An toàn dịch bệnh tôm nuôi: Đa canh hơn hẳn đơn canh

Trong buổi thuyết trình hiếm hoi của Tiến sĩ Donald Lightner tại TP.HCM, ông đã nhấn mạnh như vậy. Tiến sĩ Donald Lightner và cộng sự cũng đã có công rất lớn trong việc phát hiện nguyên nhân bệnh của Hội chứng tôm chết sớm EMS.

Donald Lightner
Tiến sĩ Donald Lightner

Dịch bệnh bắt nguồn từ Trung Quốc

Tiến sĩ cho biết, dịch tôm chết sớm được phát hiện đầu tiên tại  Trung Quốc, sau đó lây truyền sang Việt Nam rồi nhiều nơi. Tiến sĩ Donald Lightner khẳng định chính việc buôn bán tôm từ Trung Quốc sang Việt Nam là đường dây lây nhiễm bệnh này.

Bệnh tôm chết sớm đã ảnh hưởng nặng nề đến nhiều nước Đông Nam Á. Dịch bệnh đã làm thiệt hại cho nông dân toàn cầu khoảng 1 tỷ USD mỗi năm.

Công trình khoa học của Tiến sĩ Donald Lightner và cộng sự được triển khai chủ yếu tại Việt Nam, đất nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì bệnh dịch này. Sự lựa chọn ở đây còn xuất phát từ việc chính phủ Việt Nam và các doanh nghiệp cũng đầu tư và kêu gọi cộng đồng quốc tế chung tay giúp đỡ nông dân. Nhiều hội thảo đã được tổ chức, các doanh nghiệp cũng đã tự đầu tư tìm nguyên nhân, lãnh đạo Bộ NN&PTNT cũng đã đến các tổ chức quốc tế để tìm sự hỗ trợ. Đây là thuận lợi và một động lực không nhỏ để nhóm nghiên cứu triển khai đề tài chính tại Việt Nam.

Tìm "kẻ sát thủ" giấu mặt

Nhiệm vụ của nhóm nhà khoa học Mỹ là họ phải tìm được không chỉ nguyên nhân mà còn cả cơ chế lây nhiễm dịch bệnh để ngăn ngừa sự lan rộng của nó.

Các nhà khoa học Việt Nam đã có những nghiên cứu khẳng định tôm chết vì tổn thương gan tụy. Nhóm các nhà khoa học Mỹ  trong đó có Tiến sĩ Donald Lightner cũng cùng chung nhận định này. Những bức hình chụp đều cho thấy các con tôm bị chết có một điểm chung là hệ gan tụy tổn thương nghiêm trọng, thậm chí bị phá hủy hoàn toàn. Nhưng "kẻ sát thủ" nào đã gây ra cái chết ấy của tôm? Cái gì đã phá hủy hệ gan tụy tôm?

Theo Donald Lightner, nhiều nhà khoa học Việt Nam cũng đi tìm nguyên nhân tình trạng này, nhưng một câu trả lời rõ ràng và thuyết phục thì chưa có, thậm chí có người kết luận rằng tổn thương gan tụy do "nhiều" nguyên nhân.

Nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Donald Lightner không đi theo hướng kết luận "nhiều nguyên nhân" mà họ tìm các loại dần các nguyên nhân đơn lẻ xuất hiện không phổ biến và đi tìm nguyên nhân chính. Nhóm đã nghiên cứu tác nhân từ môi trường, từ thức ăn và loại bỏ hai yếu tố này. Cuối cùng họ đã xác định "nguyên nhân hội chứng tôm chết sớm là một bệnh truyền nhiễm, gây ra do vi khuẩn".

Kết luận vô cùng quan trọng của nhóm không chỉ minh oan cho môi trường nuôi tại Việt Nam mà còn khẳng định  ngành công nghệ thức ăn là trong sạch. Nghiên cứu dựa vào việc nuôi tôm thí nghiệm trên cùng điều kiện môi trường và thức ăn nhưng chỉ những con nhiễm khuẩn mới phát bệnh.

