Áp lực vụ cá Nam

Vụ cá Nam chính thức “mở biển” từ đầu tháng 4, nhưng ngư dân hiện đang đối mặt với nhiều áp lực, chủ yếu là do chi phí tăng và khan hiếm nguồn lao động đi biển.

Áp lực vụ cá Nam
Tàu cá của ông Châu Minh Hải, xã Phổ An (Đức Phổ) phải hoãn thời gian xuất bến, để đợi lao động.

Chi phí tăng

Sau khi giá xăng, dầu và điện điều chỉnh tăng, các mặt hàng phục vụ khai thác hải sản như đá cây, nước uống, gas cũng tăng mạnh.

“Trước đây, mỗi chuyến biển tốn gần 200 triệu đồng phí tổn, nhưng hiện giờ đã tăng lên 250 triệu đồng, trong khi việc khai thác ngày càng bấp bênh, do nguồn lợi hải sản giảm, sản lượng đánh bắt thấp, giá cả cũng thường xuyên biến động”, ngư dân Nguyễn Văn Hiền, ở xã Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi) cho biết. Mặc dù tiết kiệm khá nhiều chi phí nhiên liệu, nhờ hoạt động theo mô hình khai thác – hậu cần nghề cá, nhưng ông Hiền cũng đang gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo hoạt động cho 4 chiếc tàu công suất lớn.

Tàu cá của ông Châu Minh Hải, xã Phổ An (Đức Phổ) phải hoãn thời gian xuất bến, để đợi lao động.

Trong khi đó, ngư dân Nguyễn Quang, ở xã Phổ Thạnh (Đức Phổ) cũng chật vật quay vòng vốn ngay từ đầu vụ cá Nam. Chuyến biển “mở hàng” cho vụ cá Nam, tàu ông Nam thu chưa được 10 tấn cá, nên cả chủ tàu lẫn lao động đều kém vui vì thu nhập thấp.

“Nhà nước cần theo dõi diễn biến và nguồn lợi hải sản ở các ngư trường. Từ đó nghiên cứu, đánh giá và xác định vị trí, trữ lượng hải sản của các ngư trường rồi thông tin, hướng dẫn rộng rãi, giúp ngư dân thuận lợi trong quá trình tổ chức khai thác, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất”.

Ngư dân ĐỖ TRƯỚC, xã Bình Châu (Bình Sơn)

Thiếu lao động

Thiếu lao động đi biển là một trong những khó khăn lớn nhất của ngư dân trong 5 năm trở lại đây, nhất là vào mùa cao điểm. “Thông thường, những tàu khai thác hải sản xa bờ trên 15 ngày cần 10 - 12 lao động, nhưng do không tìm được người, nên đôi lúc có chỉ 5 - 7 lao động cũng phải xuất bến, dù biết hiệu quả sản xuất không cao”, chủ tàu Châu Minh Hải, ở xã Phổ An (Đức Phổ) cho biết. Vì thiếu lao động, kéo theo thời gian bám biển phải kéo dài hơn so với kế hoạch, nên ảnh hưởng đến chất lượng và giá bán sản phẩm.

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh, tình trạng thiếu lao động nghề cá đang là vấn đề nan giải, nhưng ngành thủy sản cũng lực bất tòng tâm. Bởi phần vì lực lượng lao động trẻ tuổi không muốn kế nghiệp nghề biển, mà muốn tìm việc trên bờ; phần do e ngại, vì chủ tàu chưa mạnh dạn ứng dụng công nghệ mới để tăng mức độ an toàn và hiệu quả sản xuất. “Giải quyết vấn đề này cần sự vào cuộc đồng bộ và phối hợp chặt chẽ của ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương, kịp thời tháo gỡ những khó khăn và vướng mắc; cũng như tham mưu, đề xuất các giải pháp để khắc phục”, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Phùng Đình Toàn cho biết.

Bên cạnh đó, các lực lượng chức năng cần củng cố hoạt động của các tổ, đội tham gia đánh bắt hải sản, để hỗ trợ nhau trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, nâng cao chất lượng kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu cá, đảm bảo kịp thời và hiệu quả thông tin giữa tàu cá và đất liền, góp phần nâng cao hiệu quả công tác cứu hộ, cứu nạn.

Báo Quảng Ngãi
Đăng ngày 24/04/2019
Mỹ Hoa
Đánh bắt

Tiềm năng của Astaxanthin trong kháng bệnh do Vibrio

Tiềm năng của astaxanthin khi hoạt động như một chất bảo vệ chống lại stress oxy hóa, giúp tăng đề kháng bệnh do Vibrio gây ra trên cá chẽm.

Astaxanthin
• 11:50 11/08/2021

Vắc xin kép S. agalactiae và S. iniae - Triển vọng phòng bệnh cao

Vắc xin kép S. agalactiae và S. iniae mang đến triển vọng phòng bệnh cao trên cá chẽm.

cá chẽm
• 18:27 22/07/2021

Liều lượng dùng rong nâu để kích thích miễn dịch cá chẽm

Rong nâu Sargassum polycystum mang đến tiềm năng kích thích miễn dịch trong nuôi cá chẽm.

cá chẽm
• 09:02 29/12/2020

Bài học Malaysia: Đừng để phải “gồng mình” chống kim loại nặng!

