Ảnh hưởng rong đỏ Eucheuma denticulatum lên tăng trưởng của cá

Thức ăn bổ sung rong đỏ Eucheuma denticulatum (EDP) giúp cá bơn vĩ (Paralichthys olivaceus) giúp tăng trưởng tốt hơn, cùng với tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Hàm lượng EDP bổ sung vào thức ăn cho cá được khuyến cáo vào khoảng 3%.

Ảnh hưởng rong đỏ Eucheuma denticulatum lên tăng trưởng của cá
Ảnh Hưởng Của Rong Đỏ Eucheuma denticulatum Lên Tăng Trưởng Và Huyết Học Của Cá Bơn Vỉ (Paralichthys olivaceus)

Giới thiệu

Rong biển chứa hàm lượng lớn các acid béo không no, đặc biệt là các n-3 và n-6 acid béo không no, các thành phần đóng vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, kích thích tăng trưởng, giảm hàm lượng cholesterol và triglyceride trong máu.

Eucheuma denticulatum, rong đỏ Eucheuma denticulatum, rong đỏ với tôm, nguyên liệu thức ăn

Eucheuma denticulatum (N.L.Burman) Collins & Hervey

Rong hay tảo biển từ lâu đã được bổ sung vào thức ăn chô động vật thủy sản (ĐVTS), đặc biệt là các loài cá nuôi. Các loài rong tảo biển thường được sử dụng như một chất phụ gia trong thức ăn thủy sản bao gồm: các loài thuộc họ tảo bẹ (Marcrocystis), tảo lục (Ulta), rong sụn (Kappaphycus), và rong mứt (Porphyra). Hàm lượng protein trong rong tảo biển dao động khoảng (5-30%) tùy loài, và chứa hàm lượng amino acid tương đối cao. Bên cạnh đó, việc sử dụng rong bổ sung vào thức ăn cho tôm cá nuôi bên cạnh giá trị dinh dưỡng mang lại từ rong, còn giúp tiết kiệm chi phí do nguồn rong rất phong phú từ tự nhiên và giá thành tương đối thấp.

Phương pháp nghiên cứu

Thí nghiệm được bố trí tại trung tâm nghiên cứu thủy sản thuộc Khoa Thủy Sản, trường Đại Học Kagoshima, Nhật Bản. Nghiên cứu nhằm đánh giá việc bổ sung EDP vào thức ăn lên tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn, và cá chỉ tiêu huyết học của cá bơn vĩ.

Thí nghiệm bao gồm 5 nghiệm thức với 3 lần lặp lại được trình bày trong Bảng. Cá bơn vĩ với trọng lượng ban đầu trung bình là 0.42 g, cá được bố trí trong bể polyethylene 100 lít với mật độ 12 cá/bể. Thí nghiệm được bố trí với hệ thống nước chảy liên tục đảm bảo lượng nước được thay đổi 100%/ngày. Cá được cho ăn 2 lần/ngày, thức ăn thừa và phân được xiphong mỗi ngày. Trong suốt thời gian thí nghiệm các chỉ tiêu môi trường được theo dõi mỗi ngày, đảm bảo dao động không quá lớn, các chỉ tiêu bao gồm: nhiệt độ (16,5±1,4oC), pH (7,7±0,4), và độ mặn (32,6±0,6%o). Cá được cho ăn theo nhu cầu.  Các chỉ tiêu tăng trưởng và huyết học của cá được thu sau 56 ngày thí nghiệm.

Nghiệm thức

% bột cá (FMC)

% bột đậu nành (SPC)

% rong đỏ (EDP)

Đối chứng dương (PC)

56

0

0

Đối chứng âm (NC)

56

15

0

Bổ sung EDP 3% (D3%)

56

15

3

Bổ sung EDP 6% (D6%)

56

15

5

Bổ sung EDP 9% (D9%)

53.9

15

9

Kết quả nghiên cứu

Các chỉ tiêu tăng trưởng và tỷ lệ sống: Sau 56 ngày nuôi; tỷ lệ sống ở các nghiệm thức đều đạt 100%, lượng thức ăn ăn vào (FI) không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức (P>0.05).

Hiệu quả sử dụng thức ăn (FER) ở nghiệm thức NC thấp hơn so với các nghiệm thức khác; đặc biệt cá ở nghiệm thức D3% và D6% cao hơn rất nhiều so với cá ở nghiệm thức NC (P<0.05)

Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR), tăng trọng theo % (WG), và tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR) tăng dần ở cá ở các nghiệm thức D3%, D6%, và D9% và khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức NC (P<0.05).

