Ảnh hưởng của nhiệt độ lên tăng trưởng và sinh sản của Copepoda

Nghiên cứu mới đây của Đoàn Xuân Nam và cộng sự đã nghiên cứu và tìm ra nhiệt độ thích hợp nhất cho sinh sản của loài copepoda.

Giáp xác chân chèo Copepoda
Copepoda là nguồn thức ăn quan trọng của nhiều động vật thủy sản.

Giáp xác chân chèo Copepoda (Pseudodiaptomus annandalei) được xem là một mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn, chủ yếu ăn thực vật phù du và là nguồn thức ăn quan trọng của nhiều loài động vật thủy sinh. Copepoda được chú trọng sử dụng làm thức ăn trong sản xuất giống các loài thủy hải sản do có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều acid amin và các acid béo thiết yếu, hàm lượng protein tương đối cao, đồng thời hàm lượng enzyme tiêu hóa và vitamin cũng cao nên rất thích hợp cho nhu cầu dinh dưỡng của ấu trùng các loài động vật thủy sản (Lavens & Sorgeloos, 1996). Mặt khác, do copepoda di chuyển theo hình zigzag nên ấu trùng các loài động vật thủy sản dễ dàng phát hiện ra chúng; bên cạnh đó vòng đời copepoda trải qua nhiều giai đoạn khác nhau từ nauplius, copepodite đến copepoda trưởng thành nên có nhiều kích cỡ khác nhau có thể cung cấp làm thức ăn cho ấu trùng tôm cá ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Mật độ của loài này trong các ao tôm cá và vùng nước lợ có thể lên đến hơn 300 cá thể/lít nước và là nguồn thức ăn chính của các loài ấu trùng tôm cá.

Loài giáp xác chân chèo được cho là thức ăn sống quan trọng trong nuôi trồng thủy sản (Doi et al., 1997). Tuy nhiên, nguồn copepoda vẫn chủ yếu thu từ tự nhiên và biến động do bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên liên quan đến yếu tố nhiệt độ và độ mặn. Ở Việt Nam, các nghiên cứu bước đầu về đặc điểm sinh học làm cơ sở cho nuôi sinh khối loài này mới được thực hiện trong những năm gần đây và chưa có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của môi trường đến tỉ lệ sống của loài này. Trong các yếu tố môi trường, nhiệt độ là một yếu tố vô sinh quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng và sinh sản của nhiều loài copepoda (Milione and Zeng, 2008).

Do vậy, thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lên sinh trưởng và sinh sản của loài copepoda là cần thiết. Nghiên cứu này nhằm chỉ ra nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và sinh sản của loài copepoda, góp phần xây dựng quy trình nuôi sinh khối làm thức ăn sống giúp nâng cao tỷ lệ sống và chất lượng con giống trong sản xuất giống các loài cá biển có giá trị kinh tế.

Phương pháp thí nghiệm

Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự phát triển quần thể P. annandalei:

Bố trí 1500 P. annandalei cái mang trứng đưa vào nuôi trong 3 bình có độ mặn 20 ppt/bình. Sau 30 giờ lọc giữa lại nước có naupli mới nở. Quần thể P. annandalei sẽ được nuôi cho tới khi tất cả đạt giai đoạn trưởng thành trong 3 nhiệt độ 25, 30 và 34 ºC.

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ lên tỷ lệ sống, sức sinh sản và đánh giá tỷ lệ nở, số naupli nở ra/copepoda P. annandalei

P. annandalei cái mang trứng được cho đẻ tương tự như thí nghiệm 1 để thu naupli. Lọc thu naupli và bố trí với ba nhiệt độ 25, 30, 34ºC. Copepoda được nuôi trong cốc cho tới khi trưởng thành. Copepoda trưởng thành được sử dụng để bố trí xác định các thông số như: tỷ lệ sống, sức sinh sản, tỷ lệ nở.

Thức ăn nuôi copepoda P. annandalei là tảo Isochrysis galbana với mật độ cho ăn là 60.000-65.000 tế bào/ml ngày 1 lần.

Kết quả

Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh sản của copepoda P. annandalei. Quần thể copepoda P. annandalei nuôi ở nhiệt độ 30ºC trưởng thành hoàn toàn ở ngày tuổi thứ 9 sớm hơn 1 ngày so với quần thể ở 34ºC và 2 ngày so với quần thể nuôi ở 25ºC. 

Trong điều kiện thí nghiệm (25ºC, 30ºC, 34ºC) thì kích thước copepoda P. annandalei giảm, thời gian phát triển và tuổi thọ ngắn hơn khi nhiệt độ nuôi tăng. Nhiệt độ 34ºC cho kết quả về tỷ lệ sống và các chỉ tiêu sinh sản của copepoda P. annandalei là thấp nhất. Trong khi nhiệt độ 30ºC được cho là thích hợp nhất cho sinh sản của loài copepoda P. annandalei với 178,1±3,56 naupli trong 10 ngày nuôi.

Giáp xác chân chèo là một trong những loài quan trọng trong hệ sinh thái ven bờ biển Việt Nam nên nghiên cứu thực nghiệm này góp phần xây dựng cơ sở khoa học vào sinh sản copepoda P. annandalei  tạo ra nguồn thức ăn dồi dào cho động vật thủy sản.

Theo Đoàn Xuân Nam và cộng sự

Đăng ngày 27/11/2019
NH Tổng Hợp
Kỹ thuật

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 12:03 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 09:42 24/04/2024

Lab lab trong ao tôm và cách phòng trị hiệu quả

Lab lab tập hợp thủy sinh bao gồm tảo, vi sinh vật và nguyên sinh động vật phát triển trong ao tôm. Tập hợp này được gọi bằng một thuật ngữ (có xuất xứ từ Philippines) là lab lab.

Nước ao tôm
• 09:47 22/04/2024

Nhiệt độ và các yếu tố khác ảnh hưởng đến màu sắc tôm như thế nào?

Có thể bà con đã từng tự hỏi vì sao tôm lại có nhiều màu sắc khác nhau như vậy? Liệu màu sắc có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng của chúng không? Điều gì tác động từ môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến chất lượng, màu sắc của tôm và làm thế nào chúng ta có thể nhận biết được?

Tôm thẻ
• 09:45 22/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 01:12 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 01:12 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 01:12 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 01:12 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 01:12 26/04/2024