Vậy đâu là loại vi khuẩn đã xuất hiện? Chúng thâm nhập vào tôm như thế nào? Các nhà nghiên cứu đã tìm khắp cơ thể tôm, và vi khuẩn này "được tìm thấy trong dạ dày tôm bệnh". Vi khuẩn được tìm thấy đã được đưa về nghiên cứu ở Mỹ để xác định danh tính.

Nên nuôi trồng đa canh

Vi khuẩn tìm thấy trong dạ dày tôm được nuôi cấy và thử nghiệm liên tục. Tuổi đời tôm không dài nên việc nghiên cứu có nhiều thuận lợi. Các con tôm cho lây nhiễm vi khuẩn này đều không thể sống sót và chúng có những biểu hiện của bệnh dịch phổ biến.

Vi khuẩn lấy ra từ dạ dày tôm gây bệnh đã được đưa đến cơ sở nghiên cứu tại Mỹ. Với thiết bị tối tân và kho dữ liệu tốt, các nhà khoa học Mỹ đã xác định được tên tuổi của "kẻ sát thủ" là "một dòng đặc biệt của Vibrio parahaemolyticus".

Theo Tiến sĩ Donald Lightner, việc tìm ra vi khuẩn gây bệnh không có nghĩa dịch bệnh được khống chế, nhưng nó đã giúp tìm thấy nguyên nhân để phòng ngừa và chữa trị. Ông nói: "Chúng tôi đang gắng tìm ra cơ chế vi khuẩn này đã sản sinh độc tố như thế nào". Các nhà khoa học cũng đang thí nghiệm đánh giá xem virus này có khả năng gây bệnh với các loài khác hay không.

Vi khuẩn vốn tồn tại trong tự nhiên. Dòng đặc biệt của Vibrio parahaemolyticus cũng vậy. Để hạn chế được sự phát triển và tác hại của dòng vi khuẩn này, theo Tiến sĩ Donald Lightner, ta cần có quan niệm khác về nuôi trồng thủy sản.

Chắc chắn con người không thể tiêu diệt hết các vi khuẩn có trong tự nhiên. Vấn đề là phải dùng chính tự nhiên để khống chế chúng. Tiến sĩ Donald Lightner cho rằng việc nuôi đơn canh kéo dài đã tạo điều kiện cho virus phát triển và gây dịch bệnh.

Nuôi tôm đơn canh sẽ làm mất yếu tố cân bằng vốn có trong tự nhiên. Thông thường,  có các loài sinh vật khác sẽ "truy quét" các loài thiên địch để tạo ra sự cần bằng. Chúng sẽ ăn các vi khuẩn có hại cho tôm và tôm cũng không ăn phải những loài có hại ấy. Trong môi trường đơn canh, tôm đã "tiêu thụ" luôn cả các loại sinh vật có hại.

Tiến sĩ Donald Lightner lấy ví dụ các nghiên cứu cho thấy, khi nuôi tôm xen canh cá rô phi thì cá rô phi giúp cải thiện môi trường ao nuôi, tạo ra sự cân bằng tự nhiên, giúp tảo có ích phát triển và tiêu diệt các vét tơ mang bệnh, nhất là giáp xác.

Tại TP.HCM, Tiến sĩ Donald Lightner cho rằng "sự an toàn về dịch bệnh trong nuôi trồng đa canh hơn hẳn so với mô hình nuôi đơn canh".

>> Tiến sĩ Donald Lightner cho biết, việc tìm ra vi khuẩn gây bệnh không có nghĩa dịch bệnh được khống chế, nhưng nó đã giúp tìm thấy nguyên nhân để phòng ngừa và chữa trị.

THUYSANVIETNAM
Đăng ngày 30/07/2013
Nguyễn Anh
Dịch bệnh

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 00:47 20/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 00:47 20/11/2024

Cá lồng đèn: Loài cá bé nhỏ thắp sáng một vùng đại dương

Dưới hàng trăm mét ở lòng biển tối tăm, một loài cá có kích thước “mi nhon” được đặt tên là cá lồng đèn. Loài cá này sở hữu khả năng kỳ diệu là điểm tô cơ thể bằng những ánh sáng màu xanh rực rỡ trong vùng nước sâu tối tăm của vùng biển chạng vạng.

Cá lồng đèn
• 00:47 20/11/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 00:47 20/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:47 20/11/2024
Some text some message..