Hiệu quả sử dụng protein (PER) của cá ở nghiệm thức D3% và D6% không khác biệt so với cá ở nghiệm thức PC; trong khi đó, PER của cá ở nghiệm thức D9% là thấp hơn so với PER của cá ở nghiệm thức D3%, D6%, và PC (P<0.05).

Thành phần hóa học và các chỉ tiêu huyết học của cá:

Các thành phần hóa học cơ bản của cá sau thí nghiệm được phân tích bao gồm ẩm độ, protein thô, tổng lipid, và hàm lượng tro. Các chỉ tiêu huyết học của cá sau thí nghiệm được phân tích bao gồm: hematocrit (Ht), hàm lượng haemoglobin (Hb), tổng cholesterol (total cholesterol, Tcho), hàm lượng triglycerides (TG), glucose (Glu), tổng bilirubin (Tbil), hàm lượng blood urea nitrogen (BUN), hoạt động của enzyme (glutamyl oxaloacetic transaminase, (GOT)) và glutamic pyruvate transaminase (GPT)). Kết quả cho thấy tất cả các chỉ tiêu huyết học của cá khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức (P>0.05), ngoại trừ Tcho và TG. Hàm lượng Tcho của cá ở các nghiệm thức D3%, D6%, và D9% thấp hơn so với cá ở nghiệm thức NC và PC (P<0.05); trong đó, hàm lượng Tcho của cá ở nghiệm thức PC cao hơn so với cá ở nghiệm thức PC. Hàm lượng TG của cá ở nghiệm thức PC cao hơn so với cá ở các nghiệm thức còn lại (P<0.05).

Thành phần acid béo (fatty acid)

Kết quả cho thấy tất cả các acid béo của cá không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức (P>0.05) ngoại trừ 18:3n-3, 20:5n-3, 22:5n-3 và 22:6n-3. Các acid béo 18:3n-3, 20:5n-3, 22:5n-3 and 22:6n-3, acid béo tổng số và PUFA của cá ở các nghiệm thức D3%, D6%, D9% và PC cao hơn so với của cá ở nghiệm thức NC (P<0.05).

Kết luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả của việc bổ sung rong đỏ Eucheuma denticulatum (EDP) vào thức ăn cho cá bơn vĩ (Japanese flounder). Bổ sung EDP với 3% vào thức ăn cho kết quả tăng trưởng tốt cùng với tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Bổ sung EDP cho thấy hàm lượng cholesterol và triglycerides trong máu giảm, ngược lại hàm lượng omega-3 trong thịt cá tăng lên.

Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy có thể sử dụng EDP bổ sung vào thức ăn cho cá bơn vĩ, tuy nhiên cần có những nghiên cứu sâu hơn nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung EDP lên khả năng tiêu hóa, đặc biệt là khả năng tiêu hóa chất xơ carbohydrate vì rong biển thường chứa hàm lượng cao các carbohydrates, polysaccharides và chất xơ.

Onlinelibrary
Đăng ngày 27/09/2017
HUỲNH NHƯ Lược dịch
Khoa học

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 12:00 13/01/2025

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

5 yếu tố "vàng" bà con cần lưu ý khi lựa chọn máy cho tôm ăn

Thức ăn chiếm tới 70% chi phí trong nuôi tôm – và đó cũng là lý do khiến nhiều hộ nuôi đau đầu với bài toán lợi nhuận. Bà con có biết, chỉ cần một chiếc máy cho tôm ăn tự động phù hợp, bạn có thể tiết kiệm hàng chục triệu đồng mỗi vụ, giảm lãng phí, tăng năng suất vượt trội?

Máy cho tôm ăn
• 22:05 15/01/2025

Các biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều loại bệnh. Sau đây là biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm vào ao nuôi.

Xử lý nước
• 22:05 15/01/2025

Giá cá tra xuất khẩu đầu năm 2025: Tín hiệu tăng trưởng lạc quan

Bước vào đầu năm 2025, thị trường cá tra xuất khẩu đang chứng kiến những tín hiệu tích cực. Sau giai đoạn suy giảm trong năm ngoái do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, giá cá tra hiện đang phục hồi ổn định và có xu hướng tăng.

Cá tra
• 22:05 15/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 22:05 15/01/2025

Vẹm xanh: Nhiều công dụng tuyệt vời với sức khức khỏe con người

Vẹm xanh – loài nhuyễn thể hai mảnh từ đại dương – không chỉ là món ăn giàu dinh dưỡng mà còn mang lại nhiều giá trị tuyệt vời cho sức khỏe. Với hàm lượng dinh dưỡng vượt trội, vẹm xanh thực sự xứng đáng được gọi là “siêu thực phẩm” cho sức khỏe.

Vẹm xanh
• 22:05 15/01/2025
Some text some message..