“Bà đẻ” của lươn

Với khả năng tự tìm tòi, nghiên cứu, hiện kỹ sư Đoàn Kim Sơn đã “tấn công” sang cả lĩnh vực sản xuất lươn giống.

ương lương bột
Kỹ sư Đoàn Kim Sơn (trái) giới thiệu lươn bột do cơ sở của anh sản xuất

“Mấy tháng qua, gần 100.000 con lươn giống lút chút như thế này đã được “xuất ngoại” sang Nhật Bản rồi đấy!”. Vừa vớt những con lươn bột nhỏ xíu trong thau lên, kỹ sư Đoàn Kim Sơn, giảng viên Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, vừa trò chuyện. Bên cạnh công việc của một người thầy, kỹ sư Sơn còn là chủ trang trại Sơn Ca 1 (huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) và Sơn Ca 2 (huyện Hóc Môn, TP HCM).

Đã quyết thì phải làm đến cùng

Sơn từng được biết đến là người học ngành hóa nhưng lại có tài nuôi cho sinh trưởng và sinh sản các loại kỳ đà, ếch Thái Lan, chồn hương… Với khả năng tự tìm tòi, nghiên cứu, hiện anh “tấn công” sang cả lĩnh vực nuôi cho sinh trưởng và sinh sản lươn.

Kỹ sư Đoàn Kim Sơn SN 1983 tại huyện Chợ Gạo. Chàng trai quê gốc miền Tây này đã có quá trình khởi nghiệp từ những năm còn ngồi trên ghế giảng đường. Năm 2001, đang là sinh viên năm thứ nhất ĐH Nông Lâm TP HCM, do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, anh xin theo các thầy cô ở Khoa Thủy sản làm thêm.

“Công việc của tôi là tham gia thực hiện các đề tài cho thử nghiệm sinh sản ếch Thái Lan. Công việc này mang lại cho tôi một khoản tiền để trả học phí và để dành” - Sơn nhớ lại. Từ năm thứ hai ĐH, với vốn kiến thức học được từ quá trình tham gia cùng các thầy cô, anh thuê một miếng đất nhỏ ở TP để thử nghiệm sinh sản ếch Thái Lan và lươn. Tiếp đó, anh lại thuê đất ở Long An để thử nghiệm nuôi cho sinh trưởng và sinh sản rắn ri voi, rắn ráo trâu, kỳ đà.

“Không phải thành công đến với tôi liền. Cũng có những thất bại khiến tôi tuyệt vọng, bị stress trầm trọng” - kỹ sư Sơn bồi hồi nhớ lại lúc gian nan khởi nghiệp. Khi ấy, các loài như ếch, rắn, kỳ đà..., anh đều dần dần nuôi và cho đẻ được. Tuy nhiên, đối với việc nuôi lươn, kể cả nuôi sinh trưởng và sinh sản, thì anh liên tiếp thất bại. “Cái cảm giác đau đắng họng khi nhìn lươn chết thối cả ao nuôi đến bây giờ vẫn còn ám ảnh tôi”- anh nói.

Một chuyện ít ai biết là có lúc Sơn đã gần như trắng tay vì lươn. Lươn chết, từ số vốn khoảng 800 triệu đồng tích cóp bao năm, anh chỉ còn lại đúng 20 triệu đồng. Nhiều  người khuyên Sơn bỏ lươn, chỉ tập trung vào rắn, kỳ đà - những thứ đã nuôi được nhưng anh không chịu. Sơn quyết tâm phải làm đến cùng, làm cho lươn đẻ được. “Mẹ thất bại” cuối cùng cũng đã “đẻ” cho anh đứa con thành công mang tên “lươn bột”.

