Ảnh hưởng của độ mặn đến quá trình phát triển phôi cá ngựa vằn

Nghiên cứu mới đây của nhà khoa học tại trường đại học ở Bangladesh đã nghiên cứu ảnh hưởng của stress độ mặn cấp tính đến giai đoạn phát triển phôi của cá ngựa vằn với mong muốn tìm ra độ mặn thích hợp ứng dụng vào quá trình sinh sản cá ngựa vằn.

Cá ngựa vằn.
Cá ngựa vằn.

Cá Ngựa vằn - Danio rerio là loài cá nước ngọt, có giá trị kinh tế cao, dễ nuôi và là một trong những loại cá cảnh đẹp được nhiều dân chơi cá cảnh yêu thích và nuôi nhiều trong các bể cá cảnh. Đây là loài cá nhiệt đới, thuộc họ cá Chép (Cyprinidae), sống ở đáy, chiều dài cá trưởng thành từ 3 – 5cm. Cá ngựa vằn có vòng đời ngắn và sự phát triển trong giai đoạn phôi rất hữu ích cho việc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Đồng thời, chúng có khoảng 26.000 gen gần giống gen của con người với tỷ lệ lên tới 70% nên được sử dụng nghiên cứu chữa trị trên người.

Cá ngựa vằn phân bố ở miền Trung Việt Nam, chủ yếu ở những vùng có rạn san hô ở Khánh Hòa và Phú Yên. Đây là loài cá đẻ quanh năm, nhưng hiện nay nghề cá đáy ven bờ đang là mối đe dọa cho loài cá này (Morgan và Vincent, 2007).

Cá ngựa vằn cũng như các loài động vật thủy sản khác cá đẻ trứng và phôi sẽ phát triển trong môi trường nước, quá trình phát triển phôi trải qua nhiều thời kỳ khác nhau. Mỗi thời kỳ có thời điểm xuất hiện và thời gian cần để hoàn thành khác nhau theo loài. Chất lượng phôi và ấu trùng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ mặn đến sự phát triển của các giai đoạn trong chu kỳ sống của cá cũng rất lớn và giai đoạn phôi thể hiện sự nhạy cảm nhất.

Do đó, nghiên cứu được tiến hành để đánh giá ảnh hưởng của stress độ mặn đến giai đoạn phôi của cá ngựa vằn ( Danio rerio). Các mục tiêu được đánh giá bằng cách thay đổi độ mặn kết hợp các giai đoạn phát triển của phôi cá ngựa vằn.

Phương pháp thí nghiệm

- Thí nghiệm 1: Giai đoạn phôi 2 đến 4 tế bào được ủ trong khay với độ mặn  0, 1, 2, 3, 4, 6, 8 và 10 ppt và ủ cho đến khi nở.

- Thí nghiệm 2: Phôi từ 2 đến 4 tế bào được tiếp xúc với độ mặn 0, 6, 8, 10 và 12 ppt trong 60 và 120 phút và sau đó được chuyển sang nước ngọt (0 ppt) và giữ cho đến khi nở.

- Thí nghiệm 3: Giai đoạn mầm phôi được ủ với độ mặn 0, 6, 8, 10 và 12 ppt trong 60 và 120 phút và chuyển sang nước ngọt và giữ cho đến khi nở.

- Thí nghiệm 4: Giai đoạn phôi vị được ủ với độ mặn 0, 6, 8, 10 và 12 ppt trong 60 và 120 phút và sau đó chuyển sang nước ngọt và giữ cho đến khi nở.

Kết quả

Thí nghiệm 1: Kết quả đã chứng minh rằng phôi cá ngựa vằn (giai đoạn 2 đến 4 tế bào) có thể sống sót để nở ở độ mặn 2 ppt (tỷ lệ nở 54,5%) nhưng ở mức độ mặn 4 ppt (tỷ lệ nở giảm còn 23,5%).

Thí nghiệm 2: phôi giai đoạn 2 đến 4 tế bào tiếp xúc cấp tính trong vòng 60 phút chỉ có thể nở tối đa 14,5% ở độ mặn 8 ppt.

Thí nghiệm 3: Trong khi giai đoạn mầm phôi tiếp xúc với độ mặn 8 và 10 ppt trong 60 phút, tỉ lệ nở thành công lần lượt là 59% và 36%.

Thí nghiệm 4: Mặc dù giai đoạn phôi vị có thể nở ở độ mặn 12 ppt nhưng khi giữ trong 60 phút, tỉ lệ nở đã giảm rõ rệt chỉ đạt (20,5%).

