Ảnh hưởng của phụ gia kích thích tăng trưởng sức khỏe đường ruột lên tỷ lệ sống và sản lượng của cá rô phi tại Bra-xin

Thức ăn chiếm đến 60% trong tổng chi phí nuôi cá rô phi. Giá nguyên liệu đầu vào ngày càng tăng đã thúc đẩy các nhà dinh dưỡng nghiên cứu thành phần thức ăn thay thế để giảm chi phí thức ăn. Trong khi đó, do sản lượng nuôi tiếp tục tăng, dịch bệnh là vấn đề gây nhức nhối cho những người nuôi. Thực hành nuôi tốt, bao gồm an toàn sinh học, thức ăn chức năng thích ứng với từng loài nuôi là chìa khóa giúp tối ưu hóa lợi nhuận của ngành nuôi.

ca ro phi
Ảnh minh họa

Nghiên cứu về thức ăn chức năng giúp tăng cường khả năng tiêu hóa và chống lại bệnh tật là mục đích chính của ngành thức ăn thủy sản. Các phụ gia có khả năng thúc đẩy và duy trì hệ vi sinh vật khỏe mạnh trong đường ruột của vật nuôi có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa và thúc đẩy tăng trưởng một cách tự nhiên. Ngoài ra, sức khỏe đường ruột tốt hơn sẽ hình thành một cơ chế chống lại vi khuẩn gây bệnh khi chúng xâm nhập vào đường tiêu hóa của vật nuôi, thúc thẩy sự miễn dịch và có khả năng chống lại bệnh tật cao hơn. Các kết quả trong nuôi cá biển và nuôi tôm đã chứng minh các ảnh hưởng tích cực của các phụ gia thúc đẩy sự khỏe mạnh của hệ tiêu hóa lên sản lượng và lợi nhuận trong các điều kiện nuôi khác nhau. Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của phụ gia thúc đẩy sự khỏe mạnh của hệ tiêu hóa lên sản lượng cá rô phi nuôi lồng tại Brazil.

Thiết lập thử nghiệm

Nghiên cứu được thử nghiệm trên cá rô phi Nile dòng GIFT (Oreochromis niloticus) và được tiến hành ở Viện Thủy sản Braxin, vùng Sao Paulo, Braxin.

Nghiên cứu kéo dài 111 ngày, bắt đầu với cá  có trọng lượng 170 gram và kết thúc với kích cỡ thương phẩm khoảng 750gram. Các lồng được sử dụng nuôi cá có kích cỡ khoảng 7m2, mỗi lồng được thả 840 con cá. Tất cả cá thí nghiệm được đếm và cân trọng lượng, sau đó được phân bổ một cách ngẫu nhiên vào các lồng khác nhau (mỗi thử nghiệm gồm 5 lồng.) Trước khi bắt đầu thử nghiệm, cá được cho ăn thức ăn công nghiệp (36%CP, protein thô). Các chỉ số chất lượng nước được theo dõi trong suốt quá trình thử nghiệm với nhiệt độ nước khá thấp. Nhiệt độ nước, nồng độ pH và ô xi hòa tan ở mức chấp nhận được trong nuôi cá rô phi trong quá trình thử nghiệm. (Hình 1)

Hình 1- Nhiệt độ nước, nồng độ ô xy hòa tan và pH trong thử nghiệm

nhiet do nuoc

Thức ăn đối chứng là 32%CP, thức ăn công nghiệp và thức ăn thử nghiệm bao gồm thức ăn công nghiệp cùng thành phần có trộn thêm phụ gia tăng trưởng tự nhiên (gồm các vi sinh vật ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh và kích thích tăng trưởng các vi khuẩn có lợi) và sản phẩm  SANACORE® GM, Nutriad với liều lượng 1.5kg/ tấn thức ăn.

Cá được cho ăn 4 lần/ngày cho đến khi chúng đạt trọng lượng 170g. Khi thử nghiệm bắt đầu, cá được cho ăn 3 lần/ngày. Thức ăn dư thừa được thu lại và đo. Không có sự khác biệt về sự thèm ăn trong thử nghiệm do loại thức ăn. Khi kết thúc thử nghiệm, các được thu lại, đếm và cân trọng lượng. Khoảng 5% cá trong mỗi nghiệm thức được kiểm tra và đánh giá tỉ lệ chỉ số nội.Thức ăn đối chứng là 32%CP, thức ăn công nghiệp và thức ăn thử nghiệm bao gồm thức ăn công nghiệp cùng thành phần có trộn thêm phụ gia tăng trưởng tự nhiên (gồm các vi sinh vật ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh và kích thích tăng trưởng các vi khuẩn có lợi) và sản phẩm  SANACORE® GM, Nutriad với liều lượng 1.5kg/ tấn thức ăn.

Kết quả

Khi thu hoạch, nhóm cá được cho ăn thức ăn có bổ sung phụ gia cho thấy các chỉ số sản lượng được cải thiện đáng kể so với đối chứng, tỷ lệ sống tăng 2,8%, lượng thức ăn tiêu thụ giảm 6,7%. Nhìn chung, sản lượng thu hoạch trong lồng thử nghiệm cao hơn 7,7% so với đối chứng.

Việc sử dụng phụ gia thức ăn để kích thích tăng trưởng và kháng bệnh đã được chứng minh có hiệu quả ở các loài nuôi khác nhau qua các thử nghiệm. Tuy nhiên, hiệu quả về chi phí sản xuất đòi hỏi các đánh giá trong quá trình sản xuất thực tế. Trong suốt quá trình thử nghiệm này, các điều kiện đều thuận lợi và không có dịch bệnh xảy ra, do vậy, tỷ lệ sống rất cao (92%). Các phụ gia tăng trưởng cải thiện đáng kể tỉ lệ sống, tỉ lệ tăng trưởng và hệ số thức ăn, do vậy sản lượng đạt được tăng 7.7%. Các phân tích kinh tế cho thấy phụ gia thức ăn thường giúp người nuôi tăng lợi nhuận 9.9%.

