghiệp tổ chức để nâng cao trình độ chuyên môn sản xuất lươn giống chất lượng, đảm bảo con giống khỏe mạnh, sạch bệnh, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Báo An Giang, 08/05/2015
Đăng ngày 09/05/2015
Bài, ảnh: Thiên Bình
Nuôi trồng

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 09:44 09/01/2025

Nguyên tắc nuôi ghép các loài phù hợp

Nuôi ghép các loài đang trở thành xu hướng phổ biến trong nuôi trồng thủy hải sản hiện đại. Phương pháp này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực và diện tích ao hồ, mà còn tăng cường hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Nuôi ghép
• 10:19 08/01/2025

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 12:41 10/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 12:41 10/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 12:41 10/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 12:41 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 12:41 10/01/2025
Some text some message..