Qua nghiên cứu thấy được khả năng chịu mặn tăng lên theo từng giai đoạn phát triển của cá ngựa vằn, giai đoạn phôi vị có khả năng chịu thay đổi độ mặn cao hơn giai đoạn mầm phôi và giai đoạn mầm phôi sẻ chịu được ngưỡng độ mặn cao hơn so với giai đoạn phân chia tế bào. Đồng thời, khi tiếp xúc với stress độ mặn trong thời gian dài sẻ ảnh hưởng đến quá trình phân chia của tế bào, giảm tỉ lệ nở và đặc biệt ảnh hưởng đến giai đoạn phát triển của cá về sau. Do đó, nên duy trì độ mặn tối ưu cho phôi cá ngựa vằn là từ 0 ppt đến 2 ppt gia tăng tỉ lệ nở của tế bào trứng, đây có thể là một đặc điểm sinh học của  cá ngựa vằn có thể được ứng dụng để phát triển kỹ thuật ương cá trong tương lai.

Theo TaniaFarhana và cộng sự.

Đăng ngày 22/11/2019
NHƯ HUỲNH Lược dịch
Kỹ thuật
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

An toàn trong sử dụng thiết bị nuôi tôm

Để không ngừng phát triển, theo kịp sự tiến bộ của thế giới thì việc ứng dụng các thiết bị công nghệ trong nuôi tôm hầu như không thể thiếu nhằm đẩy mạnh năng suất, gia tăng giá trị kinh tế.

Ao nuôi tôm
• 10:16 25/04/2023

Hướng dẫn một số giải pháp kỹ thuật nuôi cá chim vây vàng trong lồng

Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii) sống ở biển, có tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng chống chịu với môi trường tốt, có thể nuôi với nhiều hình thức như: lồng bè, ao đầm.

Cá chim vây vàng
• 11:31 19/04/2023

Quy trình nuôi tôm hiệu quả cho người mới bắt đầu (Phần 2)

Kỹ thuật nuôi tôm là cụm từ nhiều người tìm kiếm vì đây là các bước quan trọng quyết định đến năng suất của tôm thẻ.

Tôm thẻ
• 10:33 31/03/2023

Quy trình nuôi tôm hiệu quả cho người mới bắt đầu (Phần 1)

Những năm gần đây, nghề nuôi tôm của Việt Nam đang có những bước tiến rõ rệt trên bản đồ xuất khẩu ra toàn thế giới. Chính vì thế, hiểu rõ những cách cơ bản để nuôi tôm sao cho phù hợp, đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao luôn là bài toán quan trọng đối với nhiều hộ nuôi tôm hiện nay.

Ao nuôi
• 10:25 30/03/2023

Tìm kiếm đối tác kinh doanh trong ngành thức ăn chăn nuôi? Đăng ký Vietstock ngay!

Đối tác kinh doanh có thể giúp chia sẻ trách nhiệm, cung cấp những hiểu biết vô giá và hỗ trợ bạn trong suốt hành trình phát triển. Tuy nhiên, việc tìm kiếm đối tác phù hợp nói dễ hơn làm, giữa thế giới rộng lớn ngoài kia, thật khó để tìm được người bạn đồng hành phù hợp. Hãy để VIETSTOCK là cầu nối giúp bạn!

Công nghệ mới
• 10:32 09/06/2023

Thông tin mới vụ ném thuốc trừ sâu xuống hồ nuôi tôm để trả thù tình địch

Nghi vợ cũ quan hệ với quản lý hồ tôm, bị can đã ném thuốc trừ sâu làm chết 11,3 tấn tôm trị giá hơn 1,6 tỷ đồng.

Ao tôm
• 10:32 09/06/2023

Đồng Nai: Tồn đọng 1.000 tấn cá nước ngọt, nông dân thấp thỏm lo

Giao mùa, thời tiết nắng nóng gay gắt rồi xuất hiện nhiều đợt mưa to là một trong những nguyên nhân khiến nhiều hộ nuôi cá nước ngọt trong lồng bè tại phường Hiệp Hòa (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) đang xảy ra tình trạng cá chết.

Nuôi cá lồng bè
• 10:32 09/06/2023

Nuôi tôm thâm canh 3 giai đoạn, thắng ngay vụ đầu

Tiên phong chuyển từ nuôi tôm theo cách truyền thống sang nuôi thâm canh 3 giai đoạn, anh Nguyễn Trung Trọng (xã Nam Phúc Thăng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã thắng ngay vụ đầu.

Ao tôm
• 10:32 09/06/2023

Trà Ổ, Tiếng gọi yêu thương

Tôi vẫn nhớ như in lần đầu tiên đến với đầm Trà Ổ. Đó là một ngày mát trời, đoàn công tác chúng tôi có mặt tại trụ sở thôn Châu Trúc, xã Mỹ Châu, huyện Phù Mỹ để tổ chức thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ.

Đầm Trà Ổ
• 10:32 09/06/2023