Ăn nhiều cá biển có tốt không?

Bạn có biết rằng cá biển là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe không? Tất nhiên, việc ăn cá cũng sẽ mang lại lợi ích cho cơ thể của bạn. Vậy câu hỏi đặt ra là liệu việc ăn nhiều cá biển có tốt không? Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé!

Cá biển
Ăn cá biển tốt cho sức khỏe

Ăn cá biển tốt cho sức khỏe 

Cá biển là một loại thực phẩm có ít chất béo, giàu Omega-3, Vitamin và khoáng chất, dầu cá rất tốt cho sức khỏe của mắt và trí não. Ngoài ra, nó còn mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe khác như sau: 

- Cung cấp đầy đủ Omega-3 và giảm nguy cơ sinh non: Cá là nguồn cung cấp DHA dồi dào giúp thúc đẩy hình thành chất xám trong não và kích thích phát triển não bộ. Omega-3 cũng rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi (nhất là não bộ), giúp giảm nguy cơ sinh non. 

- Chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất quan trọng cho sức khỏe: Protein của cá dễ hấp thụ, tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch. Ngoài ra, cá còn chứa nhiều vitamin như A, D, Phốt pho, Magie, Kẽm và Iot… Một số loại cá như cá hồi còn có chứa Canxi hỗ trợ xương chắc khỏe. 

- Giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim mạch: Ăn cá đều đặn hàng tuần cung cấp lượng Omega-3 cần thiết để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh tim. Omega-3 còn giúp giảm nồng độ Triglyceride trong máu và giảm hiện tượng máu vón cục gây tắc nghẽn mạch máu. 

- Giảm viêm nhiễm và đau khớp: Omega-3 trong cá, đặc biệt là các loại cá biển (cá thu, cá hồi, cá nục, cá ngừ…) có tác dụng làm giảm chứng viêm nhiễm và đau khớp ở người. 

- Giảm nồng độ cholesterol trong máu: Cá có ít cholesterol hơn so với các loại thịt khác (bằng nửa so với thịt gà). Ăn nhiều cá giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu, từ đó tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

- Phòng ngừa Alzheimer và suy giảm trí nhớ do lão hóa: Bệnh tật này thường xảy ra ở những người có nồng độ DHA thấp hơn so với mức bình thường, gây ra sự suy giảm chức năng của não. Việc bổ sung cá và DHA sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tật này. 

- Giảm nguy cơ mắc ung thư: Một nghiên cứu đã cho thấy rằng việc sử dụng dầu cá có thể giảm nguy cơ ung thư vú đến 32% ở phụ nữ. Nếu kết hợp với việc bổ sung cá vào chế độ ăn uống, nó cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. 

Cá biển Ăn nhiều cá giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu, từ đó tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Ăn nhiều cá biển có tốt không? 

Câu trả lời là không. Thực tế cho thấy ăn nhiều cá biển lại không tốt cho sức khoẻ, một số lý do như sau. 

Cá biển có thủy ngân cao 

Các loại cá biển, đặc biệt là cá thu và cá hồi, thường có hàm lượng thủy ngân cao. Việc tiêu thụ quá nhiều loại cá này có thể dẫn đến tích tụ thủy ngân trong cơ thể và ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Để tránh mối nguy hiểm này, chúng ta nên ăn cá biển với liều lượng hợp lý, không quá nhiều. Theo khuyến nghị của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, nên ăn khoảng 2 suất cá mỗi tuần, với mỗi suất khoảng 100 gram. 

Mối nguy cho nhiều người bệnh 

Các bệnh nhân có thể đối mặt với nguy cơ nếu ăn quá nhiều cá biển. Ví dụ như bệnh Gout, là bệnh rối loạn chuyển hóa liên quan đến ăn uống, do nồng độ Acid uric cao trong huyết tương. Cá giàu Purin, khi tiêu thụ sẽ phân hủy thành Acid uric, việc ăn nhiều cá sẽ làm cho bệnh Gout trở nên nghiêm trọng hơn. 

