Áp dụng công nghệ và quy trình bảo quản tiên tiến: Gia tăng giá trị hải sản sau đánh bắt

Theo các chủ tàu cá trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, hiện nay lượng cá sau khi đánh bắt vẫn còn phải bảo quản theo phương pháp truyền thống nên khả năng giữ lạnh thấp, ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành sản phẩm. Muốn khắc phục những hạn chế trên, cần áp dụng công nghệ và quy trình tiên tiến để bảo quản sản phẩm trên tàu cá.

bảo quản hải sản trên tàu
Phương pháp bảo quản hải sản trên tàu bằng đá xay và bằng ướp muối dẫn đến chất lượng thấp. Trong ảnh: Cá về bến tại cảng cá Long Hải (huyện Long Điền).

Thạc sĩ Bùi Văn Tùng, Phân viện nghiên cứu hải sản phía Nam cho biết, với kỹ thuật đánh bắt và bảo quản hải sản hiện nay, chất lượng cá bị giảm, chỉ đạt tiêu chuẩn đóng hộp. Với cách khai thác của Việt Nam, mỗi kg cá ngừ có giá trung bình 60.000 đồng, trong khi kỹ thuật được ngư dân Nhật Bản áp dụng thì giá cá gấp 10 lần Việt Nam. “Phương pháp bảo quản sản phẩm trên tàu bằng đá xay, bảo quản khô (phơi khô hoặc sấy khô) và bảo quản bằng muối (ướp muối) chưa đáp ứng được yêu cầu, dẫn đến chất lượng thấp”, thạc sĩ Bùi Văn Tùng cho hay.

Bên cạnh đó, hầm bảo quản lạnh của ngư dân hiện nay chủ yếu vẫn dùng vật liệu cách nhiệt là xốp ghép, khả năng giữ lạnh thấp, mức tiêu hao đá lớn nên ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Phương pháp sấy mực đang được sử dụng trên các tàu lưới kéo đôi, câu mực vẫn còn nhược điểm như thời gian sấy lâu, mực sấy trong hầm máy chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường (mùi dầu, khói, nước hầm máy). Ngoài ra, sản phẩm sau khai thác cũng bị ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường, khi nhiệt độ thấp thì thời gian sấy tăng lên dẫn đến tình trạng hải sản (mực) chưa đạt đến độ khô theo yêu cầu nhưng đã phải sấy mẻ khác, vì vậy màu mực dễ bị đỏ, giảm chất lượng và giá trị.

vận chuyển hải sản

Hiện nay, các tàu đánh bắt xa bờ chủ yếu dùng đá xay để ướp cá mà không có công đoạn làm lạnh từ từ nên dẫn đến chất lượng cá khi đưa vào bờ không tốt và giá thu mua thấp. Trong ảnh: Ướp cá để mang đi tiêu thụ tại cảng Bến Lội (huyện Xuyên Mộc).

Theo ông Tùng, để bảo quản tốt sản phẩm sau đánh bắt, các chủ tàu nên thay thế vật liệu cách nhiệt cho hầm bảo quản bằng vật liệu công nghệ cách nhiệt dưới dạng bọt xốp (PU), sử dụng thiết bị hạ nhiệt sản phẩm trước khi đưa vào hầm bảo quản, đồng thời thực hiện đúng quy trình sơ chế và bảo quản sản phẩm phù hợp với từng loại sản phẩm khai thác. Đối với bảo quản khô (chủ yếu cho mặt hàng mực ống), nên sử dụng thiết bị sấy chân không nhằm rút ngắn thời gian, không bị tác động của thời tiết cũng như môi trường xung quanh, cho chất lượng và giá bán cao hơn.

Ông Phạm Văn Trọng, chủ tàu lưới ghẹ ở TP. Vũng Tàu cho biết, phương pháp xây dựng hầm cá bảo quản bằng vật liệu PU giúp giữ lạnh rất tốt. Với phương pháp này, khối lượng nước đá mang theo sử dụng được đạt đến 95% (bình thường chỉ sử dụng đạt từ 60%-70%). Công nghệ mới dùng trong hầm chứa cá cách nhiệt bằng vật liệu PU giúp ngư dân tiết kiệm được một lượng lớn nước đá, đồng thời cá được bảo quản tươi nên giá bán cao hơn trước đây. Chi phí ban đầu làm hầm bảo quản theo phương pháp mới cao hơn từ 3-4 lần vật liệu truyền thống, nhưng tuổi thọ hầm chứa lại cao hơn 5 lần, với thời gian sử dụng từ 15-20 năm.

Nói về bảo quản khô, ông Trịnh Minh Cường, chủ tàu câu mực ở TP. Vũng Tàu cho biết, hiện nay các tàu thường sấy mực bằng phương pháp truyền thống (sử dụng ánh nắng mặt trời và nhiệt phát ra từ động cơ). Phương pháp này phụ thuộc vào thời tiết, trong khi sản phẩm mực sấy dễ dính mùi dầu, khói. “Chúng tôi biết dùng phương pháp sấy chân không là tốt, nhưng vì phương pháp truyền thống đã trở thành thói quen nên cũng khó thay đổi”, ông Cường nói.

Bên cạnh đó, nhiều chủ tàu cho rằng, khó khăn hiện nay của tàu cá sử dụng hầm bảo quản cũ là khi chuyển sang dùng hầm bảo quản theo phương pháp mới thì phải thay đổi một số bộ phận cũ trên tàu nên chi phí đầu tư cao hơn. Do vậy, tỉnh cần có chính sách hỗ trợ để ngư dân có điều kiện thay thế hầm bảo quản hải sản đánh bắt, nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập, yên tâm bám biển dài ngày.

Báo Bà Rịa - Vũng Tàu, 06/06/2014
Đăng ngày 07/06/2014
Sa Huỳnh
Đánh bắt

Những người gác đèn thầm lặng giữa biển khơi

Đối với những người đi biển, sau những ngày dài đánh bắt thuỷ sản trên biển, sau màn đêm đen bao phủ, khi họ nhìn thấy hải đăng tức là nhìn thấy nhà.

Người gác đèn hải đăng
• 14:38 27/01/2023

Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển

"Trước lá cờ Tổ quốc, ngư dân chúng tôi đồng lòng, phấn đấu vượt qua sóng gió muôn trùng để vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước. Mọi khó khăn, vất vả rồi cũng qua đi, lá cờ Tổ quốc vẫn mãi tung bay trước mũi tàu, cùng ngư dân vươn khơi, bám biển"

trao cờ cho ngư dân
• 13:32 17/06/2022

Tư duy hướng biển

"Tư duy hướng biển” được xác định là cơ sở để phát triển kinh tế biển và xa hơn với nhiều lĩnh vực. Ở Quảng Nam, tâm thức biển không chỉ tồn tại trong hành trình lịch sử vùng đất mà hướng biển và làm chủ biển luôn là trăn trở...

biển đảo
• 16:57 07/06/2022

Yêu cầu Trung Quốc không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Trước thông tin cuộc tập trận kéo dài 10 ngày trên Biển Đông, Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không có hành động làm phức tạp tình hình.

Lê Thị Thu Hằng
• 10:50 08/03/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 14:15 23/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 14:15 23/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 14:15 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 14:15 23/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 14:15 23/04/2024