Áp thấp nhiệt đới giật cấp 9, có khả năng mạnh lên thành bão

Hồi 04 giờ ngày 06/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 11,3 độ Vĩ Bắc; 112,7 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Khánh Hòa đến Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng 410km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (tức là từ 50 đến 61 km một giờ), giật cấp 8, cấp 9.

Hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới
Hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới - Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương

 * Bão Haiyan giật cấp 16, tiến vào biển Đông

Theo bản tin phát lúc 5 giờ 30 ngày 6.11 của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hồi 4 giờ ngày 6.11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 11,3 độ vĩ bắc; 112,7 độ kinh đông, cách bờ biển các tỉnh Khánh Hòa đến Bà Rịa-Vũng Tàu khoảng 410 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (tức là từ 50 đến 61 km/giờ), giật cấp 8, cấp 9.

Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển nhanh chủ yếu theo hướng tây, mỗi giờ đi được khoảng 25-30 km và có khả năng mạnh lên thành bão.

Đến 16 giờ ngày 6.11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 11,4 độ vĩ bắc; 109,6 độ kinh đông, trên vùng ven biển các tỉnh Khánh Hòa đến Bà Rịa-Vũng Tàu. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km/giờ), giật cấp 9, cấp 10.

Trong khoảng 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây nam mỗi giờ đi được khoảng 25-30 km, đi vào đất liền các tỉnh nam Trung bộ và Nam bộ rồi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Đến 4 giờ ngày 7.11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 11,1 độ vĩ bắc; 106,2 độ kinh đông, trên vùng biên giới Việt Nam - Campuchia. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km/giờ), giật cấp 7, cấp 8.

Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, vùng áp thấp này tiếp tục di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây nam, mỗi giờ đi được khoảng 25 km, đi vào vịnh Thái Lan và có khả năng mạnh trở lại thành áp thấp nhiệt đới.

Đến 4 giờ ngày 8.11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 10,5 độ vĩ bắc; 100,5 độ kinh đông, trên vùng biển vịnh Thái Lan. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km/giờ), giật cấp 7, cấp 8.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới sau mạnh lên thành bão, vùng biển quần đảo Trường Sa ngày hôm nay còn có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8. Biển động mạnh. Vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Phú Yên đến Bà Rịa-Vũng Tàu (bao gồm cả huyện đảo Phú Quý) gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Biển động mạnh.

Từ chiều nay (6.11), vùng ven biển các tỉnh từ Phú Yên đến Bà Rịa-Vũng Tàu có gió mạnh dần lên cấp 6, vùng gần tâm bão cấp 7, cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Ở các tỉnh Nam bộ có gió giật cấp 6, cấp 7. Từ đêm nay, vùng biển Cà Mau, Kiên Giang và vịnh Thái Lan có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8. Biển động.

Ở các tỉnh nam Trung bộ, nam Tây nguyên và Nam bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Vùng ven biển các tỉnh từ Khánh Hòa đến Bình Thuận cần đề phòng nước dâng do bão kết hợp với triều cường cao 2,5-4 m

Bão Haiyan giật cấp 16, tiến vào biển Đông

Hồi 4 giờ ngày 6.11, bão Haiyan có vị trí ở vào khoảng 7,3 độ vĩ bắc; 140,5 độ kinh đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, giật cấp 15, cấp 16. Dự báo bão Haiyan sẽ di chuyển nhanh theo hướng tây tây bắc với tốc độ khoảng 25 km một giờ và còn tiếp tục mạnh thêm. Như vậy, khoảng đêm 8.11, cơn bão này có khả năng đi vào biển Đông.

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 06/11/2013
P.H
Môi trường

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 10:10 22/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 10:48 15/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 02:49 19/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 02:49 19/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 02:49 19/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 02:49 19/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 02:49 19/02/2025
Some text some message..