Ảnh hưởng của nước thải từ ương tôm giống đến Artemia

Nguồn nước thải từ sản xuất tôm giống có hàm lượng dinh dưỡng cao và phù hợp làm thức ăn cho Artemia. Artemia nuôi trong nước thải từ sản xuất tôm giống đảm bảo đủ thức ăn và sinh trưởng tốt

Artemia
Artemia nuôi trong nước thải từ sản xuất tôm giống đảm bảo đủ thức ăn và sinh trưởng tốt.

Hiện nay, trong sản xuất tôm giống để sản xuất ra 1 triệu con tôm giống đến giai đoạn Post 12 cần từ 15 đến 20m3 nước. Trong đó, lượng nước thay tùy từng giai đoạn phát triển của ấu trùng: 20-50%/bể ở giai đoạn Zoea-Mysis và 20-30%/bể/ngày trong giai đoạn Post. Cùng với đó, lượng lớn chất hữu cơ có hàm lượng dinh dưỡng cao được sử dụng để làm thức ăn cho ấu trùng bị xả thải ra ngoài trong quá trình thay nước (thành phần chất hữu cơ chính trong nước nuôi ấu trùng gồm: các loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao đươc sử dụng làm thức ăn cho ấu trùng tôm hiện này như: tảo Chaetoceros sp, Thalassiosira sp, thức ăn công nghiệp độ đạm cao trên 60% như Fripak, Lansy, Flake… và lượng lớn vi sinh vật có lợi được sử dụng để quản lý chất lượng nước trong bể nuôi gồm: Bacillus subtilis, Lactobacillus sp, Saccharomyces cerevisiae…).

Artemia được xem là một mắc xích quan trọng trong chuỗi thức ăn, là một trong những con mồi có giá trị dinh dưỡng nhất cho ấu trùng tôm cá. Trong sản xuất giống thì Artemia được sử dụng phổ biến để làm thức ăn sống cho giáp xác vì chúng có đặc điểm là di chuyển theo hình ziczac kích thích khả năng bắt mồi của ấu trùng, kích cỡ Artemia nhỏ phù hợp với cỡ miệng của ấu trùng. Thêm vào đó, Artemia có hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa nhiều axit béo không bão hòa (HUFA) cao như DHA, EPA, acid amin và các amino acid thiết yếu. Đặc biệt, Artemia có enzym tiêu hóa và vitamin rất cần thiết cho giáp xác giai đoạn ấu trùng.

Artemia có đặc điểm dinh dưỡng là ăn lọc thụ động không lựa chọn loại thức ăn, chúng lọc được cả những hạt hữu cơ lơ lửng trong nước và lọc liên tục. Do đó, Artemia không chỉ là thức ăn tốt cho đối tượng NTTS mà còn là loài động vật góp phần làm sạch nguồn hữu cơ lơ lửng trong nước thông qua hình thức ăn lọc của chúng. Như vậy thì việc tái sử dụng nước thải từ nuôi tôm giống để nuôi Artemia có ý nghĩa rất lớn, giảm bớt được một khoản chi phí trong sản xuất, đồng thời giảm thiểu lượng hữu cơ có trong nước thải từ nuôi tôm giống ra ngoài môi trường, góp phần giảm thiểu ô nhiễm, tận dụng được nguồn thức ăn thừa từ tôm giống và tái tạo tuần hoàn vật chất hữu cơ. 

Nghiên cứu ảnh hưởng của nước thải từ sản xuất tôm giống đến tỷ lệ sống, sinh trưởng và khả năng mang trứng của Artemia

Thí nghiệm được bố trí với 4 nghiệm thức như sau: 

• Nghiệm thức 1: 100% nước thải và 0% nước sạch

• Nghiệm thức 2: 50% nước thải và 50% nước sạch 

• Nghiệm thức 3: 25% nước thải và 75% nước sạch

• Nghiệm thức 4: 0% nước thải và 100% nước biển sạch (nghiệm thức đối chứng) 

Thí nghiệm được bố trí trong các thùng xốp có thể tích 100 lít với thể tích nước nuôi là 60 lít/thùng. Mật độ Nauplius thí nghiệm là 50 con/lít. 

