Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến khả năng sinh sản của tôm hồng

Tôm hồng (Pandalus borealis) đã từng là loài chủ lực được đánh bắt vào mùa đông ở Vịnh Maine. Tuy nhiên, lệnh cấm đã được áp dụng đối với ngành đánh bắt tôm này kể từ năm 2014 do quy mô đàn thấp kỷ lục và khả năng sinh sản giảm đáng kể trong vài năm liên tiếp. Nguyên nhân được cho là có liên quan đến nhiệt độ nước vốn đang ấm lên nhanh hơn đã làm thay đổi thời gian nở của tôm hồng, sự phân bố và sinh thái học.

tôm hồng
Tôm hồng (Pandalus borealis) là một trong những loại thức ăn được ưa chuộng ở Nhật. Người ta ăn sống loại tôm này với chanh và mù tạt. Ảnh minh họa

Tôm hồng là loài lưỡng tính có thể thay đổi hay đảo ngược giới tính trong vòng đời sống của nó. Chúng nở thành con đực ở các khu vực gần bờ trong suốt mùa đông xuân. Trong năm thứ hai của cuộc đời, chúng di cư đến các khu vực xa bờ, ở lại cho đến khi chúng biến đổi thành con cái trưởng thành và sinh sản trong 2 năm. 

Sau khi lột xác và giao phối, con cái đùn trứng được thụ tinh ra bên ngoài và gắn vào vỏ của chúng. Trứng được mang trong vài tháng trước khi con cái di chuyển đến các khu vực gần bờ để thả con non. Không giống như nhiều loài cá, sự phát triển trứng của hầu hết các loài giáp xác là đồng bộ và khả năng sinh sản là yếu tố quyết định. Điều này có nghĩa là tất cả các trứng đã thụ tinh đều phát triển theo cùng một tốc độ và không có trứng mới nào được đùn ra trong quá trình ấp, do đó có thể ước tính số lượng trứng (tiềm năng sinh sản) khi bắt đầu sinh sản. 

Mối quan hệ giữa trữ lượng các loài thủy hải sản và nguồn con giống mới sinh ra được xác định rõ ràng rất có lợi cho việc quản lý nghề cá vì nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc ước tính mức khai thác phù hợp đảm bảo nghề cá bền vững trong tương lai. Sản lượng trứng được ước tính theo kích thước (hoặc độ tuổi cụ thể) được coi là thước đo tốt nhất để đánh giá khả năng sinh sản. Nâng cao hiểu biết về tiềm năng sinh sản và mối quan hệ của nó với các biến số môi trường có thể giúp làm sáng tỏ các nguyên nhân dẫn đến thất bại trong việc sinh sản của tôm hồng. 

tôm hồng
Tôm hồng phát triển trong nước biển lạnh ở độ sâu 200-250 mét, tốc độ tăng trưởng chậm. Mất khoảng 3-4 năm để đạt khối lượng thương phẩm. Ảnh wikipedia

Tôm hồng được coi là đặc biệt nhạy cảm với sự biến đổi của môi trường. Một số nghiên cứu đã xem xét mối quan hệ giữa kích thước và khả năng sinh sản của tôm hồng, một trong những nghiên cứu này đã kiểm tra ảnh hưởng của nhiệt độ có thể có đối với khả năng sinh sản nhưng không tìm thấy mối tương quan nào. Tuy nhiên, những nghiên cứu này đã được thực hiện cách đây hơn 50 năm, trước khi quá trình nóng lên toàn cầu ngày càng có những tác động tiêu cực. 

Nghiên cứu hiện tại được thực hiện nhằm đánh giá mối quan hệ giữa kích thước và khả năng sinh sản của tôm hồng đồng thời kiểm tra các tác động có thể có khi môi trường thay đổi đối với khả năng sinh sản tiềm năng (PF, số lượng trứng sống được), khả năng sinh sản tương đối (RF, số lượng trứng sống được trên một gam trọng lượng cơ thể) và kích thước trứng (ES).

Tôm hồng cái được thu thập trong tháng 10 và tháng 11 năm 2012–2016 ở Vịnh Maine. Chỉ những con tôm mang ấu trùng giai đoạn phát triển sớm (không có mắt) được sử dụng để ước tính khả năng sinh sản. Chúng có thể dễ dàng nhận ra dưới kính hiển vi vì trứng trong suốt và mắt chưa hình thành. Trứng bị nhiễm ký sinh trùng, trứng trắng được nhận biết dưới kính hiển vi dựa trên bề ngoài của chúng bị loại khỏi các phân tích vì chúng không thể sống được. 

Kết quả cho thấy khả năng sinh sản tiềm năng có liên quan đáng kể đến kích thước cơ thể, trong khi khả năng sinh sản tương đối thì ngược lại. Ngoài ra, kích thước trứng giảm (trứng nhỏ) khi kích thước cơ thể con cái tăng (tôm cái lớn). Kích thước trứng có liên quan đến kích thước lúc ấu trùng nở, cho thấy rằng mặc dù con cái lớn hơn sinh ra nhiều trứng hơn, nhưng những quả trứng đó có thể tạo ra ấu trùng có kích thước nhỏ hơn. Điều này có thể cho thấy sự lão hóa sinh học có thể tạo ra sự khác biệt về sinh sản ở những con tôm cái lớn và nhỏ. 

tôm hồng
Kích thước trứng giảm trong khi kích thước cơ thể con cái tăng. Ảnh minh họa

Ngược lại với các nghiên cứu trước đây, khả năng sinh sản tiềm năng và khả năng sinh sản tương đối có mối tương quan thuận với nhiệt độ nước khi khí hậu trở nên ấm áp. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng mối quan hệ tích cực về nhiệt độ - khả năng sinh sản đã quan sát được trong thí nghiệm hiện tại có thể không tạo ra ảnh hưởng trực tiếp, nhưng vẫn có những ảnh hưởng gián tiếp đáng kể gây ra sự suy giảm mật độ quần thể tôm hồng. 

