Áp thuế cá tra, cá basa Việt Nam: Một quyết định mâu thuẫn

Tổng Thư ký VASEP cho rằng, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã có quyết định chưa hoàn toàn khách quan, thậm chí áp đặt.

san xuat ca tra viet nam
Quyết định của DOC gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu và người nuôi cá tra, ba sa Việt Nam

Liên quan đến mức thuế sơ bộ khá cao mà Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa đưa ra với mặt hàng cá tra, basa xuất khẩu từ Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có ý kiến phản đối và cho rằng, việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ sử dụng Indonesia làm quốc gia thay thế để tính giá trị đầu vào đối với cá tra Việt Nam là không nhất quán. Phóng viên VOV phỏng vấn ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP về vấn đề này.

PV: Việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ quyết định lựa chọn Indonesia làm nước thay thế để tính toán biên độ phá giá và áp mức thuế chống bán phá giá, được cho là một quyết định bất ngờ và nhiều mâu thuẫn. Ông có thể phân tích cụ thể vấn đề này?

Ông Trương Đình Hòe: VASEP hết sức bất ngờ và bất bình trước việc DOC đột ngột chọn quốc gia thay thế trong đợt xem xét hành chính lần thứ 9 đối với vụ kiện cá tra xuất khẩu vào Hoa Kỳ.

Tháng 11/2012, Bộ Thương mại Hoa Kỳ xác định 6 quốc gia để làm quốc gia thay thế áp cho vụ kiện cá tra của Việt Nam, trong đó không có Indonesia. Nhưng trong quyết định sơ bộ lần này họ lại đưa Indonesia vào làm quốc gia thay thế tính toán. Họ sử dụng số liệu từ Indonesia có những điểm không tương đồng với Việt Nam. Như vậy khiến cho mức thuế cao. Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã có những quyết định mà chúng tôi cho rằng có thể chưa hoàn toàn khách quan, thậm chí áp đặt. Có thể DOC đang phải chịu áp lực chính trị khá lớn từ Hiệp hội cá nheo Hoa Kỳ, phía nguyên đơn trong vụ kiện này.

PV: Ông có thể cho biết mức thuế mà Bộ Thương mại Mỹ đưa ra, và với mức thuế này sẽ tác động như thế nào đối với doanh nghiệp cũng như ngành sản xuất chế biến, xuất khẩu cá tra Việt Nam, thưa ông?

Ông Trương Đình Hòe: Theo kết quả mà họ công bố ngày 4/9, trong giai đoạn xem xét hành chính lần thứ 9 từ ngày 1/8/2011 đến 31/7/2012, thuế chống bán phá giá sơ bộ được áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam cụ thể là: 1 công ty bị đơn bắt buộc là 0,42 USD/kg; 1 công ty khác là 2,15 USD/kg. Các doanh nghiệp còn lại ở mức 0,99 USD/kg.

Các bị đơn bắt buộc đã phải chịu thuế cao hơn so với kỳ xem xét hành chính lần thứ 8. Các các doanh nghiệp bị đơn tự nguyện thì mức thuế có thấp hơn một chút nhưng vẫn quá cao. Với mức thuế sơ bộ cao như thế này cho thấy áp lực từ phía Hiệp hội Cá nheo Hoa Kỳ đối với Bộ Thương mại Mỹ khá lớn, nên có thể khiến cho làm sai lệch kết quả trong giai đoạn cuối cùng, sẽ là khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu.

Đồng thời, cũng ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng trong ngành công nghiệp cá tra, cá basa nói chung ở Việt Nam. Bởi vì hiện nay thị trường Hoa Kỳ là thị trường quan trọng của xuất khẩu cá tra Việt Nam.

PV: Được biết, đây là phán quyết sơ bộ, vẫn còn 120 ngày nữa để xem xét. Vậy VASEP sẽ có những hành động như thế nào để bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp Việt Nam?

Ông Trương Đình Hòe: Với kinh nghiệm theo đuổi vụ kiện này trong suốt 10 năm qua, hiện nay các doanh nghiệp cũng đang tích cực cùng luật sư để xem xét vấn đề pháp lý về các số liệu của quá trình nuôi, chế biến để chứng minh về giá thành của hoạt động sản xuất, xuất khẩu cá tra phi lê.

Đồng thời, nghiên cứu các số liệu của Indonesia và yêu cầu DOC không sử dụng Indonesia cho đợt xem xét hành chính lần này. Yêu cầu DOC sử dụng các quốc gia trong danh sách. Hiện nay tập trung bổ sung số liệu cần thiết của Bangladesh, và các quốc gia liên quan để có được thông tin đầy đủ, để từ đó có mức thuế tốt hơn.

Doanh nghiệp và VASEP cũng tập trung phối hợp  với Hiệp hội Thủy sản Hoa Kỳ và các doanh nghiệp nhập khẩu Hoa Kỳ có tiếng nói đầy đủ đến được với Bộ Thương mại Hoa Kỳ để có đánh giá khách quan và công bằng hơn đối với cá tra Việt Nam. Thông thường trong các kỳ xem xét hành chính gần đây, quyết định sơ bộ họ chọn quốc gia A thì nhưng đến kết luận lại thay đổi quốc gia khác. Hy vọng kết quả sơ bộ lần này chọn Indonesia sẽ được xem xét và điều chỉnh đúng và kịp thời trong tháng 3 năm 2014.

PV: Vâng, xin cảm ơn ông!

VOV- Trung tâm Tin
Đăng ngày 07/09/2013
Việt Hà
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 07:32 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 07:32 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 07:32 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 07:32 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 07:32 26/11/2024
Some text some message..