Bạn tốt của nông dân

Về chuyện nuôi cho lươn sinh sản thành công của kỹ sư Sơn, ông Nguyễn Sỹ Phước - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hóc Môn, TP HCM - cho biết: “Lươn là loài nuôi cho sinh trưởng thì không khó lắm. Tuy nhiên, nuôi ép lươn bột để cung cấp con giống hàng loạt ra thị trường thì trên địa bàn huyện Hóc Môn, ngoài anh Sơn, tôi chưa thấy ai làm được”.

Theo ông Phước, hiện nay, anh Sơn đang bao nuôi và bao tiêu cho nhiều hộ nông dân trong và ngoài huyện, cả ở các tỉnh, thành khác. “Các hộ muốn nuôi cứ gửi mẫu nước ao đến cho tôi. Tôi sẽ đo, chỉnh độ PH lại cho phù hợp. Trong quá trình nuôi lươn bột do cơ sở của tôi cung cấp, chết con nào tôi đền con đó” - kỹ sư Sơn khẳng định.

Theo ông Nguyễn Văn Hoài, một nông dân ở tỉnh Bến Tre, ông đã nuôi thử hơn 300 kg lươn giống do cơ sở của kỹ sư Sơn cung cấp và đã xuất gần 2 tấn lươn thịt. Trong quá trình nuôi, số lươn giống này chỉ  chết vài con. “Trước đây, tôi nuôi lươn con bắt từ thiên nhiên. Chất lượng của nguồn con giống này thất thường lắm. Chúng dễ chết do đa số đều bị chích điện hoặc trầy xước” - ông Hoài cho biết.

“Ngoài bao nuôi, kỹ sư Sơn còn có vựa ở chợ đầu mối nông sản thực phẩm Bình Điền, TP HCM để bao tiêu luôn cho bà con với giá cả hợp lý. Đây quả thật là cách làm hay, có lợi cho những hộ muốn tận dụng nguồn cá, ốc, rau để nuôi lươn tăng thêm thu nhập” - ông Nguyễn Sỹ Phước nhận xét.

Muốn giúp nông dân tăng thu nhập

Vừa qua, vài doanh nghiệp Nhật Bản muốn mua lại quy trình sản xuất lươn giống của kỹ sư Đoàn Kim Sơn nhưng anh chưa đồng ý bán. Kỹ sư Sơn cho biết: “Tôi muốn giữ quy trình này để thu lại số vốn đã bỏ ra cho con lươn từ trước đến nay. Điều quan trọng là tôi muốn giúp các hộ nông dân tăng thu nhập bằng nuôi lươn một cách căn cơ. Căn cơ ở đây là tôi vừa bao nuôi, vừa bao tiêu sản phẩm”.

NlĐ
Đăng ngày 09/06/2013
NHẬT THANH
Nuôi trồng

Tạo thói quen kiểm tra môi trường nước nuôi tôm thường xuyên

Môi trường nước ổn định và sạch sẽ giúp tôm sinh trưởng khỏe mạnh, hạn chế dịch bệnh và mang lại sản phẩm chất lượng cao. Ngược lại, môi trường nước bị ô nhiễm hoặc không đạt chuẩn có thể gây hại cho sức khỏe của tôm, thậm chí làm suy giảm năng suất hoặc dẫn đến thất thoát toàn bộ vụ mùa.

Thăm nhá tôm
• 11:48 02/12/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 09:59 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 11:06 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 10:06 28/11/2024

Tạo thói quen kiểm tra môi trường nước nuôi tôm thường xuyên

Môi trường nước ổn định và sạch sẽ giúp tôm sinh trưởng khỏe mạnh, hạn chế dịch bệnh và mang lại sản phẩm chất lượng cao. Ngược lại, môi trường nước bị ô nhiễm hoặc không đạt chuẩn có thể gây hại cho sức khỏe của tôm, thậm chí làm suy giảm năng suất hoặc dẫn đến thất thoát toàn bộ vụ mùa.

Thăm nhá tôm
• 22:40 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 22:40 02/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 22:40 02/12/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:40 02/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 22:40 02/12/2024
Some text some message..