Nhìn chung, thông tin thu được trong nghiên cứu này có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tác động của môi trường đối với khả năng sinh sản của tôm hồng. Do đó, tiềm năng sinh sản cần được theo dõi và xem xét khi đánh giá quan sát một quần thể, đặc biệt đối với các loài dễ bị tổn thương khi khí hậu thay đổi, vì nó đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi quần thể.

Nguồn: Chang, H. Y., Richards, R. A., & Chen, Y. (2021). Effects of environmental factors on reproductive potential of the Gulf of Maine northern shrimp (Pandalus borealis) [online], viewed 08 December 2021, from:< https://doi.org/10.1016/j.gecco.2021.e01774>. 

Đăng ngày 04/01/2022
Uyên Đào @uyen-dao
Nuôi trồng

Cá đối: Loài nuôi ghép mang lại lợi ích cho ao tôm

Cá đối với tập tính là loài ăn tạp, do đó khi kết hợp nuôi trong ao tôm, chúng sẽ sử dụng triệt để chất thải của tôm, thức ăn thừa và cả tảo tàn. Điều này giúp môi trường trong ao tôm được cân bằng, đáy ao tốt, tôm sinh trưởng nhanh và hạn chế được một số dịch bệnh.

Cá đối mục
• 09:29 04/10/2024

Loài sứa nắm giữ bí quyết “trường sinh bất tử”

Thế giới tự nhiên bao giờ cũng tồn tại những bí ẩn khó lý giải, điển hình như trường hợp của một loài sứa có khả năng trường tồn gần như vĩnh hằng (dĩ nhiên là trừ khi chúng bị kẻ thù tiêu diệt).

Sứa biển
• 10:29 03/10/2024

Thời gian giãn cách cho các loại hóa chất xử lý ao tôm

Thời gian giãn cách cho các loại hóa chất xử lý ao tôm là một yếu tố quan trọng trong việc quản lý chất lượng nước và sức khỏe tôm. Khi sử dụng hóa chất, nếu không tuân thủ đúng quy trình và thời gian giãn cách, tôm có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến stress, giảm sức đề kháng hoặc thậm chí gây chết.

Ao nuôi tôm
• 09:41 03/10/2024

Cá tra hao hụt giống 95%, nuôi thương phẩm 30 - 50%

Dự án thất thoát thực phẩm trong chuỗi giá trị cá cá tra (do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia và Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế đồng tài trợ) cho kết quả nghiên cứu bước đầu rất đáng quan tâm. Thông tin từ Tiến sỹ Nguyễn Văn Kiền và Kim Alexander của dự án.

Cá tra
• 09:58 02/10/2024

Tôm hùm Bình Ba: Niềm tự hào của vùng biển Khánh Hòa

Tôm hùm đảo Bình Ba, Khánh Hòa là một đặc sản biển nổi tiếng với hương vị tươi ngon, thịt chắc và giàu dinh dưỡng. Được nuôi trồng trong môi trường biển trong lành, tôm hùm Bình Ba không chỉ thu hút du khách mà còn đóng góp quan trọng vào kinh tế địa phương, giúp đảo này trở thành "Quốc đảo tôm hùm" của Việt Nam.

Quốc đảo tôm hùm
• 18:53 05/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 18:53 05/10/2024

Khuyến cáo bảo vệ các lĩnh vực thủy sản khi có bão

Từ tháng 10-12/2024, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, có khả năng xuất hiện bão trên biển Đông xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình hàng năm (4,5 cơn bão) và đổ bộ vào đất liền cao hơn trung bình hàng năm (1,9 cơn bão), tập trung ở Trung Bộ và phía Nam. Mùa mưa ở Nam Bộ có thể đến nửa cuối tháng 12/2024 mới kết thúc, muộn hơn bình thường. Bão gây mưa to, sóng biển cao ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng, khai thác thủy sản và chuyên gia khuyến cáo một số biện pháp bảo vệ.

Ao nuôi
• 18:53 05/10/2024

Cá ngọc trai và chiếc “hầm trú ẩn” lạ kỳ

Thế giới đại dương không chỉ là phần không gian bí ẩn đối với con người mà những sinh vật biển với sở thích, tập tính quái dị cũng thu hút chúng ta tìm hiểu không kém. Chẳng hạn như câu chuyện “cộng sinh” kỳ lạ giữa cá ngọc trai và hải sâm dưới đây.

Cá ngọc trai
• 18:53 05/10/2024

Những yếu tố sống còn quyết định thành bại trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Tôm giống Postlarvae chiếm 8 – 10 %, trong cơ cấu giá thành nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm công nghệ cao, nhưng quyết định sự thành công của mô hình do liên quan đến tỷ lệ sống. Tỷ lệ sống của tôm sau chu kỳ nuôi cao, đồng nghĩa mô hình thành công, có lợi nhuận.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:53 05/10/2024
Some text some message..