Ảnh hưởng của pH lên tăng trưởng và màu sắc của cá chốt bông

Cá chốt bông là một trong những loài cá cảnh xuất khẩu của Việt Nam. Nghiên cứu đánh giá tác động của pH đến tỷ lệ sống, sinh lý và màu sắc cá chốt bông.

cá chốt bông
Cá chốt bông.

Cá chốt bông (Pseudomystus siamensis) là một loài cá trong họ Bagridae. Loài này thường phân bố ở Lào, Campuchia, Thái Lan. Ở Việt Nam, cá phân bố chủ yếu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và được khai thác để làm thực phẩm. Tuy nhiên, những năm gần đây cá được khai thác phục vụ cho thị trường cá cảnh nhờ những nét đặc biệt, mới lạ về ngoại hình. Cá chốt bông có tên trong danh sách cá cảnh xuất khẩu với tên tiếng anh là Bumble bee catfish (Ng, 2012). 

Theo Das & ctv. (2006), sự thay đổi pH nước (cao hoặc thấp) có thể gây stress cho cá, đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh lý máu và tăng trưởng của cá. Dựa vào sự thay đổi các chỉ tiêu sinh lý máu (kích cỡ, hình dạng và sự biến động của từng loại tế bào máu, nồng độ hemoglobin, hàm lượng đường huyết) có thể giúp người nuôi đánh giá được tình trạng sức khoẻ của động vật thuỷ sản. 

Do đó, nghiên cứu ảnh hưởng của pH nước lên sinh lý máu và màu sắc của cá chốt bông (Pseudomystus siamensis) được tiến hành.

Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm ảnh hưởng của pH đến tỷ lệ chết

Thí nghiệm được bố trí trong các bể kính và được bố trí 8 con/bể với trọng lượng trung bình từ 4 – 6 g/con ở các giá trị pH khác nhau pH = 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11. Sau đó, theo dõi các hoạt động của cá và ghi nhận số cá chết. Qua đó xác định ngưỡng pH thấp và cao gây chết 50% cá sau 24 giờ.

Thí nghiệm ảnh hưởng của pH lên sinh lý máu và màu sắc

Thí nghiệm được thực hiện trong 8 tuần với 8 nghiệm thức ở các giá trị pH khác nhau pH = 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11. Mỗi nghiệm thức bố trí 50 cá với trọng lượng trung bình khoảng 4 – 6 g/con vào trong bể kính.

Kết quả

Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi giá trị pH trong bể thí nghiệm tăng lên 11 thì cá có các triệu chứng như bơi nhanh, liên tục bơi lên mặt nước; cơ thể mất cân bằng; da, mang và toàn thân cá được bao phủ bởi rất nhiều chất nhầy; mắt cá bị đục; cơ thể bị lộn ngược và chết trong vòng 3 giờ sau khi tiếp xúc.

Ở giá trị pH = 10, lúc đầu cá cũng bơi nhanh sau đó giảm hoạt động bơi, cá lờ đờ, mắt cá đục, nằm im sát mặt đáy, một số cá trôi theo dòng nước do sục khí tạo ra, cá bắt đầu chết dần đến 50% sau 21 giờ bố trí và 70,8% sau 24 giờ. . 

Ở các giá trị pH = 4, 5, 6, 7, 8, 9 không có hiện tượng cá chết sau 24 giờ thí nghiệm. 

Tuy nhiên, ở giá trị pH = 8, 9 lúc bắt đầu thí nghiệm thì cá bơi nhanh, càng về sau cá chuyển động càng ít, nằm im sát mặt đáy, da tái nhạt. 

Ở giá trị pH = 3, cá tiết chất nhầy (nhưng ít hơn so với giá trị pH = 11), lúc đầu cá bơi nhanh, sau đó giảm dần hoạt động và nằm im bất động sát mặt đáy, mắt cá đục dần, trên da cá có dấu hiệu bị lỡ loét và cá chết dần đến 54,2% sau 21 giờ và 62,5% sau 24 giờ

Từ kết quả thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy, cá chốt bông có khả năng chịu đựng được sự biến động của pH trong phạm vi rộng và nghiêng về môi trường acid. Giá trị pH thấp nhất và cao nhất gây chết 50% cá chốt bông trong 24 giờ lần lượt là 3,04 và 9,95. 

Hàm lượng glucose trong máu cá tăng cao khi cá tiếp xúc với môi trường có pH thấp (pH = 3) và pH cao (pH = 9 và 10). Tại các giá trị này cá không thích nghi được với môi trường nên chết hoàn toàn sau 5 ngày tiếp xúc. Sau 8 tuần nuôi, hàm lượng glucose trong máu cá tại pH = 8 đạt cao nhất (1,10 ± 0,46 mmol/L). 

