Anh nông dân Nghệ An nuôi chạch quế mát tay

Anh Đào Văn Thắng (xã Minh Sơn, Đô Lương, Nghệ An) nổi tiếng với mô hình nuôi chạch quế. Không chỉ hiệu quả trong nuôi thương phẩm, anh Thắng còn cho chạch sinh sản thành công.

Anh nông dân Nghệ An mát tay với nuôi chạch quế
Giá bán chạch quế hiện nay dao động 80.000 - 120.000 đồng/kg

Năm 2014, sau hai lần trắng tay với mô hình nuôi lươn, anh Thắng quyết định chuyển sang nuôi chạch quế.

Đầu tiên, anh ra một trung tâm giống tại Nam Định học hỏi mô hình nuôi chạch và mua 5.000 con giống với giá 3 triệu đồng, thả trên diện tích 2.500 m2 ao đất. Trước khi thả nuôi, ao được xử lý kỹ bằng vôi bột và men vi sinh trước khi thả chạch. Thấy chạch sinh trưởng tốt, anh Thắng tăng mật độ lên nhiều hơn; với 40.000 con giống sau 5 tháng thu hoạch được 1,4 tấn chạch thương phẩm, cho thu nhập gần 120 triệu đồng. Sau lứa nuôi đầu, anh đầu tư cứng hóa bờ ao bằng xi măng để tránh thất thoát con giống. Theo anh Thắng, chạch có sức đề kháng cao, quá trình nuôi cũng không phức tạp và đầu ra rất ổn định. Hiện nay, cung không đủ cầu, thương lái thường đến tận ao thu mua.

Nuôi cá chạch, quan trọng nhất là tìm được đầu ra ổn định để từ đó hạch toán. Với chạch quế, nếu nuôi đúng kỹ thuật, lãi ròng có thể trên 50%”, anh Thắng cho biết. Theo tính toán của anh, mật độ thả thích hợp đối với chạch quế là 60 vạn con/ha. Chạch được thả khi có kích thước bằng đầu đũa (1.000 con giống tương ứng 1 kg). Chi phí từ lúc nuôi đến khi xuất bán (4 - 5 tháng) gồm: 420 triệu tiền giống, 350 triệu tiền thức ăn và chi phí khác. Cá chạch có khả năng chống chịu tốt nên tỷ lệ thành công đạt trên 75%. Nếu nuôi tốt, sau 4 tháng xuất bán có thể đạt 18 - 20 tấn chạch thương phẩm. Giá bán hiện nay dao động 80.000 - 120.000 đồng/kg, tổng thu trên 1,9 tỷ đồng/ha; sau khi trừ các chi phí, người nuôi có thể lãi trên 1 tỷ đồng/ha/4 tháng. Mặt khác, cá chạch có thể nuôi 2 - 3 vụ/năm, vì vậy nếu nuôi đúng kỹ thuật và đầu ra ổn định, người nuôi sẽ lãi lớn. Ngoài ra, nếu tự ương được giống, lợi nhuận sẽ còn cao hơn nhiều. Bình quân, mua 20 vạn con giống với giá 4 triệu đồng, sau 1 tháng ương, nếu xác suất đậu chỉ đạt ở mức thấp nhất 5 vạn (25%), chi phí thức ăn chỉ 1 triệu đồng vì giai đoạn này chạch chủ yếu ăn phù du thì cũng bán được 35 triệu đồng tiền giống.

Nhờ nguồn lợi từ nuôi chạch giống, ngoài nuôi chạch thương phẩm, anh Thắng đã dành một ao nuôi cá chạch sinh sản. “Để cho chạch đẻ, sau 4 tháng nuôi chạch thương phẩm, tôi chọn con cái và đực khỏe mạnh, vớt nuôi riêng vào một bể với tỷ lệ đực : cái là 1/1-3. Khi chạch đẻ xong phải vớt trứng ra đưa vào lồng ấp, khoảng 3 ngày chạch nở. Khi chạch nở xong có thể thả ngay vào ao nuôi đã xử lý”, anh Thắng chia sẻ. Thức ăn hàng ngày của cá chạch chủ yếu thức ăn công nghiệp dạng viên nhỏ; ao nuôi phải trong sạch, không để thức ăn dư thừa gây ô nhiễm.

