An toàn thực phẩm từ vùng nguyên liệu cho đến bàn ăn

“Sức khỏe là vàng”, vốn quý giá ấy luôn được nhiều người quan tâm, chăm chút trong mỗi bàn ăn. Điều đó đòi hỏi tất cả các sản phẩm phục vụ cho sức khỏe người tiêu dùng phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Yêu cầu chính đáng này đã làm nên động lực cho các doanh nghiệp nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long trong việc thay đổi phương thức nuôi và cách chế biến nhằm thích ứng với yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước.

IDI
Vùng nuôi cá tra tại Công ty CP Đầu tư & Phát triển Đa Quốc Gia

Vùng nguyên liệu bậc nhất

Là một trong những vùng cực Nam của Tổ quốc nhận được sự ưu ái của thiên nhiên, thừa hưởng nguồn nước ngọt từ các hệ thống kênh rạch, sông ngòi chằng chịt, Đồng bằng Sông Cửu Long đã và đang dẫn đầu trong ngành nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản. Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam thì sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục trong 17 năm qua với mức tăng bình quân là 9,07%/năm. Trong đó, sản lượng nuôi trồng thủy sản cả năm 2015 đạt 3.533 ngàn tấn, tăng 1,6% so với cùng kỳ. Góp mặt trong tiến trình đẩy nhanh sản lượng nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam, phải kể đến sự chuyển mình của ngành nuôi trồng và chế biến con cá tra ở một số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long như: An Giang, Đồng Tháp,.. trong những năm vừa qua. Mặc dù còn tiềm ẩn nhiều rủi ro do hạn chế kĩ thuật chăn nuôi, khâu chế biến cũng như tiêu thụ. Tuy nhiên, hiện nay ngành xuất khẩu cá tra của Việt Nam đã vươn tới thị trường của hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết tính đến nửa đầu tháng 5-2016, xuất khẩu cá tra sang Brazil đạt 29 triệu USD, tăng 189% so với cùng kỳ năm trước. Riêng đối với Mỹ, sản lượng cá tra đạt 152 triệu USD, chiếm 23,4% tổng xuất khẩu, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2015. Mặc dù, số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sang thị trường này ít nhưng giá trị xuất khẩu cao nhất trong top 10 thị trường hàng đầu của cá tra Việt Nam.

Yêu cầu nghiêm ngặt

Để con cá tra Việt Nam có thể “ung dung” xuất sang Mỹ, Châu Âu và các nước khác trong thời gian gần đây,lô hàng cá tra của doanh nghiệp Việt Nam phải đảm bảo nhiều yêu cầu nghiêm ngặt từ thị trường Mỹ, Châu Âu và các nước khác. Yếu tố hàng đầu để cá tra được đón nhận sang thị trường Mỹ cũng như các nước khác, chính là khâu an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP). Nguồn tin từ Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Bộ NN&PTNT cho biết, từ ngày 15/7 – 15/10, các lô hàng cá thuộc họ Siluriformes (chủ yếu là cá tra) của doanh nghiệp Việt Nam phải được kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm và chứng nhận an toàn thực phẩm trước khi xuất khẩu vào Mỹ và các nước khác. Đó là yêu cầu khắc khe nhưng lại rất cần thiết để làm động lực cho các doanh nghiệp thủy sản ở vùng cung cấp nguyên liệu ngày càng nâng cao chất lượng con cá tra hơn.


