Anh Rạng đã rạng

Sinh ra và lớn lên ở Đông Phong - một xã nghèo thuần nông của huyện Tiền Hải, từ nhỏ anh Nguyễn Hữu Rạng chỉ quen với cây lúa, củ khoai, con gà, con vịt. Sau khi học hết phổ thông, gia nhập quân đội, được đi đây đi đó anh mới thấy quê mình nghèo thật. Cũng từ đó, suy nghĩ làm giàu luôn nung nấu trong anh.

Anh Rạng đã rạng
Nhờ cần cù và ham học hỏi anh rạng đã đem lại thu nhập ổn định cho gia đình.

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ của một công dân với Tổ quốc, anh Rạng về quê xây dựng gia đình, cần mẫn làm ăn mong sao thoát khỏi cái đói, cái nghèo. Nhưng vì đất chật người đông nên để thoát nghèo là rất khó chứ chưa nói đến làm giàu. Anh bàn với gia đình đi xuất khẩu lao động ở Malaysia. 6 năm làm việc ở nước bạn, là bằng đó thời gian anh tự rèn luyện mình. Hết thời hạn lao động trở về quê hương, anh liền bắt tay ngay vào phát triển kinh tế nuôi ước mơ làm giàu. 


Trò chuyện với tôi anh bảo, những ngày đi cùng bạn bè ở ven biển Đồng Châu, cồn Vành anh thấy đất đai quê mình còn nhiều quá mà người dân thì chưa biết cách khai thác nên đất còn bỏ hoang nhiều, ngay cả những chỗ đang nuôi ngao, nuôi cá, nuôi tôm, cấy lúa thì hiệu quả cũng rất thấp. 

Ước mơ đến với những vùng đất khó ven đê, vùng đất bãi ven biển để làm giàu lóe lên trong đầu Nguyễn Hữu Rạng từ ngày đó. Anh bắt đầu đi tìm chỗ thuê đất, lúc đầu là thuê bãi để nuôi ngao nhưng do thời tiết không thuận lại cộng với thiếu kinh nghiệm nên thành công đã không đến với anh. Một phần vốn tích lũy được đã theo nước triều ra sông, ra biển. Thế mới biết làm giàu khó thật nhưng câu nói “có gan làm giàu” mà các cụ đã tổng kết từ nhiều đời vẫn văng vẳng trong anh. Anh bàn với vợ chuyển từ thuê bãi nuôi ngao sang thuê ao đầm nuôi cá.

Thực tế cho anh thấy, những khu ao đầm ở ven đê biển số 5, cạnh cống Lân II thuộc địa phận xã Nam Cường người dân đang nuôi tôm, cá nhưng hiệu quả không cao nên nhiều gia đình bỏ hoang. Anh cùng với vợ đi đến từng gia đình hỏi thuê lại những ao này. Có ao rồi, từ bài học thất bại của việc nuôi ngao đã dạy cho anh phải thận trọng hơn trong việc nuôi cá. 

Qua nghiên cứu thực tế cộng với tìm hiểu qua sách báo, nghe đài, xem tivi, anh quyết định nuôi nhiều loại cá khác nhau để khai thác thức ăn ở các tầng nước kết hợp nuôi cá truyền thống như cá trắm đen, trắm cỏ, chép, trôi, mè đan xen với những giống cá mới cho giá trị kinh tế cao, đang được thị trường ưa chuộng như cá vược, cá sủ, cá rô phi đơn tính. Trong các ao cũng không thả tràn lan mà phân ra ao nuôi cá ương, cá giống, ao nuôi cá thịt, ngay trong các ao nuôi cá thịt cũng phân ra có ao nuôi nhiều loại cá khác nhau, có ao chỉ nuôi một hoặc hai loại, từ đó có chế độ chăm sóc riêng để cá nhanh lớn đáp ứng nhu cầu của thị trường. 


Vừa làm vừa học, vừa rút kinh nghiệm, anh còn tìm đến với các chủ ao đầm trong và ngoài huyện, thậm chí đi cả Hải Phòng, Nam Định để trao đổi kinh nghiệm bàn cách liên kết làm ăn, mua và bán cá mỗi khi có nhu cầu. Cách làm này đã giúp cho anh Rạng vừa tăng nhanh được sản lượng cá nuôi, vừa tăng được thu nhập qua từng năm. Giờ đây vợ chồng anh đã yên tâm hơn với nghề nuôi cá và từng bước làm giàu từ cá.


Ở vùng đất bãi ven biển phía Đông của huyện Tiền Hải, Nguyễn Hữu Rạng đã từng bước tỏa sáng nhờ nghề nuôi cá. Tuy vậy, để làm giàu từ con cá thì con đường phía trước của vợ chồng anh còn nhiều vất vả, gian nan song với đức tính cần cù lao động, ham học hỏi của người dân vùng biển chắc chắn cùng với thời gian chặng đường phía trước của Nguyễn Hữu Rạng sẽ ngày càng rạng sáng hơn.

Báo Thái Bình
Đăng ngày 17/07/2018
Tuấn Dũng - Mạnh Thắng
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 22:59 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 22:59 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 22:59 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 22:59 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 22:59 26/11/2024
Some text some message..