Ảnh hưởng của nhiệt độ lên tỉ lệ giới tính ấu trùng tôm sú

Ở tôm sú, con cái lớn nhanh và có kích thước lớn hơn con đực. Tác động của nhiệt độ có thể làm tăng đáng kể sự biểu hiện của các gen xác định giới tính, giúp cải thiện tỷ lệ giới tính như mong muốn trong đàn.

tôm sú
Giới tính tôm sú quyết định lớn đến kích cỡ. Ảnh: CSIRO.

Tôm sú (Penaeus monodon) là loài giáp xác được nuôi phổ biến thứ hai trên thế giới (sau tôm thẻ chân trắng) với sản lượng toàn cầu đạt 711.075 tấn (giá trị thị trường 7,35 tỷ đô la Mỹ) vào năm 2018. Bên cạnh đó, kích thước của tôm được xem là yếu tố quyết định giá thị trường (những con lớn hơn có giá trị thị trường cao hơn), đồng thời ở tôm sú con cái lớn nhanh và có kích thước lớn hơn con đực. Vì vậy, khả năng sản xuất số lượng lớn tôm sú cái sẽ được người nuôi tôm mong đợi hơn. 

Đối với đại đa số các loài thủy sinh nói chung, xác định giới tính là một quá trình thứ cấp (giới tính được xác định sau một khoảng thời gian đáng kể sau khi nở). Đối với động vật giáp xác nói riêng, giới tính thường được xác định sau 45–90 ngày sau khi nở tùy theo từng loài nhưng cũng phụ thuộc vào một số yếu tố từ môi trường bao gồm nhiệt độ, độ mặn và dinh dưỡng. Tuy nhiên, các quá trình sinh học bên trong (bao gồm những thay đổi trong biểu hiện gen, thay đổi sinh lý và sinh hóa) để xác định giới tính có thể bắt đầu từ vài ngày đến vài tuần trước đó.

Việc nuôi thử nghiệm ấu trùng tôm sú ở các nhiệt độ khác nhau có thể làm sáng tỏ ảnh hưởng của nhiệt độ tác động lên tỷ lệ giới tính. Tuy nhiên, cũng không thể ngoại trừ khả năng nhạy cảm của giới tính đối với sự dao động nhiệt độ, vậy nên chỉ kiểm tra ảnh hưởng của nhiệt độ lên tỷ lệ giới tính có thể gây phản tác dụng về mặt này. Thay vào đó, một cách tiếp cận tích hợp (các đặc điểm sinh lý) cùng với những thay đổi về mặt di truyền (biểu hiện của gen xác định giới tính) sẽ trở nên đáng tin cậy hơn.

Nghiên cứu hiện tại được thực hiện để kiểm tra tác động của sáu mức nhiệt độ khác nhau đối với sinh lý (tăng trưởng, chuyển hóa về tiêu thụ oxy, thời gian phát triển và khả năng sống sót ) cùng với các khía cạnh di truyền (biểu hiện của các gen điển hình liên quan đến khả năng chịu stress nhiệt và xác định giới tính) của tôm sú. Các nghiên cứu trước đó cho thấy có ít nhất 15 gen liên quan đến quá trình xác định/phân biệt giới tính trên các loài giáp xác khác nhau. Trong số 15 gen, bảy gen được biết là đặc trưng cho các cá thể đực trong khi tám gen còn lại là đặc trưng cho các cá thể cái.

Ấu trùng tôm sú khỏe mạnh (10 ngày tuổi) được thu thập từ trại giống. Sau 10 ngày thích nghi với nhiệt độ 28℃ (nhiệt độ kiểm soát), bắt đầu tiến hành tăng hoặc giảm nhiệt độ trong bể thí nghiệm dần dần (thay đổi 1℃ sau mỗi 6 giờ nhằm hạn chế căng thẳng trong quá trình thay đổi nhiệt độ) để đạt được sáu mức nhiệt độ khác nhau (24℃, 26℃, 28℃, 30℃, 32℃ và 34℃). Thí nghiệm được tiến hành trong thời gian 63 ngày (cho đến khi phân biệt giới tính). 

Các cá thể thí nghiệm được lấy mẫu cách nhau 15 ngày một lần để đo trọng lượng cơ thể (kiểm tra hiệu suất tăng trưởng) đồng thời cũng được kiểm tra hàng ngày (từ 35 ngày tuổi) bằng kính lúp để quan sát sự khởi phát của các tuyến sinh dục. Số lượng cá thể đực và cái được đếm để xác định hiệu quả của các mức nhiệt độ khác nhau đối với sự phân hóa giới tính. Tỷ lệ sống sót được ước tính bằng cách đếm số lượng cá thể vào cuối quá trình thử nghiệm.

Kết quả phân tích cho thấy rằng quá trình xử lý nhiệt độ đã làm thay đổi đáng kể năng suất tăng trưởng của các cá thể tôm với hiệu suất tăng trưởng mức cao nhất thu được ở 32℃, mức trung bình thu được ở 28−30℃ và mức thấp nhất thu được ở các nhiệt độ còn lại. Xử lý nhiệt độ đã rút ngắn đáng kể thời gian phát triển của ấu trùng ở 28℃, 30℃ và 32℃ (cần 44–46 ngày để phân biệt giới tính) trong khi cần 52–63 ngày ở 24℃, 26℃ và 34℃. Xử lý nhiệt độ cũng làm thay đổi tỷ lệ giới tính của các cá thể tôm sú trong thí nghiệm. Tỷ lệ tôm đực cao hơn đáng kể (mức độ biểu hiện của gen xác định giới tính đực cao hơn) thu được ở nhiệt độ thấp hơn (24℃ và 26℃) trong khi tỷ lệ tôm cái lớn hơn (mức độ biểu hiện của gen xác định giới tính cái cao hơn) thu được ở các mức nhiệt độ cao hơn (30℃, 32℃ và 34℃). 