Được biết, thời gian tới, anh Thắng muốn tạo sự liên kết giữa nhiều hộ nuôi trong tỉnh để tạo ra chuỗi sản phẩm; từ đó, xây dựng thương hiệu cung cấp sản phẩm ra thị trường cả nước.

“Không nên nuôi cá chạch trên ao lớn mà phải chia thành từng ao nhỏ, tiện cho thu hoạch và chăm sóc. Thông thường, nếu mua chạch bột về nuôi, tỷ lệ thành giống 90 - 95% còn tỷ lệ chạch thương phẩm khoảng 75%. Sau 4 tháng xuất bán, chạch đạt trọng lượng 25 con/kg, người nuôi sẽ lãi lớn”, anh Thắng chia sẻ.

TSVN
Đăng ngày 31/08/2018
Xuân Trường
Nuôi trồng

Biết kháng sinh gây hại nhưng người nuôi vẫn bất chấp?

Việc người nuôi tôm hiện nay vẫn bất chấp sử dụng kháng sinh mặc dù biết rõ tác hại đã trở thành vấn đề nhức nhối. Kháng sinh, dù mang lại hiệu quả tạm thời trong việc điều trị bệnh, nhưng hệ quả lâu dài lại vô cùng tiêu cực. Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, tôm nhiễm kháng sinh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành nuôi tôm, khiến giá trị kinh tế giảm sút và cản trở sự phát triển bền vững. Tại sao người nuôi lại biết rõ những rủi ro nhưng vẫn tiếp tục hành vi này?

Kháng sinh
• 10:29 18/10/2024

Mô hình nuôi ghép đang sốt trở lại

Mô hình nuôi ghép thủy sản đang trở lại mạnh mẽ nhờ khả năng tối ưu hoá diện tích canh tác và giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng thủy sản.

Nuôi ghép
• 11:08 17/10/2024

Xóa đói giảm nghèo bằng ba ba núi

Xóa đói giảm nghèo bằng nuôi ba ba núi (còn gọi là ba ba đá hoặc ba ba rừng) là một mô hình kinh tế đầy tiềm năng ở nhiều vùng nông thôn và miền núi Việt Nam. Đây là loài ba ba được ưa chuộng vì giá trị kinh tế cao nhờ thịt ngon, bổ dưỡng, và được sử dụng trong y học cổ truyền. Việc nuôi ba ba núi không chỉ giúp tăng thu nhập cho các hộ gia đình mà còn tạo ra cơ hội việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững.

Baba núi
• 10:29 17/10/2024

Hiệu quả nuôi tôm kết hợp rong biển ở ĐBSCL

Mấy năm thực nghiệm nghiên cứu nuôi tôm kết hợp trồng rong biển ở Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, các nhà khoa học ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ vừa cho biết kết quả rất tốt.

Rong nho
• 09:49 17/10/2024

Thực trạng và hướng phát triển bền vững nuôi cá biển

PGS.TS Phạm Đức Hùng ở Viện Nuôi trồng Thủy sản thuộc Trường Đại học Nha Trang phân tích thực trạng nuôi cá biển hiện nay, từ con giống đến các đối tượng và hình thức nuôi còn nhiều hạn chế, từ đó đề xuất hướng phát triển bền vững.

Cá biển
• 11:38 18/10/2024

Biết kháng sinh gây hại nhưng người nuôi vẫn bất chấp?

Việc người nuôi tôm hiện nay vẫn bất chấp sử dụng kháng sinh mặc dù biết rõ tác hại đã trở thành vấn đề nhức nhối. Kháng sinh, dù mang lại hiệu quả tạm thời trong việc điều trị bệnh, nhưng hệ quả lâu dài lại vô cùng tiêu cực. Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, tôm nhiễm kháng sinh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành nuôi tôm, khiến giá trị kinh tế giảm sút và cản trở sự phát triển bền vững. Tại sao người nuôi lại biết rõ những rủi ro nhưng vẫn tiếp tục hành vi này?

Kháng sinh
• 11:38 18/10/2024

Nhìn bọt có thể đoán được môi trường ao nuôi đang tốt hay xấu hay không?

Nhìn vào hiện tượng bọt trong ao nuôi tôm có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng môi trường nước, từ đó giúp người nuôi đánh giá xem môi trường ao đang ở trạng thái tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải dựa vào các quan sát kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác, vì hiện tượng bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bọt ao nuôi
• 11:38 18/10/2024

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 11:38 18/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 11:38 18/10/2024
Some text some message..