Người bị rối loạn chức năng máu, chẳng hạn như giảm tiểu cầu, dễ chảy máu, thiếu Vitamin K... cần hạn chế ăn cá. Một số chất trong cá có thể gây ức chế tiểu cầu và làm tăng rối loạn chức năng máu của người bệnh. 

Người bệnhCác bệnh nhân có thể đối mặt với nguy cơ nếu ăn quá nhiều cá biển. 

Bệnh nhân xơ gan cũng cần cẩn trọng khi tiêu thụ cá biển (như mòi, cá trích, cá ngừ...) vì cơ thể của họ gặp khó khăn trong việc sản xuất thành phần giúp đông máu, kết hợp với tiểu cầu thấp có thể gây ra các vấn đề chảy máu và làm trầm trọng tình trạng bệnh. 

Đối với bệnh nhân lao, việc ăn quá nhiều cá cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng và các triệu chứng như buồn nôn, đau đầu... Thậm chí, nó cũng có thể là nguyên nhân của những vấn đề nghiêm trọng như đập nhanh tim, tiêu chảy, đau bụng, khó thở, tăng huyết áp và chảy máu não. 

Vì vậy, đối với những trường hợp mắc bệnh trên, cần hạn chế hoặc cẩn trọng khi tiêu thụ cá biển.  

Mặc dù cá biển và cá nói chung được xem là thực phẩm có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều hoặc không đúng cách vẫn có thể gây ra những ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe con người. Vì vậy, nếu bạn mong muốn tăng cường dinh dưỡng bằng cách tiêu thụ cá, hãy tuân thủ các khuyến cáo khoa học để bảo vệ sức khỏe của mình, đặc biệt khi sức khỏe tổng thể của bạn đang ổn định. 

Đăng ngày 02/11/2023
Hòa Thy @hoa-thy
Sức khỏe

Kiểm soát dư lượng hóa chất và kháng sinh trong thủy sản

Để đảm bảo ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững, kiểm soát dư lượng hóa chất và kháng sinh là một nhiệm vụ cấp bách. Hiện nay, do một số yếu tố ảnh hưởng nên việc lạm dụng kháng sinh, sử dụng bừa bãi diễn ra phổ biến. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu các khía cạnh gây hại của chúng nhé!

Sử dụng thực phẩm
• 10:13 25/09/2024

Bảo vệ sức khỏe người dùng: Giảm sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Ngày nay, việc lựa chọn các nguồn thực phẩm an toàn là vấn đề được đặt ra hàng đầu. Các loài thủy sản được nuôi công nghệ để nâng cao sản lượng. Nhưng song song với đó, việc lạm dụng kháng sinh để điều trị bệnh cho vật nuôi lại trở nên phổ biến. Điều này gây ra nhiều nguy hiểm cho người dụng và cả ngành nuôi trồng thủy sản nước ta.

Thủy hải sản
• 11:37 19/07/2024

Công dụng của râu tôm

Cơ thể tôm với nhiều bộ phận quan trọng cấu tạo nên một con tôm hoàn chính. Ở từng bộ phận mang một nhiệm vụ riêng biệt, nhưng chắc hẳn bạn chưa từng để ý đến hai sợi râu dài của chúng có tác dụng gì đúng không? Hôm nay hãy cùng tìm hiểu về nó nhé!

Tôm thẻ
• 10:35 29/05/2024

Tập hợp ngạnh các loài cá có độc bạn cần để ý

Trong tự nhiên, luôn tồn tại một số loài cá mà ngạnh của chúng chứa nọc độc, gây ra nỗi khiếp sợ cho con người. Sau đây, bài viết sẽ tập hợp ngạnh các loài cá có độc để các bạn để ý, có biện pháp an toàn khi sờ vào nhé!.

Cá có ngạnh độc
• 09:38 24/05/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 08:18 28/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 08:18 28/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 08:18 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 08:18 28/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 08:18 28/11/2024
Some text some message..