Nhìn chung, kết quả cho thấy nhiệt độ cao hơn có thể làm tăng đáng kể sự biểu hiện của các gen xác định giới tính cái để tạo ra tỷ lệ tôm sú cái lớn hơn, do đó có thể giúp cải thiện sản lượng trong nuôi trồng thủy sản.

Nguồn: Rahi, M. L., Mahmud, S., Dilruba, K. J., Sabbir, W., Aziz, D., & Hurwood, D. A. (2021). Temperature induced changes in physiological traits and expression of selected candidate genes in black tiger shrimp (Penaeus monodon) larvae [online], viewed 16 August 2021, from:< https://doi.org/10.1016/j.aqrep.2021.100620>

Đăng ngày 23/09/2021
Uyên Đào @uyen-dao
Kỹ thuật

Thị trường Nhật chuộng tôm sú chế biến của Việt Nam

Tôm sú chế biến của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản tăng mạnh trong năm nay nhờ nhu cầu tăng cao bởi người tiêu dùng nước này.

Thị trường Nhật chuộng tôm sú chế biến của Việt Nam. Ảnh: cdn.tgdd.vn
• 14:01 01/12/2022

Nuôi xen ghép tôm - cua - cá cho hiệu quả lớn

Trung tâm Khuyến nông- KN Quảng Bình vừa triển khai thành công mô hình nuôi thủy sản xen ghép tôm sú, cá nâu và cua ở xã Quảng Văn (thị xã Ba Đồn).

Tôm sú. Ảnh: agri.vn
• 10:59 12/11/2022

Vì sao giá tôm ở miền Tây đột ngột tăng mạnh

Ba ngày qua, tại Sóc Trăng, Cà Mau... giá tôm nguyên liệu loại kích cỡ lớn tiếp tục tăng cao.

Giá tôm
• 11:43 23/09/2022

Nhiều nông dân mở rộng mô hình nuôi tôm sinh thái

Mùa vụ nuôi tôm vùng nước mặn và lợ năm nay, hàng nghìn hộ nông dân ở các huyện ven biển Duyên Hải, Cầu Ngang, Châu Thành và thị xã Duyên Hải của tỉnh Trà Vinh tiếp tục mở rộng mô hình nuôi tôm sinh thái (rừng – tôm), nhất là đối với tôm sú. Đây là mô hình vừa đảm bảo tính hiệu quả bền vững, vừa bảo vệ môi trường trước tình hình biến đổi khí hậu.

nuôi tôm sinh thái
• 09:00 17/09/2022

Nuôi tôm 3 giai đoạn là gì? Những lưu ý cần thiết cho từng giai đoạn

Mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn đã xuất hiện khá lâu trên thế giới, tuy nhiên mô hình này chỉ thực sự phổ biến tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Do đó, vẫn còn nhiều người băn khoăn rốt cuộc nuôi tôm 3 giai đoạn là như thế nào?

Mô hình nuôi tôm
• 14:55 27/09/2023

Triển vọng nghề nuôi ốc hương thương phẩm trong ao

Hiện nay, vùng ven biển của các tỉnh trong nước có rất nhiều tiềm năng để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, cùng với các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, cá,…

Ốc hương
• 13:54 18/09/2023

Một số biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho tôm hùm

Nuôi tôm hùm bằng lồng trên biển là hình thức nuôi trong một hệ sinh thái hở nên việc phòng bệnh gặp nhiều khó khăn.

Tôm hùm bông
• 15:21 15/09/2023

Một số lưu ý trong nuôi thương phẩm cá chua tại Bình Định

Tại Bình Định, cá chua được nuôi nhiều ở các khu vực quanh đầm Đề Gi của 2 huyện Phù Mỹ và Phù Cát.

Cá chua
• 11:16 08/09/2023

Cá lớn ngày càng nhỏ đi và cá nhỏ ngày càng lớn hơn

Nghiên cứu mới chỉ ra cá lớn đang ngày càng nhỏ hơn và cá bé đang ngày càng lớn hơn. Điều gì sẽ xảy ra?

Cá biển
• 15:01 28/09/2023

Việt Nam: Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc chưa có sự đột phá?

Nhu cầu nhập khẩu thủy sản, đặc biệt là tôm của Trung Quốc đang phục hồi mạnh mẽ sau khi mở cửa vào đầu năm 2023. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam có quyền kỳ vọng nhập khẩu thủy sản tăng trưởng tại thị trường “tỷ dân” này.

Sơ chế tôm
• 15:01 28/09/2023

Nuôi tôm 3 giai đoạn là gì? Những lưu ý cần thiết cho từng giai đoạn

Mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn đã xuất hiện khá lâu trên thế giới, tuy nhiên mô hình này chỉ thực sự phổ biến tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Do đó, vẫn còn nhiều người băn khoăn rốt cuộc nuôi tôm 3 giai đoạn là như thế nào?

Mô hình nuôi tôm
• 15:01 28/09/2023

Nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá đem lại thu nhập bền vững

Bình Định là một tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ có chiều dài bờ biển khoảng 134 km, có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi thủy sản, đặc biệt là nuôi các đối tượng thủy sản lợ mặn.

Nuôi ghép tổng hợp
• 15:01 28/09/2023

Điểm qua một số loại tôm phổ biến trên thị trường hiện nay

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại tôm được bày bán. Điều này tạo điều kiện cho người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn. Song, cũng gây không ít khó khăn cho nhiều người trong việc phân biệt điểm giống, khác giữa một “rừng tôm” như thế.

Loài tôm
• 15:01 28/09/2023