Vùng nuôi cá tra tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

Hiện nay, theo VASEP chỉ còn hơn 10 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang thị trường Hoa Kỳ. Trong đó CTCP Đầu tư và Phát triển đa quốc gia (IDI - Thành viên của Sao Mai Group) nhiều năm qua đã liên tục đảm bảo ATVSTP để xuất khẩu sang thị trường khó tính này. Ông Lê Văn Chung, Tổng Giám đốc IDI, chia sẻ: “Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng nguyên liệu bậc nhất để cung cấp con cá “tỷ đô” sang các nước khác, đặc biệt là thị trường khó tính của Hoa Kì. Để tuân thủ “luật chơi” của Hoa Kì cũng như các thị trường khác, con cá tra phải đảm bảo khâu ATVSTP, nó không chỉ thể hiện đẳng cấp mà con thể hiện uy tín của doanh nghiệp. Vì thế trong nhiều năm, I.D.I đã không ngừng nổ lực trong vấn đề ATVSTP cho con cá tra khi xuất khẩu”.

Chất lượng trên mỗi bàn ăn

Nhắc đến con cá tra, nhiều người vẫn nghĩ đến việc lấy fillet đem xuất khẩu hơn là dùng mỡ cá để chế biến thành một sản phẩm khác cũng có giá trị lợi nhuận cao hơn cả fillet. Đi đầu trong cách tư duy, tập đoàn Sao Mai đã biết cách tận dụng nguồn mỡ cá được cho là “lãng quên” để chế biến thành một loại dầu ăn cao cấp có tên Ranee. Dầu ăn cao cấp này lần đầu được đưa vào bếp ăn gia đình, tạo ra nhiều món ngon chất lượng trên mỗi bàn ăn.

Dầu ăn cao cấp Ranee được đón nhận ngay từ khi ra đời bởi đây là loại dầu đầu tiên chiết xuất từ mỡ cá, hội tụ nhiều dưỡng chất quý được viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyên dùng. Theo Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Đình Thuấn, giảng viên Viện Công nghệ sinh học thực phẩm Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM: “Dầu ăn cao cấp Ranee hội tụ đầy đủ các dưỡng chất có tự nhiên trong mỡ cá tra, basa như: Omega 3, 6, 9, EPA, DHA, các Vitamin A, E và các khoáng vi lượng thiết yếu cho cơ thể để dùng trong bữa ăn hằng ngày thông qua việc chiên xào, nấu nướng. Đây là dầu ăn hoàn toàn tiện dụng và rất tốt cho sức khỏe”

Từ đây, trong mỗi kiện hàng fillet xuất sang các nước khác, Sao Mai Group sẽ có thêm hương vị mới có mặt trong mỗi bàn ăn gia đình, được kiểm tra chất lượng VSATTP nghiêm ngặt, khẳng định đẳng cấp và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường Quốc tế từ những giá trị bị “lãng quên”. Bởi thế mới nói, con cá tra Việt Nam ATVSTP từ vùng nguyên liệu cho đến bàn ăn.

Nhà máy tinh luyện dầu cá cao cấp Ranee được đặt tại cụng công nghiệp Sao Mai (huyện Lấp Vò- tỉnh Đồng Tháp). Nhà máy này trị giá 32 triệu USD, công suất chế biến 200 tấn nguyên liệu/ngày. Bằng công nghệ tinh luyện hiện đại Châu Âu hàng đầu Thế giới, sử dụng phương pháp vật lý trong qui trình tách – chiết – khử mùi, hoàn toàn không sử dụng hóa chất , đảm bảo ATVSTP  đã giúp Dầu ăn cao cấp Ranee giữ lại đầy đủ trọn vẹn các dưỡng chất quí từ mỡ cá và không có mùi tanh của mỡ cá.

Báo An Giang, 15/09/2016
Đăng ngày 16/09/2016
N.Q
Nuôi trồng

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 09:44 09/01/2025

Nguyên tắc nuôi ghép các loài phù hợp

Nuôi ghép các loài đang trở thành xu hướng phổ biến trong nuôi trồng thủy hải sản hiện đại. Phương pháp này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực và diện tích ao hồ, mà còn tăng cường hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Nuôi ghép
• 10:19 08/01/2025

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 20:12 10/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 20:12 10/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 20:12 10/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 20:12 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 20:12 10/01/2025
Some text some message..