Tỷ lệ sử dụng nước thải từ ương tôm giống ảnh hưởng rõ ràng tới tỷ lệ sống của Artemia. Ngày nuôi thứ 3 có tỷ lệ sống cao nhất ở tất cả các nghiệm thức. Trong đó, tỷ lệ sống cao nhất ở nghiệm thức 50% nước thải và 50% nước sạch (86,13 ± 8,45%), tiếp đến là nghiệm thức 100% nước sạch (79,20 ± 11,01%) sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với hai nghiệm thức còn lại.

Chiều dài toàn thân của Artemia có xu hướng tăng dần theo ngày nuôi. Ở nghiệm thức 50% nước thải và 50% nước sạch có kết quả lớn nhất (8,07 ± 0,22 mm), nghiệm thức 100% nước sạch luôn có kích thước nhỏ nhất (6,93 ± 0,48 mm). Hai ngày nuôi đầu, Artemia mới thả quá trình lọc thức ăn còn kém, dinh dưỡng ít ảnh hưởng tới chiều dài cơ thể. Do đó, chiều dài của Artemia ở tất cả các nghiệm thức sai khác không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, những ngày nuôi tiếp theo, khả năng lọc thức ăn của Artemia tăng lên, lượng thức ăn được hấp thu qua quá trình ăn lọc đã ảnh hưởng tới chiều dài cơ thể. Nghiệm thức có hàm hượng hữu cơ cao hơn (50% nước thải và 50% nước sạch) luôn có chiều dài lớn hơn nghiệm thức 25% nước thải, 75% nước sạch và nghiệm thức 100%.

Tỷ lệ sử dụng nước thải từ nuôi tôm giống có ảnh hưởng đến thời gian thành thục và tham gia sinh sản của  Artemia. Ở nghiệm thức 50% nước thải và 50% nước sạch Artemia bắt cặp sớm nhất vào ngày nuôi thứ 8. Artemia ở 3 nghiệm thức còn lại bắt cặp muộn hơn dao động trong khoảng từ ngày nuôi từ 9 đến 10 ngày nuôi. Qua đó cho thấy, ở nghiệm thức có tỷ lệ sử dụng nước 50% nước thải và 50% nước sạch thì Artemia thành thục tham gia sinh sản sớm hơn. 

Sau 15 ngày nuôi, tỷ lệ sống, chiều dài toàn thân, sức sinh sản của Artemia khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (P<0,05). Tỷ lệ sống, số trứng/con cái và chiều dài toàn thân cao nhất lần lượt là 45,67 ± 5,36%, 62,22 ± 19,77 trứng/con cái, 8,07 ± 0,22 mm ở nghiệm thức 50% nước thải với 50% nước sạch. Tỷ lệ sống thấp nhất 24,93 ± 2,81% ở nghiệm thức 100% nước thải. Sức sinh sản thấp nhất 40,38 ± 17,44 trứng/con cái ở nghiệm thức 75% nước sạch và 25% nước thải. Chiều dài toàn thân nhỏ nhất 6,93 ± 0,48 mm ở nghiệm thức 100% nước sạch. 

Kết quả từ nghiên cứu cho thấy, có thể nuôi sinh khối Artemia trong nước thải từ sản xuất tôm giống. Trong phạm vi nghiên cứu, tỷ lệ phối hợp 50% nước thải và 50% nước sạch là phù hợp nhất để nuôi sinh khối Artemia. Điều này chứng tỏ nguồn nước thải từ sản xuất tôm giống có hàm lượng dinh dưỡng cao và phù hợp làm thức ăn cho Artemia. Artemia nuôi trong nước thải từ sản xuất tôm giống đảm bảo đủ thức ăn và sinh trưởng tốt.

Theo Nguyễn Đình Huy, Trương Thị Bích Hồng, Lư Thị Ngọc Nhanh.

Đăng ngày 05/08/2020
NH Tổng Hợp
Kỹ thuật

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 10:01 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 10:01 14/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:01 14/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:01 14/11/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 10:01 14/11/2024
Some text some message..