Hình 2- Ảnh hưởng của phụ gia kích thích sức khỏe đường ruột lên hệ số chuyển đổi thức ăn và tỷ lệ sống của cá rô phi

anh huong phu gia

Triển vọng

Kết quả đạt được trong nghiên cứu này đã khẳng định các kết quả nghiên cứu trước đây về việc sử dụng phụ gia kích thích tăng trưởng sức khỏe đường ruột lên sản lượng, tỉ lệ sống của các loài nuôi trong phòng thí nghiệm và các thử nghiệm thực địa về nuôi cá rô phi lồng. Nghiên cứu này cho thấy tiềm năng của loại phụ gia này như là chất kích thích tăng trưởng trong nuôi cá rô phi thương phẩm trong lồng.

Fistenet, 15/10/2016
Đăng ngày 16/10/2016
Giáng Hương (theo Global Aquaculture Advocade)
Thế giới

Những người gác đèn thầm lặng giữa biển khơi

Đối với những người đi biển, sau những ngày dài đánh bắt thuỷ sản trên biển, sau màn đêm đen bao phủ, khi họ nhìn thấy hải đăng tức là nhìn thấy nhà.

Người gác đèn hải đăng
• 14:38 27/01/2023

Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển

"Trước lá cờ Tổ quốc, ngư dân chúng tôi đồng lòng, phấn đấu vượt qua sóng gió muôn trùng để vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước. Mọi khó khăn, vất vả rồi cũng qua đi, lá cờ Tổ quốc vẫn mãi tung bay trước mũi tàu, cùng ngư dân vươn khơi, bám biển"

trao cờ cho ngư dân
• 13:32 17/06/2022

Tư duy hướng biển

"Tư duy hướng biển” được xác định là cơ sở để phát triển kinh tế biển và xa hơn với nhiều lĩnh vực. Ở Quảng Nam, tâm thức biển không chỉ tồn tại trong hành trình lịch sử vùng đất mà hướng biển và làm chủ biển luôn là trăn trở...

biển đảo
• 16:57 07/06/2022

Yêu cầu Trung Quốc không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Trước thông tin cuộc tập trận kéo dài 10 ngày trên Biển Đông, Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không có hành động làm phức tạp tình hình.

Lê Thị Thu Hằng
• 10:50 08/03/2022

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

Khó xác định chính xác sản lượng xuất khẩu tôm của Trung Quốc

Theo cập nhật mới nhất từ Vasep, sản lượng xuất khẩu của tôm Trung Quốc đủ lớn để xứng đáng với cái tên nhà sản xuất lớn nhất thế giới.

Sản lượng tôm
• 10:08 23/10/2023

Loại cá nào được người Nga ưa chuộng nhất hiện nay?

Nga có dân số lên đến 145,8 triệu người (2020), số dân đứng thứ 9 thế giới. Lãnh thổ Nga kéo dài toàn bộ phần phía bắc châu Á và 40% Châu Âu, nhờ thế nên Nga rất giàu tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là các loài cá tại đất nước này cực kỳ đa dạng.

Cá thu
• 11:31 21/10/2023

Những sai lầm thường gặp về vi khuẩn Vibrio

Vi khuẩn Vibrio là cái tên quá quen thuộc trong ngành nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, để có thể hiểu rõ về các loại bệnh mà chúng có thể gây ra trên tôm là hầu như chưa được phổ biến. Bài viết dưới đây sẽ nói cho bạn biết những sai lần về Vibrio thường gặp trên các ao nuôi tôm.

Vi khuẩn Vibrio
• 00:55 06/12/2023

Thách thức nghề nuôi tôm hiện nay

Ngành  tôm Việt Nam đang đối mặt nhiều thách thức lớn. Thách thức đầu tiên đó là nhu cầu khách hàng ngoài nước mua sản phẩm tôm Việt Nam đang có xu hướng giảm.

Thu hoạch tôm thẻ
• 00:55 06/12/2023

Mùa lạnh có nên kéo mái cho tôm không?

Tôm thuộc loài động vật biến nhiệt, vậy bà con có cần kéo mái cho tôm vào mùa lạnh hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp chúng ta làm sáng tỏ vấn đề này nhé!.

Kéo mái nuôi tôm
• 00:55 06/12/2023

Cắt mồi và giảm mồi trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Để có thể quản lý lượng thức ăn mỗi ngày sao cho phù hợp với lượng tôm trong ao, tránh dư thừa thức ăn gây ô nhiễm nguồn nước. Ngoài ra, nếu lượng thức ăn dư nhiều còn ảnh hưởng đến chi phí của người nuôi. Hiện nay, việc cắt mồi hay giảm mồi trong ao nuôi có thể được xem là biện pháp hiệu quả giúp cải thiện việc quản lý lượng thức ăn ổn định nhất.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:55 06/12/2023

Môi trường nuôi suy thoái do các nhân tố sinh học gây ra

Trong nhiều năm qua, nuôi trồng thủy sản trong nước ta phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc phát triển nuôi trồng thủy sản nhanh chóng dẫn đến tình trạng môi trường nuôi suy thoái ngày càng trầm trọng. Trong đó các nhân tố sinh học cũng góp phần gây ảnh hưởng không nhỏ.

Ao tôm
• 00:55 06/12/2023