Nhiễm độc kim loại nặng trong sản phẩm thủy sản là mối nguy lớn. Tuy chưa chắc nồng độ cao đã có khả năng gây hại, nhưng kim loại nặng vẫn làm người tiêu dùng dè dặt hơn với thủy sản.

Cá chẽm.
• 10:46 15/10/2020

Lặn biển đêm bắt hải sâm gai: Nghề mưu sinh độc đáo của ngư dân Phú Quý

Lặn biển ban đêm để bắt hải sâm gai là một nghề truyền thống độc đáo của ngư dân đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận. Hoạt động này không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định mà còn góp phần bảo vệ hệ sinh thái biển.

Thợ lặn biển
• 09:58 22/04/2025

Các phương pháp đánh bắt thủy sản bền vững và thân thiện với môi trường

Trong bối cảnh nguồn lợi thủy sản toàn cầu đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt do khai thác quá mức, việc áp dụng các phương pháp đánh bắt bền vững và thân thiện với môi trường trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Tàu cá
• 09:59 24/03/2025

Bình Định: Huyện Phù Mỹ quyết chấm dứt tình trạng tàu cá ngắt kết nối thiết bị VMS

Những ngày qua, tình trạng tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình (VMS) trên địa bàn tỉnh Bình Định, đặc biệt là tại huyện Phù Mỹ, đang gây nhiều lo ngại.

Tàu đánh bắt cá Việt Nam
• 10:01 20/03/2025

Thu "đậm" sau mùa cá cơm tại Quảng Nam

Mùa cá cơm sau Tết mang lại niềm vui lớn cho ngư dân Quảng Nam khi sản lượng dồi dào, giá cả ổn định. Những chuyến tàu đầy ắp cá không chỉ giúp tăng thu nhập mà còn tạo thêm việc làm cho nhiều lao động ven biển.

Cá cơm
• 09:42 04/03/2025

Nhu cầu oxy cho tôm thẻ chân trắng và các vấn đề liên quan

Nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình thâm canh, thâm canh công nghệ cao, siêu thâm canh, do bà con thả nuôi mật độ cao, nên hàm lượng oxy hoà tan trong ao nuôi rất cần cho hoạt động sống, trao đổi chất, bắt mồi, tăng trưởng, khả năng đối phó dịch bệnh, thay đổi thời tiết, biến động thông số môi trường. Nhu cầu oxy của tôm thẻ chân trắng trong ao nuôi từ ≥ 6 mg/lít trở lên, trong quá trình nuôi, bà con đáp ứng đủ nhu cầu trên tôm phát triển tốt, tăng trưởng nhanh, ít bệnh, tỷ lệ sống cao. Ngược lại, oxy không đủ cung cấp theo nhu cầu, tôm còi cọc, chậm lớn, dễ nhiễm bệnh, tỷ lệ sống thấp.

Ao nuôi tôm
• 14:35 22/04/2025

Tôm chết nổi trên mặt nước

Một trong những hiện tượng nghiêm trọng và ám ảnh nhất chính là tôm chết nổi trên mặt nước. Đây không chỉ là dấu hiệu cho thấy sức khỏe đàn tôm đang bị đe dọa nghiêm trọng, mà còn là lời cảnh báo về một chuỗi vấn đề tiềm ẩn trong quy trình quản lý ao nuôi. Qua bài viết này, tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn đã tích lũy được trong quá trình nuôi, nhằm giúp bà con hiểu rõ nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả hiện tượng tôm chết nổi.

Tôm chết
• 14:35 22/04/2025

Lặn biển đêm bắt hải sâm gai: Nghề mưu sinh độc đáo của ngư dân Phú Quý

Lặn biển ban đêm để bắt hải sâm gai là một nghề truyền thống độc đáo của ngư dân đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận. Hoạt động này không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định mà còn góp phần bảo vệ hệ sinh thái biển.

Thợ lặn biển
• 14:35 22/04/2025

Gan tôm như thế nào gọi là xấu?

Gan tụy là cơ quan nội tạng quan trọng của tôm, đóng vai trò trong tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng và giải độc. Sức khỏe của gan tụy phản ánh trực tiếp tình trạng tổng thể của tôm nuôi. Gan tụy bị tổn thương không chỉ làm giảm tốc độ tăng trưởng mà còn khiến tôm dễ mắc các bệnh nguy hiểm như hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS).​

Tôm thẻ chân trắng
• 14:35 22/04/2025

Ốc sên tím Janthina janthina trôi dạt vào bờ biển gây xôn xao

Thời gian gần đây, cư dân mạng liên tục chia sẻ hình ảnh và video ghi lại một loài ốc sên biển có màu tím lạ mắt xuất hiện dọc theo các bờ biển.

Ốc tím
• 14:35 22/04/2025
Some text some message..