Độ pH đã ảnh hưởng đến tăng trưởng (chiều dài và trọng lượng) của cá chốt bông. Ở pH = 6, cá có tốc độ tăng trưởng tốt nhất cả về chiều dài và trọng lượng, các giá trị pH < 5 và pH > 7 đều cho kết quả tăng trưởng khá chậm. 

Sau 8 tuần nuôi, tỷ lệ sống của cá ở nghiệm thức pH = 6 đạt cao nhất (95,96%) và thấp nhất ở pH = 8 (60%), khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) so với các nghiệm thức còn lại.

Kết quả từ nghiên cứu có thể ứng dụng vào nuôi cá chốt thương phẩm, nên duy trì pH=6 để đảm bảo tăng trưởng và tỉ lệ sống của đối tượng nuôi.

Tạp chí nông nghiệp và phát triển

Đăng ngày 31/12/2019
NH Tổng Hợp
Kỹ thuật

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng, bè trên hồ chứa nước thủy lợi

Sáng ngày 11/4, tại xã Cát Sơn, huyện Phù Cát, Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng, bè trên hồ chứa nước thủy lợi cho 30 hộ nông dân nuôi trồng thủy sản.

Nuôi lồng bè trên biển
• 08:00 11/05/2024

Một số giải pháp kỹ thuật ứng phó với biến đổi khí hậu trong nuôi trồng thủy sản

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm thời tiết tiếp tục thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, áp thấp nhiệt đới, mưa, bão xảy ra không theo quy luật.

Ao nuôi tôm
• 10:00 08/05/2024

Tạt vi sinh cho ao tôm

Trong nuôi tôm, vi sinh mang đến rất nhiều lợi ích cho ao nuôi cũng như vật nuôi sinh trưởng. Nhưng liệu bạn có đang hiểu rõ và sử dụng chúng đúng cách để giúp phát huy hết năng lực của vi sinh mang đến. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao nuôi tôm
• 10:03 03/05/2024

Nên chọn loại quạt nước nào cho ao nuôi tôm?

Chất lượng nước luôn là mối quan tâm hàng đầu trong ngành nuôi trồng thủy sản nhất là nuôi tôm thâm canh. Trong đó, nồng độ oxy hòa tan (DO) đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo môi trường sống lý tưởng cho tôm cá.

Ao tôm
• 08:00 29/04/2024

Cơ hội và tiềm năng phục hồi cho thủy sản Việt Nam

Trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường thế giới, ngành thuỷ sản Việt Nam đang đối diện với những cơ hội và tiềm năng phục hồi đáng kể. Từ những thách thức về môi trường kinh doanh đến áp lực từ các yêu cầu xuất khẩu quốc tế, ngành này đang tìm kiếm những lối đi mới để phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

Thu hoạch tôm
• 12:15 13/05/2024

Dự án Aqua Xanh nuôi tôm bền vững ở Cà Mau

Từ tháng 5/2024 đến tháng 7/2026, tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, triển khai thí điểm dự án Aqua Xanh với mục tiêu góp phần giảm ô nhiễm nguồn nước để thực hành nuôi tôm bền vững và sau đó mở rộng ra vùng ĐBSCL.

Mô hình nuôi tôm
• 12:15 13/05/2024

Gặp gỡ, trao đổi với người dân về nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Ngày 10/5, tại xã Phước Sơn (Bình Định), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 hộ nuôi tôm trên địa bàn các xã Phước Sơn, Phước Thuận và Phước Hòa về kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc.

Cơ quan chuyển môn
• 12:15 13/05/2024

Mưa đầu mùa - Nỗi lo của người dân nuôi tôm

Trong những ngày đầu mùa mưa, dòng mưa này không chỉ là niềm vui và cảm hứng cho mọi người mà còn là một thách thức đối với những người nuôi tôm trên ao. Mỗi giọt mưa cũng là một lời nhắc nhở về sự cần thiết của việc quản lý và ứng phó với những tác động của thời tiết đối với nguồn lợi thủy sản quý báu này.

Ao nuôi tôm
• 12:15 13/05/2024

Cá chết trên hồ sinh thái Bàu Sen (Quy Nhơn) do thiếu oxy

Mới đây, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định thông tin nguyên nhân của tình trạng cá chết nổi trắng ở hồ sinh thái Bàu Sen, thành phố Quy Nhơn do nguồn nước tại hồ có nồng độ oxy hòa tan quá thấp.

Cá
• 12:15 13/05/2024